Các nhà chức trách hàng đầu bị sa thải ở Quảng Châu giữa cuộc khủng hoảng nợ Evergrande

Du Miên

Các cảnh sát đứng thành đội hình tại trụ sở Evergrande ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc vào ngày 15/9/2021, khi gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc cho biết họ đang đối mặt với “những khó khăn chưa từng có” nhưng bác bỏ những tin đồn rằng họ sắp gặp khó khăn. (Ảnh của Noel Celis / AFP) (Ảnh của NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)

Gần đây, ĐCSTQ thông báo rằng, 2 quan chức cấp cao nhất của chính quyền Quảng Châu đã bị cách chức vì “việc chặt bỏ hàng loạt cây Đa trong thành phố,” như báo chí địa phương đưa tin.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng mối liên hệ giữa hai quan chức với nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn Evergrande có thể là lý do thực sự dẫn đến việc sa thải bất thường của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tại phiên họp thứ 60 của Ủy ban Thường vụ Hội đồng thành phố Quảng Châu lần thứ 15, ủy ban thông báo rằng, họ đã “chấp nhận yêu cầu từ chức của Thị trưởng Ôn Quốc Huy”.

Hơn nữa, cùng ngày, ĐCSTQ đã phê chuẩn việc “bãi nhiệm chức vụ Bí thư ĐCSTQ Quảng Châu của ông Zhang Shuofu” và “ông ấy sẽ được giao các nhiệm vụ khác”, như tờ Nhật báo Nam phương của tỉnh Quảng Đông đưa tin vào ngày 3/12.

Ngoài các tin tức từ các phương tiện truyền thông địa phương, Tinh Đạo Nhật báo – tờ báo lớn thứ hai của Hong Kong – đã đăng một bài báo độc quyền có tiêu đề: “Thị trưởng và bí thư từ chức vì vụ việc chặt bỏ hàng loạt cây đa”, trích dẫn “sự bất bình của công chúng” là lý do khiến 2 quân chức Ôn và Zhang bị loại bỏ.

Liên kết với Evergrande

Bất chấp những ý kiến ​​phổ biến, một số nhà phân tích đã bày tỏ quan điểm trái ngược.

Trong một chương trình tin tức của EBC có tên “Khoảnh khắc quan trọng”, được ghi hình vào ngày 11/12, nhà bình luận tin tức Đài Loan Li Zhenghao cho rằng, việc ĐCSTQ cách chức các quan chức của chính mình “chỉ vì chặt một số cây trong khu vực địa phương là không hợp lý”, và việc sa thải rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng của Evergrande.

Tập đoàn Evergrande Group là nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 của Trung Quốc. Tập đoàn này đã chính thức bị cơ quan xếp hạng tín dụng S&P Global tuyên bố vỡ nợ vào ngày 17/12, sau khi không thể hoàn thành các khoản thanh toán đến hạn vào ngày 6/12. Trụ sở chính của tập đoàn này nằm ở tỉnh Quảng Đông.

Ông Li nhận định: “Nói một cách đơn giản, Evergrande quá lớn để sụp đổ. Với hàng nghìn tỷ nhân dân tệ, kết nối hàng trăm đến hàng nghìn ngân hàng, cuộc khủng hoảng Evergrande có thể tạo ra một hiệu ứng domino khổng lồ bao trùm toàn bộ khu vực tài chính của Trung Quốc, biến 1/3 của tất cả các khoản vay ngân hàng thành nợ xấu”.

Caijinglengyan – một kênh truyền thông độc lập trực tuyến nổi tiếng – cũng đưa ra phân tích tương tự.

Trong một tập được phát hành vào ngày 5/12, hãng này đã giải thích chi tiết về khía cạnh bất thường của việc sa thải. Kênh truyền thông nhận định, “sự bất bình của công chúng hoặc tham nhũng không bao giờ là mối quan tâm chính của ĐCSTQ khi nói đến cách chức chính quyền”. Theo họ, lý do duy nhất có thể ảnh hưởng đến chiếc ghế của các quan chức là lập trường chính trị của họ.

Chương trình của Caijinglengyan cho biết: “Đối với Evergrande, [người sáng lập] Hứa Gia Ấn không thể xây dựng được một tập đoàn bất động sản khổng lồ như vậy ở Quảng Châu nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và trung ương. Bây giờ, các quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ đã bị kích thích bởi việc ông Hứa đang sử dụng công ty của mình để làm đòn bẩy với ĐCSTQ, vì vậy ĐCSTQ đã loại bỏ họ (2 người Ôn và Zhang)”.

Caijinglengyan ngụ ý rằng, ban lãnh đạo ĐCSTQ sẽ lo lắng về tình hình Evergrande và những gì nó có thể dẫn đến. Kênh truyền thông nêu rõ: “Cuối cùng, điều đang bị đe dọa sau vụ vỡ nợ của Evergrande, là nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tín dụng ở Trung Quốc và cách hệ thống này diễn ra trong thế giới tài chính quốc tế”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Tác giả Kathleen Li đã đóng góp bài viết cho The Epoch Times từ năm 2009 và tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà là một kỹ sư, làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và kết cấu tại Úc.

Theo Epoch Times tiếng Anh

Related posts