ĐCSTQ tiếp tục cử 20 chiến đấu cơ đến quấy nhiễu Đài Loan

Du Miên

ĐCSTQ tiếp tục cử 20 chiến đấu cơ đến quấy nhiễu Đài Loan
Hình ảnh tiêm kích J-16 của quân đội Trung Quốc xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không Tây Nam của Đài Loan hôm 15/6/2021. (Ảnh từ trang web Bộ Quốc phòng Đài Loan www.mnd.gov.tw)

ĐCSTQ đã cử thêm 20 chiến đấu cơ đến Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan vào ngày 2/10, chỉ một ngày sau khi chế độ này triển khai 38 máy bay chiến đấu đến quấy nhiễu đảo quốc này trong cuộc phô trương lực lượng lớn nhất cho đến nay.

Trong một tuyên bố của chính phủ đưa ra vào ngày 2/10, quân đội Đài Loan cho biết, phi đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gồm 14 máy bay phản lực J-16, 4 máy bay SU-30 và 2 máy bay chống tàu ngầm. Cuộc xâm phạm này tiếp nối màn phô diễn lực lượng lớn nhất của ĐCSTQ trong năm nay, sau khi chế độ độc tài này gửi hàng chục máy bay phản lực quân sự tới đây, bao gồm nhiều máy bay ném bom H-6 có khả năng hạt nhân hóa.

Đài Loan cho biết, họ đã đáp trả cuộc xâm nhập bằng cách triển khai lực lượng tuần tra trên không và theo dõi máy bay của ĐCSTQ trên các hệ thống phòng không của mình, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan.

Đài Loan cho biết, cuộc xâm nhập của ĐCSTQ hôm 1/10 diễn ra trong 2 đợt, và xảy ra vào cùng ngày tổ chức lễ kỷ niệm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức tiếp quản Trung Quốc đại lục vào cuối những năm 1940. Trong cuộc diễn tập đầu tiên của ĐCSTQ, 25 máy bay chiến đấu đã vượt qua Vùng Nhận dạng Phòng không (Air Defense Identification Zone – ADIZ) của Đài Loan, quốc đảo này cho biết. Đội chiếu đấu cơ thứ hai của ĐCSTQ bao gồm thêm 13 máy bay vào cuối đêm đó.

Vùng Nhận dạng Phòng không (Air Defense Identification Zone – ADIZ) là một khu vực cụ thể nằm ngoài lãnh thổ có chủ quyền của một quốc gia mà tại đó, quốc gia này sẽ yêu cầu các máy bay phải xác định danh tính, vị trí và kiểm soát không lưu của máy bay, vì lợi ích an ninh quốc gia của nước này.

Hôm 2/10, Đài Loan đã gay gắt chỉ trích ĐCSTQ sau cuộc xâm nhập ngày hôm trước. Quốc đảo tự trị này đã phàn nàn về việc trong vòng hơn một năm qua, không quân của ĐCSTQ vẫn lặp đi lặp lại hành vi xâm nhập bất thiện ý này. Phi đội của Trung Quốc thường tiến vào phần phía tây nam của ADIZ Đài Loan, gần quần đảo Pratas do quốc đảo này kiểm soát. Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương nói với các phóng viên hôm 1/10 rằng: “Trung Quốc đã cố tình tham gia vào các hành động gây hấn quân sự, gây tổn hại đến hòa bình khu vực”. Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (giữa) đến Quốc hội ở Đài Bắc vào ngày 24/9/2021. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

Lô máy bay đầu tiên của ĐCSTQ bay ở khu vực gần quần đảo Pratas, với 2 phi cơ ném bom bay gần đảo san hô nhất, theo bản đồ do Bộ Quốc phòng Đài Loan phát hành. Nhóm thứ hai bay xuống Kênh Bashi ngăn cách Đài Loan với Philippines, một tuyến đường thủy quan trọng nối Thái Bình Dương với khu vực Biển Đông đang có nhiều tranh chấp.

ĐCSTQ đã điều máy bay quân sự tới quốc đảo tự trị, với lý do từ tuyên bố của họ rằng quốc đảo này là một phần lãnh thổ do chế độ này cai trị. Bắc Kinh tiến hành động thái này gần như hàng ngày trong vài năm qua, và tăng cường việc quấy nhiễu quân sự bằng các cuộc tập trận. Một máy bay chiến đấu J-15 hạ cánh trên tàu sân bay hoạt động duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh, trong một cuộc tập trận trên biển vào ngày 24/4/2018. (AFP qua Getty Images)

ĐCSTQ vẫn luôn tuyên bố rằng Đài Loan là lãnh thổ của mình, mặc dù trên thực tế hòn đảo này là một quốc gia tự quản từ năm 1949, và ĐCSTQ chưa bao giờ nắm quyền điều hành Đài Loan. Tuần trước, chế độ độc tài này đã điều động 24 chiến đấu cơ tiến về phía Đài Loan, một ngày sau khi quốc đảo này nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP) — một nhóm thương mại mà ĐCSTQ cũng nộp đơn xin gia nhập.

Bắc Kinh coi bất kỳ sự tương tác nào giữa chính phủ các quốc gia khác với Đài Loan là một lời thách thức đối với chủ quyền của chế độ này. Nó tìm cách bóp nghẹt không gian quốc tế của Đài Loan, cố gắng cô lập nền dân chủ châu Á khỏi các nhóm toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Chế độ Trung Quốc cũng gây hấn với các quốc gia muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan, như Litva và Nhật Bản, những nước đã tài trợ vaccine cho Đài Loan trong năm nay.

Theo Epoch Times tiếng Anh

Related posts