Tin thế giới chiều thứ Hai

Trung Quốc mở lại huyết mạch thương mại với Afghanistan, nhưng chưa công nhận Taliban

Tiến Minh

Theo SCMP hôm 7/11, sự xuất hiện của 45 tấn hạt thông Afghanistan tại sân bay quốc tế Thượng Hải hôm thứ Hai đã báo hiệu những bước đầu tiên của Trung Quốc hướng tới việc nối lại thương mại với Afghanistan, mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa chính thức công nhận chính phủ lâm thời của Taliban.

Các nhà quan sát Trung Quốc cho biết lô hàng đầu tiên kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan này có thể mở đường cho sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa Bắc Kinh và Kabul.

Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan Wang Yu đã thông báo về chuyến hàng đến sân bay Pudong trên Twitter. Ông đã tham dự một buổi lễ tại sân bay Kabul với các quan chức Taliban.

Phát biểu tại sự kiện, ông cho biết việc giao thương mang lại lợi ích to lớn cho người nông dân Afghanistan và cho người tiêu dùng Trung Quốc, và đây là sợi dây nối quan trọng về tình hữu nghị giữa hai nước.

Ông Wang cho biết hai bên đã “vượt qua muôn vàn khó khăn” để thực hiện chuyến hàng bằng đường hàng không này.

“Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách thân thiện đối với tất cả người dân Afghanistan, bên cạnh hỗ trợ nhân đạo nhiều hơn cho Afghanistan,” ông viết và cho biết thêm rằng hàng chục nghìn tấn hạt thông sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc trong những tháng tới.

Ông Wang cũng cho biết Trung Quốc đang gửi nhiều viện trợ nhân đạo, bao gồm chăn, áo khoác và vật tư y tế, đến Afghanistan bằng đường sắt từ Tân Cương.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu chính của hạt thông Afghanistan, đã thiết lập tuyến đường hàng không với Afghanistan vào năm 2018 khi chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn đang cố gắng bù đắp thâm hụt thương mại bằng cách biến một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành quốc gia xuất khẩu.

Kể từ đó, hàng chục nghìn tấn hạt thông – được mệnh danh là “vàng xuất khẩu” của Afghanistan – đã đến Trung Quốc qua hành lang hàng không vào mỗi mùa thu hoạch. Trong năm 2018, ước tính có khoảng 23.000 tấn hạt thông đã được giao thương.

Một năm sau, hai bên đã ký thỏa thuận trong đó Trung Quốc ​​sẽ tăng nhập khẩu hạt thông lên 62.000 tấn trong 5 năm tiếp theo.

Thương mại giữa hai nước đã bị gián đoạn vào năm ngoái do đại dịch COVID-19 và xung đột leo thang giữa Taliban và lực lượng chính phủ Afghanistan.

Zhang Weiwei, một chuyên gia nghiên cứu về Afghanistan tại Đại học Lan Châu, cho biết việc nối lại buôn bán hạt thông là một quyết định “thực dụng và hợp lý về mặt kinh tế” đối với cả Trung Quốc và Afghanistan, SCMP đưa tin.

“Nó có thể đặt nền tảng cho sự phát triển hơn nữa trong quan hệ song phương. Bằng cách nối lại, phát triển và tăng cường thương mại nông nghiệp, nó cũng có thể giúp giảm sản xuất thuốc phiện [ở Afghanistan] và thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại song phương,” ông nói.

Hạt thông Afghanistan từ lâu đã được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền trước đó với kênh tin tức tiếng Anh WION của Ấn Độ, Bộ trưởng thương mại và công nghiệp của Taliban, Nooruddin Azizi cho biết chính phủ lâm thời đã đặt hy vọng vào việc buôn bán hạt thông để thúc đẩy nền kinh tế đang chìm trong khủng hoảng của họ.

Afghanistan hiện đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ, trong khi tài sản vẫn bị đóng băng ở Mỹ và viện trợ nước ngoài phần lớn bị đình chỉ.

