Hồi ức của người Duy Ngô Nhĩ: Người Hán đầu tiên trong làng chúng tôi

Hoàng Mai

Người Duy Ngô Nhĩ giản dị chất phác và hiếu khách. (Andrew Wong / GettyImages)

Vào khoảng cuối những năm 1960, có một người Hán ăn xin trong làng, không biết anh ta đến từ đâu. Lúc đầu, anh ta có thể nói một vài câu bập bẹ tiếng Duy Ngô Nhĩ. Nhưng điều khiến những người Duy Ngô Nhĩ trong làng ngạc nhiên là, anh ta có thể làm cử chỉ cầu nguyện của những người ăn xin Hồi giáo, và tụng niệm một số từ.

Nơi sinh của tôi – làng Khúc Lỗ Hải, nằm ở phía đông nam của thành phố Y Ninh (Châu tự trị Y Lê), cách thành phố Y Ninh khoảng 30 km. Thị trấn Khúc Lỗ Hải được hình thành bởi sông Khúc Lỗ Hải đổ xuống từ hẻm núi Thiên Sơn, uốn lượn từ đông sang tây, từ cao xuống thấp và trải dài về phía huyện Y Ninh, được bao quanh bởi núi và sông, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.

Khi tôi rời Khúc Lỗ Hải vào đầu những năm 1970, người Duy Ngô Nhĩ nhìn chung rất nghèo. Nhưng bởi vì mỗi gia đình ở Khúc Lỗ Hải đều có một vườn cây ăn quả, lớn hay nhỏ, với trái cây tươi và rau vào mùa hè, và tất cả các loại trái cây khô vào mùa đông, nên người dân trong làng vẫn có thể đủ ăn.

Vườn cây ăn quả của ông nội tôi rất rộng, và có một con sông nhỏ uốn lượn qua vườn. Mùa hè, mùa dưa chín rộ là thiên đường của lũ trẻ chúng tôi: khi đói có thể tùy ý chui vào vườn nhà ai đó trèo cây hái trái ăn, khi khát có thể chạy ra bờ sông hoặc đến bên con suối uống nước ngọt và lạnh của núi.

Vào thời điểm đó, cho đến cuối những năm 1960, tổng dân số của Khúc Lỗ Hải không lớn lắm, ngoại trừ mấy chục người Kazakhstan và một hoặc hai nhà người dân tộc Hồi ra, tất cả những người còn lại đều là người Duy Ngô Nhĩ. Người Hán rất xa lạ với người Khúc Lỗ Hải chúng tôi lúc bấy giờ.

Ngoại trừ mấy chục người Kazakhstan và một hoặc hai nhà người dân tộc Hồi ra, tất cả những người còn lại đều là người Duy Ngô Nhĩ (Nguồn wikipedia)

Vào khoảng cuối những năm 1960, có một người Hán ăn xin trong làng, không biết anh ta đến từ đâu. Lúc đầu, anh ta có thể nói một vài câu bập bẹ tiếng Duy Ngô Nhĩ. Nhưng điều khiến những người Duy Ngô Nhĩ trong làng ngạc nhiên là, anh ta có thể làm cử chỉ cầu nguyện của những người ăn xin Hồi giáo, và tụng niệm một số từ.

Nhà của ông nội tôi nằm trên con đường chính ở thị trấn Khúc Lỗ Hải. Cổng sân quay mặt ra đường, bên kia đường là một dòng sông. Bên kia sông là một số gia đình Duy Ngô Nhĩ và hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ của huyện. Khi đó, sân của người Duy Ngô Nhĩ đều để mở, không có cửa, chỉ để ngăn gia súc chạy lung tung, một vài cây cột tượng trưng xen kẽ trên các cây cột ở hai bên cổng.

Đối diện với con đường, đi qua khoảng sân rộng rãi là nhà ông nội, phía trước có giàn nho và gian nhà nghỉ ngơi 3 mặt nửa kín. Hầu hết mọi gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Khúc Lỗ Hải đều có một gian nhà nghỉ ngơi, nơi họ thường uống trà sáng và dùng bữa ăn vào mùa hè.

Tôi nhớ vào một buổi sáng, khi chúng tôi đang uống trà sáng thì một người ăn xin xuất hiện ở cổng khu nhà của tôi, anh ta giơ hai tay lên như thể đang làm động tác cầu nguyện của người Hồi và đang lẩm bẩm điều gì đó. Ông nội nhìn ra, cười hà hà và nói: “Nó là ăn mày, mời nó vào, pha cho nó một bát trà nóng, và cho nó no”.

