Từ Liên Xô đến nước Mỹ tự do: hành trình của một bậc thầy chế tác gỗ

Lorraine Ferrier

Nghệ sĩ điêu khắc bậc thầy Alexander A. Grabovetskiy đã được trao giải Người thợ khắc gỗ quốc tế của năm 2012 của Viện chế tác gỗ quốc tế cho tác phẩm điêu khắc trang trí này. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Tài năng thiên bẩm của Alexander A. Grabovetskiy đã cứu mạng ông 

Là một chuyên gia điêu khắc gỗ người Nga, ông Alexander A. Grabovetskiy rất đam mê công việc chạm khắc gỗ. Từ khi lên 5 tuổi, ông đã bị lôi cuốn bởi những món đồ chơi thủ công được chế tác bằng gỗ (chúng được bày trí ở một cửa hàng bán tặng vật lưu niệm gần nhà) như gấu và những con vật nhỏ khác. Lúc ấy, ông thầm nghĩ: “Trên đời sao lại có tạo vật hay ho đến như thế!”

Khi đó ông chưa hề mảy may nghĩ về một viễn cảnh khi công việc chạm khắc gỗ sẽ trở thành sự nghiệp của chính mình, và ly kỳ hơn thế nữa, con dao dùng trong việc khắc gỗ đã cứu mạng ông khi ông còn sống tại Liên Xô và ngay cả khi ông đặt chân đến Hoa Kỳ.

 bậc thầy chế tác gỗ
Bậc thầy điêu khắc Alexander A. Grabovetskiy cho ra đời những tác phẩm gỗ được chạm khắc tinh xảo tại xưởng của ông ở tiểu bang Florida. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Người tập sự nhỏ tuổi

Trước đó, Grabovetskiy đã từng trông thấy ​​nhiều tác phẩm bằng gỗ còn tuyệt vời hơn so với những món đồ chơi được đề cập phía trên, bởi vì ông nội của ông là một người thợ chuyên sản xuất đồ nội thất. Trước Cách mạng Nga, ông cố ngoại của ông cũng là một người thợ làm gỗ đỏ nổi tiếng (nghệ nhân chế tác gỗ chỉ sử dụng các loại gỗ sẫm màu như gỗ gụ Ấn Độ), đã từng làm việc cho gia đình hoàng tộc ở St. Petersburg. Ông cố của Grabovetskiy qua đời trước khi ông được sinh ra, và họ của ông đã bị xóa sau cuộc cách mạng. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông cho biết chế độ Xô Viết không thích những ai có quan hệ với gia đình hoàng gia. 

Dù di sản của những người họ hàng nổi tiếng đã bị xóa sổ, Grabovetskiy lại được thừa hưởng tài năng chạm khắc gỗ của gia đình. Khi mới 6 tuổi, ông đã trộm lấy một chiếc đục từ ông nội và tạo ra hình khắc đầu tiên trên gạch với một khuôn mặt người. Khi ấy, ông nghĩ rằng đó là một tác phẩm thực sự đẹp và tự hào khoe nó với ông của mình, nhưng ông nội tỏ vẻ không vui. Grabovetskiy giải thích rằng ở Liên Xô, các công cụ chế biến gỗ rất đắt tiền, vì vậy ông nội không mấy ấn tượng với tác phẩm trên.

Tuy nhiên tinh thần dám nghĩ dám làm của Grabovetskiy đã được đền đáp. Kể từ đó, ông nội đã chỉ cho ông cách cầm đục, cách chọn vật liệu phù hợp và các kỹ năng khác của nghề mộc. 

Những người thợ thủ công như ông nội hiểu rằng một người học việc phải bắt đầu từ sớm để học cách chạm khắc thành thạo. Vì vậy, khi 6 tuổi, Grabovetskiy đã bắt đầu học nghề. Ông thích thú nhớ lại những khi ngồi bên ngoài chạm khắc những tác phẩm nhỏ, bà ngoại ông – là cháu của một nghệ nhân chạm khắc gỗ nổi tiếng, đã dạy ông kỹ thuật khoét lỗ.

