Quốc gia cắt điện, người dân Trung Quốc mừng “Quốc khánh” đen

Nhan Thuần Câu

Do bị cắt điện, cả nước Trung Quốc chìm trong bóng tối. Người dân khốn khổ không nói lên lời, chính quyền bất lực bó tay. Vào thời khắc “trọng đại” kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người Trung Quốc lại phải trải qua một “Lễ Quốc khánh” đen tối.

Ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường tại tại tiệc chiêu đãi Quốc khánh ở Đại lễ đường Nhân dân (Nguồn: Chụp màn hình video)

Hình thế khó khăn không phải mới bắt đầu từ ngày hôm nay. Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, tình hình đã có chiều hướng xấu đi. Những chữ “Bốn đại tự tin” vẫn còn văng vẳng bên tai, nhưng đủ mọi rắc rối cứ nối gót nhau mà đến. Khẩu hiệu “Đông thăng, Tây giáng” (Phương Đông nổi lên, phương Tây mất vị thế) trở thành thuốc phiện chính trị. “Giải pháp của Trung Quốc” không thể tự giải quyết được vấn đề của mình. Đến nay, cả nước đang phải đối mặt với thảm họa mất điện tồi tệ nhất trong lịch sử, gây náo động cả trong và ngoài nước.

Ngày nay, chứng mất trí nhớ, sự thất tín của chính phủ, mất cân bằng kinh tế, và mất trật tự xã hội, đã là chuyện bình thường. “Tứ đại tự tin” được thay thế bằng “Tứ đại thất hành” (bốn điều mất cân bằng). Còn “Trung Quốc thịnh vượng” lại thể hiện một cảnh tượng ngày tận thế đáng lo ngại.

Ông Tập Cận Bình chí lớn tài mọn, từ khi lên chấp chính đã nắm quyền, lạm quyền, đấu đá từ trong ra ngoài. Điều này đã khiến uy tín của ông Tập rớt thảm hại. Các biện pháp chính sách đối nội và đối ngoại hoàn toàn không phù hợp, đấu đá lẫn nhau, không đánh mà tự loạn.

Hoàn cảnh bên ngoài ác liệt, lẽ ra nên giữ gìn sự an định, lấy lui mà tiến. Tuy nhiên, ông Tập lại thẳng tay đàn áp các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra làn song thất nghiệp và đào hố chôn cho sự thông suốt trong nội bộ.

Tình hình xuất khẩu mới được cải thiện, ông Tập lại dùng bạo lực kiểm soát dịch bệnh, bóp nghẹt cửa khẩu, phong tỏa hàng hóa, áp đặt các biện pháp trừng phạt theo đà cấm nhập khẩu than của Úc, và gây ra tình trạng thiếu hụt điện. Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, ông Tập lại tăng cường bảo vệ môi trường, khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Tình hình bất ổn chính là lúc trên dưới phải đồng lòng, nhưng ông Tập lại mạnh tay thanh trừng các quan chức và khiến họ ăn ngủ bất an.

Ông Tập Cận Bình luôn làm những điều ngớ ngẩn mà ông ấy không thể vượt qua. Chứng mất trí nhớ ở đây là nói về ông ấy.

ĐCSTQ khét tiếng vì sự thất tín của mình. Tuyên bố chung Trung-Anh bị xé bỏ một cách trắng trợn. Việc ký kết các hiệp ước nhân quyền không bao giờ có giá trị. Cuộc chiến chống tham nhũng được sử dụng để loại bỏ kẻ thù chính trị. Việc xóa đói giảm nghèo luôn được mang ra để khoe khoang trong gian lận.

Mô hình Trung Quốc hóa ra là để tước đoạt tự do và quyền của người dân. Việc cai trị dân hóa ra là để đàn áp các yêu cầu của người dân. Xã hội có vấn đề thì không đi giải quyết bản thân vấn đề, mà lại xử lý chính người dám nêu ra vấn đề. Viễn cảnh tươi đẹp của chủ nghĩa cộng sản được rao giảng, trong thực tế lại là việc chính quyền các cấp duy trì sự ổn định bằng bạo lực.

Nền kinh tế là một hệ thống lớn mang tính vĩ mô. Các yếu tố khác nhau cần được đảm bảo vận hành một cách cân đối. Hễ rút dây là động rừng, sai một ly là đi một dặm. Chủ trương của ông Tập Cận Bình là thổi gió không phương hướng, mỗi ngày một kiểu, nghĩ gì làm nấy, chắp vá, chính sách trước sau bất nhất, diệt trừ lẫn nhau.

Vì lo lắng về tình trạng thất nghiệp trong suy thoái kinh tế, ông đã thẳng tay đàn áp các công ty tư nhân để giành bát cơm của họ. Khi nền kinh tế co cụm, doanh nghiệp rời đi, ông lại cấm điện trên toàn quốc, khiến các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải lạnh sống lưng. Phàm mọi việc đều mang tính toán chính trị, chứ không phải giải bài toán kinh tế. Sau cùng, cả kinh tế và chính trị đều cùng được dùng để thanh trừng.