Tôi và chú tôi chạy lại dẫn anh ta vào trong gian nhà nghỉ ngơi thì thấy anh ta không phải là người Duy Ngô Nhĩ. Ông nội vẫn nét mặt tươi cười để anh ta ngồi bên ông, còn bà nội thì đem cho anh ta một ly trà sữa nóng bốc khói. Anh ta vừa uống trà vừa kể câu chuyện của mình bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ bập bẹ. Tôi không hiểu, nhưng sau này ông nội nói với tôi rằng đây là người ăn xin người Hán trong làng. Ông nội nói với tôi rằng anh ta không có nhà, không có công việc, không hộ khẩu và rất đáng thương.

Sau khi dùng món trà sữa, người Hán ăn mày cùng với chúng tôi giơ tay làm cầu nguyện. Ông nội rất ngạc nhiên. Sau khi dùng món trà sữa, người Hán ăn mày cùng với chúng tôi giơ tay làm cầu nguyện. (Kevin Lee / Getty Images)

Bằng cách đó, người Hán này đã trở thành khách quen của những gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Khúc Lỗ Hải, hôm này ở nhà này, hôm sau ở nhà khác. Ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ của anh ta cũng bắt đầu được cải thiện. Sau một thời gian, mọi người phát hiện ra rằng anh ta biết chữa bệnh. Thế là anh ta bắt đầu chẩn đoán và điều trị cho một số người Duy Ngô Nhĩ, sau đó mọi người bắt đầu gọi ông là bác sĩ Lý.

Sau đó, tôi nghe người lớn kể lại rằng, bác sĩ Lý vốn là bác sĩ, nhưng vì xuất thân hay nguyên nhân gì đó nên bị xếp vào “5 loại đen”. Bác sĩ Lý không chịu được sự bức hại nên phải bỏ lại gia đình vợ con, đi bộ, nhảy tàu, trải qua bao gian khổ lánh nạn đến Châu Y Lê của chúng tôi, cuối cùng lưu lạc đến Khúc Lỗ Hải.

Sau một thời gian nữa, trước sự đôn đốc của những người lớn tuổi trong làng, những người đứng đầu làng đã cấp cho bác sĩ Lý một mảnh đất bên ngọn núi trong làng. Bác sĩ Lý có nhà nên không cần đi xin ăn. Có thể nói, trong vòng một hai năm, bác sĩ Lý đã hoàn toàn trở thành một người Duy Ngô Nhĩ, và hòa nhập vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Khúc Lỗ Hải. Ông nói tiếng Duy Ngô Nhĩ trôi chảy, qua lại với người Duy Ngô Nhĩ, và cùng cầu nguyện với người Duy Ngô Nhĩ.

Sau một hoặc hai năm nữa, bác sĩ Lý đón vợ con đến, và sau đó họ hàng của họ đến. Đến khi tôi ra đi, người Hán đã phát triển từ một bác sĩ Lý lên 6-7 gia đình người Hán. Tuy nhiên, ngoài bác sĩ Lý vẫn tiếp tục qua lại với người Duy Ngô Nhĩ như trước đây, các gia đình khác dường như đều không hứng thú đến việc hòa nhập vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, mà trở thành một cộng đồng của riêng họ.

Vào thời được gọi là “cải cách và mở cửa”, người Hán ở Khúc Lỗ Hải từ gia đình bác sĩ Lý, người vốn là ăn mày, đã nhanh chóng mở rộng thành một làng người Hán. Hơn nữa, do người Hán nắm được quyền chính trị, vốn và thông tin, nên họ rất nhanh chóng ngày càng giàu có, đất đai của người Hán ngày càng rộng, nhà cửa ngày càng nhiều. Cuộc sống của người Duy Ngô Nhĩ nhìn chung đã được cải thiện, nhưng với sự xáo trộn và đau đớn nhiều hơn, một số người đã trở nên nghèo hơn.

Với sự mở rộng của làng người Hán, có thêm các quan chức người Hán trong chính quyền xã, đồn cảnh sát, sở thuế và các sở khác cũng ngày một nhiều lên. Các quan chức trong làng bắt đầu làm náo loạn, hôm nay quy hoạch, ngày mai phát triển, trong vài năm, những ngôi nhà của người Duy Ngô Nhĩ ngày càng trở nên hoang tàn, và vườn cây ăn trái để mưu sinh của họ ngày càng thu hẹp. Vườn cây ăn trái của ông nội tôi cũng bị chia cắt, cuối cùng chỉ còn lại mảnh đất cỏn con bằng lòng bàn tay.