“Chúng tôi không có bất kỳ máy móc nào. Chúng tôi thậm chí không có cả bàn cưa. … Mọi thứ đều được thực hiện bằng cưa tay, đục và búa. Đó là cách chế tác duy nhất”, ông nói. 

Bậc thầy chế tác gỗ
Năng khiếu chạm khắc gỗ của Alexander A. Grabovetskiy được thừa hưởng từ chính gia đình mình: ông nội là một người làm đồ nội thất và ông cố đã sản xuất đồ nội thất cho gia đình hoàng gia Nga. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

 Người học việc lành nghề

Ông cười khúc khích khi hồi tưởng: “Đến năm 16 tuổi, tôi cho rằng mình đã biết mọi thứ.” Sau đó, ông gặp Vladimir Tokarev, một nghệ nhân điêu khắc và chế tác gỗ bậc thầy. Tokarev nhìn thấy tài năng của Grabovetskiy và mời ông trở thành người học việc. Lúc đó, Tokarev hứa hẹn với cậu trai trẻ rằng sẽ truyền thụ tất cả ngón nghề của mình, và cho rằng Grabovetskiy có tổ chất để phát triển vượt qua cả ông.

Và thế là, Tokarev nhận Grabovetskiy làm người học việc rồi truyền thụ cho ông những nguyên tắc cơ bản về nghề mộc. Grabovetskiy bắt đầu quá trình học việc với một phương pháp chế tác áp dụng các quy luật hình học cổ đại như tỷ lệ vàng, một thước đo chiểu theo quy luật tự nhiên để mang đến bố cục hài hòa nhất; và dãy Fibonacci, một dãy số khi được vẽ ra sẽ tạo ra một hình xoắn ốc được cho là gần với tỷ lệ vàng nhất.

“Ông ấy chỉ đưa cho tôi một con dao, … và ông nói,” Cho đến khi con thành thạo việc sử dụng dao, con sẽ chẳng cần bất kỳ cái đục nào (loại đục có lưỡi cong đặc biệt dùng để chạm khắc gỗ). ” Trong hơn một năm, Grabovetskiy đã hoàn thiện kỹ thuật chạm khắc gỗ của mình chỉ bằng một con dao. Trong nhiều thế kỷ qua, những người thợ chạm khắc gỗ chỉ sử dụng dao, không dùng đục.

Khi Grabovetskiy đã thành thạo trong kỹ thuật dùng dao, Tokarev đã đưa cho Grabovetskiy một mũi đục để luyện tập và hoàn thiện tác phẩm chạm khắc của mình và điều này khiến Grabovetskiy bật cười. Giờ đây, trong một số tác phẩm, ông chỉ cần 100 lần đục. Tokarev đã huấn luyện những người học việc của mình cách sử dụng ít công cụ nhất mà vẫn có thể để đạt được những tác phẩm chạm khắc tuyệt vời. Đào tạo theo cách đó nghĩa là Grabovetskiy có thể mất hai tháng để hoàn thành một “dự án”.

Một chiếc đục cùng với một trong những tác phẩm của Alexander A. Grabovetskiy. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Đi tù vì truyền giảng đức tin

Vào năm thứ hai trong quá trình học việc kéo dài bảy năm, cuộc sống của Grabovetskiy đã thay đổi đáng kể. Khi gần bước sang tuổi 19, ông bị bắt vì tội tuyên truyền tôn giáo và bị tống vào tù. “Chế độ Liên Xô không thích việc một cá nhân có sức ảnh hưởng lên đám đông”, ông chia sẻ.

Grabovetskiy bị giam ở những năm cuối cùng của Liên Xô. “Người dân không có gì để ăn, kể cả người sống bên ngoài nhà giam.” Nhưng bên trong nhà giam, mọi chuyện còn tồi tệ hơn. Chúng tôi không có thức ăn, và được cho bị buộc ăn thứ mà họ gọi là “balanda” một lần trong ngày – đó là những giọt chất lỏng đen ngòm, tất cả chỉ là một màu đen kinh tởm cùng lợn cợn những vật chất rắn đang lơ lửng, thứ nước đen thường gây tiêu chảy, và đôi khi tử vong.