Một báo cáo gần đây từ Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ và Tổ chức Nông lương LHQ đã cảnh báo hơn một nửa trong số 40 triệu người dân Afghanistan dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực vào mùa đông này.

Bắc Kinh chưa chính thức công nhận chính quyền Taliban và cho biết họ sẽ không phải là nước đầu tiên làm như vậy, nhưng họ đang thận trọng đẩy mạnh sự can dự của mình với chính phủ lâm thời.

Trong chuyến thăm Doha hai tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp một phái đoàn do quyền Phó thủ tướng Mullah Abdul Ghani Baradar và quyền Bộ trưởng Ngoại giao Amir Khan Muttaqi dẫn đầu. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp chính thức đầu tiên giữa Trung Quốc và Taliban kể từ khi nhóm chiến binh nắm quyền ở Kabul hai tháng trước.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai bên “đã thảo luận về các tương tác song phương và đồng ý thiết lập một cơ chế làm việc”, mặc dù không có thêm chi tiết nào được đưa ra.

Sau cuộc họp, một đoạn video do Liên minh Hạt thông Afghanistan đăng trên Facebook cho thấy ông Muttaqi tặng ông Vương một hộp hạt thông Afghanistan.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Afghanistan, sau Pakistan và Iran, nhưng thương mại song phương vẫn còn rất nhỏ và chủ yếu giới hạn ở các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả nghệ tây và lựu. Năm 2020, thương mại song phương chỉ đạt 550 triệu đô la Mỹ, chưa đến 0,1% tổng thương mại hàng hóa của Trung Quốc.

Là một trong số ít quốc gia thiết lập liên lạc với Taliban sau khi lực lượng này cai trị Afghanistan, Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên cam kết hỗ trợ nhân đạo cho đất nước kể từ khi Taliban tiếp quản. Vào tháng 9, Trung Quốc tuyên bố sẽ viện trợ 200 triệu nhân dân tệ (tương đương 31 triệu USD), bao gồm thực phẩm và vắc-xin ngừa virus corona.

Quân đội Myanmar bị chỉ trích vì tội ác chống lại loài người

Ngọc Mai

Ông Nicholas Koumjian (ảnh: Youtube/United Nations).

Người đứng đầu một cơ quan điều tra tội ác của Liên Hợp Quốc ở Myanmar cho biết, bằng chứng sơ bộ thu thập được từ khi quân đội nắm chính quyền đã cho thấy tại nước này xảy ra một cuộc tấn công rộng lớn và có hệ thống nhằm vào dân thường, “cấu thành tội ác chống lại loài người”.

Tờ Columbian đưa tin, hôm thứ Sáu, người đứng đầu Cơ chế Điều tra Độc lập cho Myanmar Nicholas Koumjian nói với các phóng viên Liên Hợp Quốc rằng, cơ quan này đã nhận được hơn 200.000 thông tin liên lạc kể từ khi quân đội tiếp quản đất nước và đã thu thập hơn 1,5 triệu bằng chứng để buộc những người chịu trách nhiệm cao nhất về các tội ác nghiêm trọng ở Myanmar phải bị giải trình trong thời gian tới. 

Ông cho biết, các nhà điều tra đã nhìn thấy các mô hình bạo lực, tiếp theo là “sự gia tăng bạo lực và nhiều các phương pháp bạo lực hơn được sử dụng để đàn áp những người biểu tình”.

Trong 5 thập kỷ, Myanmar đã mòn mỏi dưới sự cai trị nghiêm ngặt của quân đội, dẫn đến sự cô lập và các lệnh trừng phạt quốc tế. Khi các tướng lĩnh nới lỏng sự kìm kẹp, đỉnh điểm là việc bà San Suu Kyi lên nắm quyền lãnh đạo trong cuộc bầu cử năm 2015, cộng đồng quốc tế đã dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt và đầu tư vào đất nước.

Tuy nhiên, từ khi quân đội tiến hành đảo chính, Myanmar đã chìm trong tình trạng bất ổn. Các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối đảo chính đã biến thành những cuộc nổi dậy cấp thấp ở nhiều khu vực sau khi lực lượng quân đội sử dụng vũ lực tàn khốc đối với những người bất đồng chính kiến.