Cuộc sống của người Duy Ngô Nhĩ nhìn chung đã được cải thiện, nhưng với sự xáo trộn và đau đớn nhiều hơn, một số người đã trở nên nghèo hơn. (Nguồn wikipedia)

Khi tôi trở lại thăm họ hàng vào những năm 1990, tôi phát hiện ra rằng một trong những người con trai của bác sĩ Lý là bí thư đảng ủy xã. Mặc dù có thể nói trôi chảy tiếng Duy Ngô Nhĩ, nhưng phần lớn thời gian anh ấy vẫn nói tiếng Hán và được người khác phiên dịch. Anh ta càng ngày càng quan cách, hoàn toàn không có dáng vẻ khiêm tốn và đáng thương của người cha ăn xin năm xưa.

Cuối những năm 1990, ngày 5 tháng 2 năm 1997, người Duy Ngô Nhĩ kháng nghị ôn hòa, và bị đàn áp đẫm máu vào năm 1998. Tôi trở về Y Lê và đến Khúc Lỗ Hải, nơi vốn đã nhiều sóng gió căng thẳng. Một ngày nọ, tôi lặng lẽ hỏi trưởng làng, người vốn lớn lên ở làng Duy Ngô Nhĩ, rằng con trai của bác sĩ Lý thế nào, anh ấy có lẽ tốt hơn với người Duy Ngô Nhĩ chứ?

Trưởng làng nhìn tôi và nói: “Người anh em à, anh ấy là một quan chức người Hán. Có bao nhiêu quan chức người Hán đối xử tốt với người Duy Ngô Nhĩ? Người Duy Ngô Nhĩ chúng ta có lẽ quá tốt bụng và quá nhiệt tình hiếu khách. Đôi khi, tôi tự hỏi liệu chúng ta có quá đơn giản chất phác, bị người ta coi là kẻ ngốc không? Anh nên thấy rằng Khúc Lỗ Hải không còn là cảnh non thanh thủy tú nơi anh lớn lên nữa, chỉ còn là ngôi làng miền núi đơn sơ của người Duy Ngô Nhĩ, và những ngày tốt đẹp đã không còn nữa rồi”.

Sau đó, tôi đã quay lại Khúc Lỗ Hải vài lần, nhưng lần nào cũng không dễ chịu cho lắm. Tôi nhớ lần cuối cùng tôi đi, sông Khúc Lỗ Hải đã khô cạn, lòng sông trơ ​​trụi, có đá ở khắp nơi, đồng cỏ và cây cối không còn, và con suối cũng đã gần cạn hết nước. Tôi hỏi chuyện thì cho biết phía thượng nguồn đang xây hồ chứa nước, và gần đó xây dựng những nhà máy, dòng sông đã bị cắt rồi. Người dân trong làng phải đi đến chân núi xa xôi để lấy nước, người Duy Ngô Nhĩ ở Khúc Lỗ Hải bắt đầu gặp vấn đề về nước ăn uống.

Sau khi xuất ngoại, tôi đã gọi điện cho chú tôi nhiều lần để biết tin tức của gia đình và bạn bè, hàng xóm khi tôi còn nhỏ, tôi cũng đã hai lần gửi gói hàng cho chú tôi và các con chú, nhưng chú tôi vẫn bặt vô âm tín. Sau đó, tôi nghe chị gái tôi kể rằng, con trai của chú tôi đã bị đồn cảnh sát giam giữ và đánh đập khi anh ta đi nhận hàng. Vì vậy, tôi đã ngừng gọi điện về, và tin tức của Khúc Lỗ Hải cũng đã bị ngắt. Con trai của chú tôi đã bị đồn cảnh sát giam giữ và đánh đập khi anh ta đi nhận hàng. (Ảnh: Getty)

Gần đây tôi có nghe người ta nói mấy năm trước tập đoàn năng lượng Khánh Hoa Trung Quốc đã xây dựng một nhà máy hóa chất siêu lớn ở Khúc Lỗ Hải và tuyển hàng nghìn người Hán vào làm việc ở đó, hơn nữa nước thải của nhà máy còn xả trực tiếp xuống sông Khúc Lỗ Hải. Miền quê vùng núi Khúc Lỗ Hải nơi tôi lớn lên đã không còn nữa rồi.

Hoàng Mai
Theo Visiontimes

Related posts