Nhìn lại thời gian bị giam cầm, Grabovetskiy rất biết ơn vì đã được học nghề với Tokarev, đặc biệt là khi được dạy để thành thạo trong kỹ thuật dùng dao. Trong nhà tù, ông không thể kiếm được bất kỳ dụng cụ chạm khắc gỗ nào, nhưng ông có thể làm mộc với một con dao nhỏ. Lưỡi dao dài chưa đến nửa inch (10 mm), và không thể dài hơn theo quy định nhà tù. “Con dao đó thực sự là một cứu cánh đối với tôi”, ông nói.

Grabovetskiy sống sót bằng cách chế tác những hộp trang sức nhỏ và trao lại cho các quản ngục, ngược lại ông sẽ có một củ khoai tây nhỏ để ăn mỗi ngày. Thường thì ông sẽ chia sẻ với ba người bạn tù của mình.

Sau đó, ông sử dụng dao để trang trí đồ nội thất bằng cách chạm khắc và cẩn gỗ. Nhân viên nhà tù sau đó đã bán những tác phẩm của ông ta cho mafia vì trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ, không ai trả lương cho nhân viên nhà tù.

Grabovetskiy đã phải ngồi tù gần hai năm. Và ông được phóng thích bởi lệnh ân xá khi Liên Xô sụp đổ. 

Đi tìm tự do

Vào 03/1996, khi 23 tuổi, Grabovetskiy cùng vợ và cậu con trai 10 tháng tuổi rời Nga đến Hoa Kỳ. Tất cả những gì họ mang theo là một chiếc vali, nhưng điều kỳ quặc là một khoảng không lớn trong valli chỉ dùng để chứa một chiếc gối. Sau này khi ngẫm lại, ông biết rằng lẽ ra phải mình phải mang theo những thứ giá trị hơn: “Chúng tôi đã bị tẩy não. Chúng tôi nghĩ rằng ở Hoa Kỳ, mọi thứ là nhân tạo, nên không có gối, và mọi việc diễn ra không theo cách thông thường”.

.Khi lần đầu đặt chân đến Hoa Kỳ, họ định cư ở thành phố Grand Rapids, tiểu bang Michigan. “Chúng tôi đến đây vào thứ Bảy. Ngày chủ nhật, chúng tôi đi nhà thờ, và đến thứ hai, tôi đã được thuê bởi những người thợ dựng khung nhà,” ông nói. Công việc đó không kéo dài vì rào cản ngôn ngữ, và rồi Grabovetskiy nhanh chóng tìm một công việc khác và học tiếng Anh.

Việc định cư tại Hoa Kỳ có cả niềm vui và thử thách. “Một số người sẵn lòng mời chúng tôi đến nhà họ, họ niềm nở như thể đó là một điều may mắn khi được gặp những người đến từ Nga. Nhưng một số người coi chúng tôi như kẻ thù, và điều đó vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên tôi cho rằng, vấn đề là giữa các chính phủ, không phải giữa các cá nhân. Và với một người bình thường, anh ta chỉ quan tâm đến những chuyện thường tình như công việc và những bữa ăn tối cùng gia đình…,” ông nói.

Sau một năm, Grabovetskiy và gia đình chuyển đến tiểu bang Indiana, nơi ông thành lập một doanh nghiệp chế tác các sản phẩm gỗ, làm sàn và đóng tủ bếp theo đơn đặt hàng. Sau đó, ông lấn sân sang mảng xây dựng những ngôi nhà sang trọng.

Ông thuê những nhân viên đến từ Khối Liên Xô cũ, nhiều người trong số họ đã bị đàn áp vì đức tin Cơ đốc giống như ông. 

Những người thợ chế tác gỗ có tay nghề cao này đã gặp phải những khó khăn giống như Grabovetskiy đã từng: không thành thạo tiếng Anh, không tìm được công việc tốt và áp lực phải nuôi sống gia đình. Cùng nhau, họ đã chinh phục thị trường địa phương và trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực mà họ theo đuổi. 