Thủ tướng Iraq sống sót trong vụ ám sát thất bại bằng phương tiện không người lái

Mimi Nguyen Ly

Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi diễn thuyết tại Văn phòng đại sứ ở Berlin vào ngày 20/10/2020. (Ảnh: Stefanie Loos/Pool/AFP via Getty Images) Đông Dương

Hoa Kỳ lên án cuộc tấn công là ‘hành động khủng bố’, đề nghị hỗ trợ điều tra.

Hôm 07/11, chính phủ Iraq cho biết trong một tuyên bố rằng Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi đã sống sót sau một vụ ám sát bằng một phương tiện không người lái nhắm vào tư dinh của ông, và ông “không hề hấn gì và khỏe mạnh.”

Theo tuyên bố đó, có “một phương tiện không người lái chứa đầy chất nổ đã cố gắng nhắm mục tiêu vào nơi ở của ông trong Khu vực Xanh,” tuyên bố cũng lưu ý rằng lực lượng an ninh “đang thực hiện các biện pháp cần thiết liên quan đến nỗ lực thất bại này.”

Thủ tướng Iraq viết trên Twitter sau vụ tấn công rằng, “Những hỏa tiễn phản quốc sẽ không làm lung lay một chút nào về sự kiên định và quyết tâm của các lực lượng an ninh anh hùng. Tôi ổn và những người của tôi cũng vậy. Tạ ơn Chúa.” 

Ông cũng xuất hiện trên kênh truyền hình Iraq ngay sau vụ tấn công.

“Gửi tới người dân của tôi ở khắp mọi nơi trên đất nước Iraq, với tất cả những ai quan tâm tối nay, nơi ở của tôi đã bị nhắm mục tiêu bởi một cuộc tấn công hèn nhát, nhưng tạ ơn Chúa tôi vẫn khoẻ mạnh,” ông cho biết. “Lực lượng an ninh và quân đội của quý vị đang làm việc để ổn định và bảo vệ Iraq. Các cuộc tấn công bằng phương tiện không người lái và hỏa tiễn hèn nhát không dựng nên các xứ sở và không tạo dựng tương lai. Chúng ta hành động để xây dựng đất nước chúng ta thông qua việc tôn trọng nhà nước cùng các thể chế của nó và tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả người dân Iraq. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi đối thoại bình tĩnh và mang tính xây dựng vì Iraq và tương lai của Iraq.

“Iraq muôn năm.”

Người dân Baghdad đã nghe thấy một tiếng nổ sau đó là tiếng súng từ hướng Khu vực Xanh, nơi có các đại sứ quán ngoại quốc và các văn phòng chính phủ.

Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án vụ tấn công trong một tuyên bố vào ngày 07/11 và cho biết họ đã đề nghị hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq khi họ điều tra vụ tấn công.

“Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết Thủ tướng không hề hấn gì,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết trong một tuyên bố, đồng thời gọi vụ việc này là một “hành động khủng bố rõ ràng mà chúng tôi lên án mạnh mẽ.”

“Cam kết của chúng tôi với các đối tác Iraq là không lay chuyển. Hoa Kỳ sát cánh cùng chính phủ và nhân dân Iraq,” ông Price nói.

Những người ủng hộ lực lượng dân quân Shiite thân Iran đã dựng trại bên ngoài Khu vực Xanh kiên cố trong tháng qua và đang xung đột với lực lượng an ninh Iraq sau kết quả của các cuộc bầu cử quốc hội Iraq hôm 10/10 mà trong đó các nhóm thân Iran bị thua cuộc.

Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ca ngợi cuộc bầu cử hôm 10/10, nói rằng cuộc bầu cử về căn bản diễn ra đúng đắn và phần lớn được tiến hành một cách hòa bình.