Chừng nào nền kinh tế còn tăng trưởng với tốc độ thấp, chừng nào cán cân tổng thể không phải là vấn đề lớn thì điều tệ nhất là mất cân bằng, bất ổn, khó khăn chồng chất bủa vây tứ bề. Khi đó chính phủ cũng đành lực bất tòng tâm, mặt ủ mày chau.

Thứ nhất là chính trị, thứ hai là duy trì ổn định, thứ ba là quân sự, thứ tư là ngoại giao. Còn chuyện sinh kế của người dân, không biết được xếp vào thứ hạng nào?

Đời sống của người dân ngày càng sa sút. Chính trị thụt lùi, người dân bi quan về tương lai. Chính quyền cướp bóc mồ hôi nước mắt của dân. Của cải của dân bị thu hẹp, làn sóng thất nghiệp và cắt giảm lương đang quét ngang khắp đất nước. Sức tiêu thụ giảm hơn một nửa, và bị tẩy não bằng những lời dối trá và che đậy sự thật, đổi trắng thay đen, thị phi điên đảo. Tư tưởng của người dân hỗn loạn, không biết phải trông cậy nơi đâu.

Sự rối loạn trong đời sống nhân dân, thể hiện ở việc tồn đọng những mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt. Xã hội ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề, ngân khố của chính phủ lại trống rỗng. Sự bất bình của công chúng không thể bị dập tắt bằng tiền, chính quyền chỉ có thể dùng bạo lực để duy trì chế độ cai trị. Ngay cả giáo viên và bác sĩ cũng đòi trả lương, thì có thể tưởng tượng ra tình huống đã tồi tệ đến mức nào.

Trung Quốc rộng lớn đang hỗn loạn và chính phủ không biết phải bắt đầu từ đâu. Có quá nhiều rắc rối chồng chéo như tơ vò, chuyện cũ chưa qua, chuyện mới đã ập đến. Khó khăn bên trong và bên ngoài đan xen chồng chéo. Xung đột giữa chính quyền trung ương và địa phương thường xuyên xảy ra.

Đại quân của các nước phương Tây đã áp sát biên giới. Lòng quân, lòng dân trong nước đều bất ổn. Ông Tập Cận Bình vẫn đang mơ giấc mơ về một thế hệ anh hùng hào kiệt, nhưng ông Lý Khắc Cường lại phờ phạc tiều tụy, mặt ủ mày chau.

Vấn đề lớn nhất không phải là khó khăn. Bởi khó khăn dẫu lớn đến mấy, cũng chỉ như cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sau Cách mạng Văn hóa. Nếu trên dưới đồng lòng, trong ngoài đoàn kết, thì khó khăn sẽ chỉ là tạm thời và đều có thể vượt qua.

Trong hơn 40 năm cải cách và mở cửa, có bước đi nào không gặp phải khó khăn? Lũ lụt trên sông Trường Giang, động đất ở Tứ Xuyên, khủng hoảng tài chính châu Á, khủng hoảng kinh tế Mỹ, vụ đánh bom Đại sứ quán Nam Tư, vụ va chạm giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Mỹ, hết thảy mọi chuyện đều vô cùng thống khổ. Tuy nhiên, tổng thể vẫn điều chỉnh tốt, khó khăn cũng đã qua đi.

Vấn đề lớn nhất hiện nay chính là ĐCSTQ bị ám ảnh tâm trí và đã đi vào ngõ cụt của chủ nghĩa xã hội. Họ chỉ quan tâm đến sự tồn vong và chế độ độc tài độc đảng, mà không màng đến sự sống chết, họa phúc của 1,3 tỷ dân. Năm xưa khi cải cách và mở cửa, lợi ích của ĐCSTQ và người Trung Quốc đã đồng nhất với nhau. Ngày nay, chế độ độc tài bạo tàn đã đóng cửa đất nước, ý đảng lòng dân chia hai hướng.

Kẻ được lòng dân ắt có được thiên hạ, kẻ mất lòng người sẽ mất đi thiên hạ. Đây là chân lý tự thiên cổ. Không gì quan trọng hơn việc thu phục lòng người, không gì chí mạng hơn việc đánh mất lòng dân. ĐCSTQ vẫn quyết tâm đi theo con đường riêng của mình, sử dụng tẩy não và bạo lực để duy trì sự thống trị. Ngày nay, nền tảng cầm quyền này đang bị lung lay, họ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, đến đường lui cũng chẳng còn. Con đường này của ĐCSTQ không thể bước tiếp.

Bà Thái Hà, một cựu giáo sư tại Trường Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, người hiện đang sống lưu vong, gần đây đã nhắc nhở Chính phủ Hoa Kỳ rằng cần phải chuẩn bị cho sự sụp đổ của ĐCSTQ. Nhiều nhà bình luận ở nước ngoài, ngày càng coi sự sụp đổ này ắt sẽ xảy ra một ngày trong tương lai gần. Khi nhiều người nghĩ rằng một điều gì đó sẽ xảy ra, việc rất có thể sẽ xảy ra.

Người ta từng nói rằng thế hệ của chúng ta sẽ không nhìn thấy sự sụp đổ của ĐCSTQ. Có vẻ như lập luận này cần được sửa lại.

Nhan Thuần Câu/ Vision Times

Related posts