Alexander A. Grabovetskiy chạm khắc một cặp sư tử. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)
Bậc thầy chế tác gỗ
Alexander A. Grabovetskiy đảm nhận tất cả các đơn đặt hàng từ việc chạm khắc những con sư tử uy dũng, những điểm nhấn trong kiến ​​trúc vô cùng trang nhã, đến những bông hoa đang nở, quả mọng và đường cong (xoắn ốc). (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Đặc trưng trong cách thiết kế của Grabovetskiy

Grabovetskiy thường thiết kế trước và sau đó chọn những mảnh gỗ phù hợp. Tuy nhiên, có những tình huống mà một khối gỗ sẽ quyết định cách mà nó được chế tác. Ví dụ, khi đang dạy một buổi về chuyên đề chế tác đồ nội thất thế kỷ 18, ông đã bị ấn tượng bởi các thớ của vài tấm gỗ óc chó, và điều này khiến ông phải nghĩ ra những thiết kế mới sao cho phù hợp với thớ gỗ.

Grabovetskiy bắt đầu mỗi tác phẩm chạm khắc gỗ bằng một bản vẽ trên giấy, phác họa ngay trên thân gỗ hoặc dùng phần mềm máy tính nếu phải thực hiện một dự án lớn. Mỗi hình chạm khắc rất chi tiết và trông rất sinh động, và mọi chi tiết đều được phát thảo thật tỉ mẫn bằng cách sử dụng hình học và toán học, thậm chí những bản thảo còn phụ thuộc vào số lượng hoa và cánh hoa. Ông rất hào hứng khi trực tiếp (hoặc trực tuyến) truyền thụ kỹ thuật lâu đời này cho các học trò.

Grabovetskiy đã áp dụng tỷ lệ vàng cho một tác phẩm vào năm 2014, nửa trên của bố cục xét theo chiều dọc chiếm 62% và phần dưới của bức tranh điêu khắc chiếm 38%. Ứng dụng trên cho ra kết quả là một bố cục hài hòa, trong đó phần trên của bức chạm khắc dày đặc những bông hoa, những quả berry và một bộ khung lưới mắt cáo, trong khi phần dưới thì rất thưa hoa văn.

bậc thầy chế tác gỗ
Alexander A. Grabovetskiy sử dụng hình học cổ đại và kỹ thuật chạm khắc gỗ truyền thống để tạo ra tất cả các tác phẩm chạm khắc phức tạp. Trong tác phẩm War and Peace năm 2014 này, ông đã áp dụng tỷ lệ vàng, chia nửa trên của bố cục là 62% và nửa dưới là 38%. (Ảnh: Được phép của Alexander A Grabovetskiy)

Khi thưởng thức tác phẩm vô cùng chi tiết này, thị giác người xem ngay lập tức bị thu hút bởi bông hoa mẫu đơn, vì nó được đặt ngay “điểm vàng.” Grabovetskiy giải thích rằng chính vị trí đó khiến những bông hoa xung quanh tôn lên bông hoa mẫu đơn này. Bố cục tác phẩm trải dài trên các đường chéo. Ví dụ, một đường cong (hình xoắn ốc) được khắc theo đường chéo xuống bên trái của bông hoa mẫu đơn.

Alexander Grabovetskiy phát thảo chi tiết để chế tác từng họa tiết điêu khắc trong các tác phẩm chạm khắc khắc của mình. Ví dụ, anh ấy thậm chí còn tính toán số lượng cánh hoa cho mỗi lần nở. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Hầu hết các tác phẩm của Grabovetskiy được chạm khắc từ một mảnh gỗ, mặc dù người thợ cũng thường dán các mảnh gỗ lại với nhau trước khi bắt đầu thực hiện các tác phẩm khi những miếng gỗ phù hợp ngày càng ít đi. Đối với tác phẩm War and Peace (2014), Grabovetskiy đã bổ sung và dán thêm một số hoa văn chạm khắc để hoàn thành tác phẩm, giống như một tác phẩm khắc gỗ hoàn hảo được chế tác bởi nghệ nhân Grinling Gibbons ở thế kỷ 18. 

bậc thầy chế tác gỗ
Một số tác phẩm của Alexander A. Grabovetskiy rất mỏng, đó là một kỹ thuật mà anh ấy đã rèn giũa từ rất lâu với các vết cắt trên tay. (Ảnh: Được phép Alexander A. Grabovetskiy)