Cuộc bầu cử đã được tổ chức trước nhiều tháng so với kế hoạch sau các cuộc biểu tình lớn vào cuối năm 2019 ở Baghdad và khắp miền nam Shiite, nơi có hàng chục ngàn người kêu gọi thay đổi chính trị sâu rộng và biểu tình phản đối nạn tham nhũng lan tràn, thiếu các cơ hội việc làm, và các dịch vụ cơ bản tồi tàn, kể cả việc cắt điện thường xuyên bất chấp trữ lượng dầu mỏ lớn của Iraq. Họ cũng biểu tình phản đối sự can thiệp quá sâu của nước láng giềng Iran vào các vấn đề của Iraq thông qua lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.

Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ liên tục đối với việc độc lập về năng lượng của Iraq đầu năm 2021, do sự phụ thuộc hiện tại của nước này vào Iran. Iraq phụ thuộc vào nguồn cung của Iran cho một phần ba nhu cầu điện năng của mình, đặc biệt là trong những tháng mùa hè cao điểm.

Hoa Kỳ và Iraq đã tổ chức các cuộc đàm phán hồi đầu năm 2021 và khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác an ninh trong khu vực để chống lại nhóm khủng bố IS.

Ông Al-Kadhimi trước đây đã phải đối mặt với các mối đe dọa từ lực lượng dân quân thân Iran. Hồi cuối tháng Ba, lực lượng này đã kêu gọi vị thủ tướng được Hoa Kỳ hậu thuẫn này ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ rút hoàn toàn khỏi Iraq và đe dọa cắt tai của ông.

Cô Mimi Nguyen Ly là một phóng viên tại Úc. Cô phụ trách mảng tin tức thế giới và tập trung vào tin tức tại Hoa Kỳ. Cô có bằng Cử nhân về phương pháp đo thị lực và khoa học thị lực của Đại học New South Wales. Quý vị có thể liên lạc với cô tại mimi.nl@epochtimes.com.

Cẩm An biên dịch

Lithuania bắt đầu xây tường dọc biên giới Belarus

Ngọc Mai

Ảnh: Youtube/FRANCE 24 English.

Chính phủ Lithuania đã bắt đầu xây dựng một bức tường biên giới bằng thép dọc biên giới với Belarus nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, theo trang Breitbart.

Vào tuần trước, quốc gia này đã bắt đầu xây dựng bức tường thép cao 3,3 mét được trang bị dây rào gai phía trên để ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp. Chính phủ Litva đã dành 152 triệu euro (tương đương 175 triệu đô-la Mỹ) để hoàn thành bức tường. Dự kiến bức tường dài hơn 480 km, và hoàn thành vào tháng 9 năm sau.

Chỉ trong tháng 10, Litva tuyên bố họ đã ngăn chặn 2.300 người di cư vào nước này. Trước tháng 8, nước này đã chứng kiến ​​hơn 4.000 người nhập cảnh trái phép.

Bức tường biên giới dài hơn 480 km cũng sẽ bao gồm thiết bị giám sát video để giám sát các khu vực khác nhau.

Tuần trước, các nhà lập pháp Ba Lan cũng đồng ý tài trợ cho bức tường biên giới của họ với Belarus. Chính phủ cấp 348 triệu euro (tương đương 402 triệu đô-la Mỹ) cho việc xây dựng bức tường với chiều dài hơn 400km.

Ba Lan cũng đã chứng kiến ​​một lượng lớn người di cư bất hợp pháp đến từ Belarus trong những tháng gần đây. Vào tháng 9, nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở các khu vực gần biên giới. 

Tháng trước, Quốc hội Ba Lan cũng thông qua luật cho phép lực lượng biên phòng từ chối người di cư bất hợp pháp ở biên giới và đưa họ trở lại quốc gia mà họ đến. Luật cũng quy định rằng, các nhà chức trách có thể từ chối yêu cầu xin tị nạn của những người vượt biên trái phép vào Ba Lan.

Tình hình ở biên giới Ba Lan-Belarus vẫn căng thẳng. Ba Lan cáo buộc rằng, Belarus đã dàn dựng một cuộc xâm nhập biên giới có vũ trang vào hôm thứ Hai. Họ tuyên bố rằng những người Belarus mặc đồng phục, có vũ trang đã vượt qua biên giới.