Kỹ thuật đặc biệt của Grabovetskiy là việc thực hiện thao những tác chạm khắc mà không cần chà nhám; đó là một phương pháp truyền thống. Ông ví von tác phẩm được hoàn thành bởi phương pháp này với những tuyệt tác mỹ thuật, khi mà từng nét cọ đều mang nét độc đáo riêng. Mỗi lần chạm khắc, ông đều để lại một dấu ấn, nó còn có tên gọi là “pull mark”. “Pull mark khiến cho tác phẩm vô cùng đặc biệt, tựa như kim cương có nhiều mặt, và khi bạn hắt sáng về phía kim cương, kim cương lại đổ bóng.”

Bậc thầy điêu khắc Alexander A. Grabovetskiy không chà nhám tác phẩm của mình. Kỹ thuật truyền thống này cho phép người xem nhìn ra kỹ năng của nghệ nhân bằng các vết đục, còn được gọi là pull mark. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)
Bậc thầy chế tác gỗ
Một chi tiết chạm khắc tinh xảo của Alexander A. Grabovetskiy. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Món quà từ Thượng Đế

Grabovetskiy hiện đang sống ở tiểu bang Florida, nơi ông thành lập một nhà thờ cũng như trường học và tiếp tục công việc kinh doanh với xưởng khắc gỗ của mình.

Khắc gỗ đó không chỉ là một công việc là còn niềm đam mê bất tận của Grabovetskiy. Đó là một tài năng mà ông luôn tin rằng Thượng đế đã ban tặng cho mình và xem đó là trách nhiệm của mình để hoàn thiện và truyền lại món quà đó.

Trách nhiệm của Grabovetskiy là truyền lại kỹ năng của mình cho những người thợ khắc gỗ khác. Các lớp học kéo dài một tuần của ông đã cháy vé trong vòng vài phút, và những người học nghề hàng năm lại trở về. Ông nhận ra rằng đó là vì ông dạy lịch sử nghệ thuật và điêu khắc gỗ truyền thống; những kiến thức chỉ có thể được truyền đạt ở chương trình đại học. 

Một câu chuyện trong Kinh Cựu ước đã khiến ông nhận ra tài năng của mình. Sách Xuất hành nói về việc Đức Chúa Trời yêu cầu Moses hãy để cho người nô lệ tên Bezalel xây đền. Thượng đế nói: Ta đã giao trọng trách cho hắn. Grabovetskiy cảm nhận rằng Thượng Đế đã đặt những tài năng đặc biệt vào nghệ nhân Bezalel.

Đáng chú ý, hầu hết các tác phẩm chạm khắc trên gỗ của Alexander A. Grabovetskiy đều được tạo ra từ chỉ một mảnh gỗ. (Ảnh: Được phép của Alexander A. Grabovetskiy)

Grabovetskiy có một niềm tin mãnh liệt rằng tài năng được thượng Đế ban cho ông chính chạm khắc gỗ. Đó là một tài năng đã cứu sống ông nhiều lần: trong tù và khi ông bắt đầu kinh doanh sản phẩm chạm khắc gỗ của mình. 

Grabovetskiy tiếp tục hoàn thiện kỹ năng của mình qua việc chạm khắc thủ công các tác phẩm trang trí bằng gỗ sử dụng kỹ thuật truyền thống qua hàng thế kỷ. Và kết quả tất yếu dành của tài năng của mình là Grabovetskiy đã vang danh toàn thế giới, khi giành được giải thưởng Người thợ khắc gỗ quốc tế của năm 2012 của Viện chế tác gỗ. Ông thiết kế các khóa học điêu khắc cho thợ khắc gỗ trên khắp cả nước (và những khóa học trực tuyến), và những khóa học này bán rất chạy. 

“Ở mọi ngành nghề, không chỉ riêng ngành chạm khắc gỗ,… nếu bạn thật sự có tài năng trong lĩnh vực nào đó,… Thượng đế đã ban cho bạn tài năng đó và bạn thực sự phải trau dồi nó,” ông nói. 

Để tìm hiểu thêm về thợ khắc gỗ Alexander Grabovetskiy, hãy truy cập Grabovetskiy.com

Song Ngư biên dịch

Related posts