Hôm thứ Sáu, Ba Lan cáo buộc một binh sĩ Belarus cố gắng bắn pháo sáng vào quân đội biên giới Ba Lan.

Ông Biden vui mừng với ‘bước tiến ngoạn mục’ khi Đảng Dân chủ thông qua dự luật cơ sở hạ tầng 1 tỷ USD

Triệu Hằng

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Youtube/TODAY).

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vui mừng trước một “bước tiến ngoạn mục” vào hôm thứ Bảy (ngày 6/11) sau khi các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận về dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1 tỷ đô-la Mỹ và gửi gói này đến bàn của ông để nó được ký trở thành luật, đây là một sự thúc đẩy rất lớn cho chính quyền của ông bởi họ đã rất chật vật cho chiến thắng này. 

Báo Guardian dẫn lời ông Biden nói rằng: “Đây là một bản thiết kế cổ xanh để xây dựng lại nước Mỹ, và nó đã quá chậm trễ”.

Tuy nhiên, cũng có một trở ngại khi đảng Dân chủ hoãn cuộc bỏ phiếu cho một dự luật lớn hơn. Kế hoạch chi tiêu 10 năm, trị giá 1,85 tỷ đô-la để hỗ trợ các chương trình y tế, gia đình và biến đổi khí hậu, được gọi là “Build Back Better” (Xây dựng lại tốt đẹp hơn) đã bị gạt sang một bên sau khi những người trung dung yêu cầu một bản ước tính chi phí từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội. Ông Biden nói rằng ông ấy tự tin rằng mình có thể vượt qua yêu cầu đó. 

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật trị giá 1 tỷ đô-la vào cuối ngày thứ Sáu, sau khi Đảng Dân chủ giải quyết được mối bất hòa nhiều tháng giữa những người theo đường lối tiến bộ và những người theo chủ nghĩa trung dung trong đảng. Dự luật được thông qua với tỷ lệ 228-206.

Sự chấp thuận này đã đưa dự luật đến bàn của vị tổng thống hiện sở hữu xếp hạng chấp thuận đã giảm và đảng của ông đang gặp khó khăn trong cuộc bầu cử tuần này. Ông Biden nói rằng ông sẽ không ký vào dự luật vào cuối tuần này vì ông muốn những người đã thông qua nó sẽ ở đó khi ông làm như vậy. 

Ông Biden nói: “Chúng tôi mong đợi nhiều hơn nữa để trong đất có xẻng. Để bắt đầu xây dựng lại nước Mỹ”. Ông cũng nói: “Phần lớn trong số hàng nghìn công việc sẽ được tạo ra không yêu cầu bằng đại học. Sẽ có việc làm ở mọi nơi trên đất nước: tiểu bang đỏ, tiểu bang xanh lam, thành phố, thị trấn nhỏ, cộng đồng nông thôn, cộng đồng bộ lạc”. Và ông gọi nó là “một bản thiết kế cổ xanh” để tái thiết nước Mỹ. 

Việc trì hoãn cuộc bỏ phiếu về dự luật chi tiêu 1,85 tỷ đô-la đã làm tiêu tan hy vọng về một chiến thắng kép. Nhưng trong một thỏa thuận giữa ông Biden và các nhà lãnh đạo của đảng, dự luật sẽ nhận được sự ủng hộ nếu Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính chi phí của nó khớp với các con số từ Tòa Bạch Ốc và các nhà phân tích của Quốc hội. 

Các nhà lập pháp hứa sẽ bỏ phiếu về dự luật chi tiêu vào ngày 15/11, đây là một bước quan trọng trong việc chuyển nó tới Thượng viện. Cơ hội thông qua là chưa chắc chắn: bởi nó phải được thông qua trong cuộc bỏ phiếu chọn của Phó Tổng thống Kamala Harris, tuy nhiên, nó phải có cả sự chấp thuận của các nghị sĩ Joe Manchin của bang Tây Virginia và Kyrsten Sinema của bang Arizona, những người theo chủ nghĩa trung dung cho đến nay đã tỏ ra cản trở dự luật.

Related posts