Chuyên gia: Trung Quôc khó duy trì ‘Vành đai và Con đường’ ở châu Phi

Ban Mai

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm châu Phi gần đây (ảnh: Từ video của CGTN)

Với những tai tiếng mà “Một vành đai, một con đường” đã gây ra trên khắp thế giới, chuyên gia nhận định rằng sáng kiến này của ĐCSTQ sẽ rất khó duy trì ở châu Phi, cho dù họ đang nỗ lực níu kéo.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du 4 ngày tới 3 nước ở Đông Phi bắt đầu từ ngày 4/1, đánh dấu chuyến thăm châu Phi đầu tiên của một bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc kể từ năm 1991.

Ba quốc gia mà ông Vương Nghị đến thăm là Eritrea, Kenya và Comoros.

Chuyên gia kinh tế Milton Ezrati nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn với Epochtimes rằng, chuyến đi gần đây của ông Vương Nghị có thể liên quan đến việc ba nước này và các nước châu Phi khác không thể hoàn thành “nghĩa vụ” của họ với Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường

Tiến sĩ Tạ Điền nói rằng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã khiến nhiều quốc gia châu Phi gánh khối nợ chồng chất. Hiện tại, với nguồn ngoại hối cạn kiệt và sự thức tỉnh, nhiều quốc gia đã không còn tin ĐCSTQ nữa, vì thế tổ chức này khó lòng duy trì sáng kiến Vành đai và Con đường tại châu Phi.

Ông nói, ngày càng nhiều quốc gia châu Phi bắt đầu nhận ra rằng đằng sau sự viện trợ của ĐCSTQ tiềm ẩn những đặc điểm của chủ nghĩa thực dân mới. Các quốc gia Châu Phi đã nâng cao cảnh giác trước tham vọng của ĐCSTQ, thế lực muốn sử dụng đòn bẩy kinh tế để thao túng các chính phủ và xâm phạm chủ quyền. Do đó, họ lo lắng về nguy cơ trở thành một thuộc địa bất đắc dĩ của ĐCSTQ, nên đã bắt đầu vạch ra ranh giới với Bắc Kinh.

Tiến sĩ Anders Corr, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epochtimes rằng, ĐCSTQ thèm muốn châu Phi bởi vì châu Phi có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân công rẻ. Trung Quốc cần một thị trường rộng lớn để xuất khẩu, và muốn xây dựng các cơ sở hạ tầng tại châu Phi để phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.

Tiến sĩ Corr cho biết thêm, 54 quốc gia ở châu Phi cung cấp cho Bắc Kinh lượng phiếu bầu lớn tại Liên Hợp Quốc. Vì thế, ĐCSTQ thông qua các khoản cho vay, trợ cấp, thậm chí hối lộ các nguyên thủ châu Phi để đạt được sự ủng hộ của các nước này trên trường quốc tế.

Nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, Tiến sĩ Antonio Graceffo cũng có quan điểm tương tự, cho rằng động lực chính khiến Bắc Kinh can dự vào châu Phi là nguyên liệu thô, khoáng sản và kim loại, bên cạnh nhu cầu khác là một liên minh chính trị xung quanh Bắc Kinh và phiếu bầu tại Liên hợp quốc.

Tiến sĩ Tạ Điền nói rằng, ĐCSTQ mua chuộc các nhà lãnh đạo châu Phi để biến những quốc gia Châu Phi này trở thành những thuộc địa không chính thức và kiểm soát họ. Nhiều quốc gia châu Phi đã bị phụ thuộc vào ĐCSTQ. Thế lực cầm quyền ở Trung Quốc không chỉ đầu tư vào châu Phi các dự án công nghệ, mà còn đầu tư cả các phòng tập thể dục, bệnh viện và các công trình xây dựng. Bắc Kinh đã ồ ạt mua chuộc lãnh đạo của các nước châu Phi với mục đích thâm nhập dễ dàng hơn vào châu lục này.

Ông cho biết thêm rằng, ĐCSTQ sử dụng các quốc gia châu Phi này để giúp họ đàn áp nhân quyền và giành được sự ủng hộ của quốc tế. Bắc Kinh cần ít nhất là sự im lặng trước những hành vi đàn áp nhân quyền của họ ở Tân Cương, Tây Tạng hay Hong Kong.

Tiến sĩ Tạ Điền tin rằng, chuyến thăm đầu tiên của Vương Nghị đến các nước châu Phi thực sự là nhu cầu cấp thiết của ĐCSTQ. Tổ chức này muốn đưa các nguồn tài nguyên của châu Phi vào lòng bàn tay để đáp ứng nhu cầu trong nước, chẳng hạn như tài nguyên khoáng sản cần thiết cho xe điện và sản xuất chip.

Ông cho biết ĐCSTQ đã hoạt động ở châu Phi trong một thời gian dài và thực hành “chủ nghĩa thực dân mới” ở châu lục này.

Tiến sĩ Tạ nhận thấy, người châu Phi đã bắt đầu thể hiện sự “thất vọng” với Bắc Kinh. Họ nhận ra rằng, ĐCSTQ không hỗ trợ họ mà mà còn khiến họ trở thành các thuộc địa kiểu mới.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đã tới thăm châu Phi trước chuyến thăm của ông Vương Nghị hai tháng. Một số hãng truyền thông nhận định rằng, chuyến thăm của ông Blinken nhằm nâng cao tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở châu Phi trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung diễn ra khốc liệt.

Tiến sĩ Tạ Điền cho rằng, hàng tỷ đô la mà Trung Quốc cung cấp cho các nước châu Phi thực sự là đầu tư và cho vay, không phải quà tặng. Trong khi Hoa Kỳ thường tặng quà, tài trợ, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều.

Ông Tạ cho biết, ĐCSTQ đã mua chuộc Châu Phi bằng nhiều cách, bao gồm hối lộ quan chức, cung cấp học bổng miễn phí cho trẻ em các nước Châu Phi đến Trung Quốc.

Ông cho biết thêm, các dự án mà ĐCSTQ đầu tư phát triển ở Châu Phi không tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như bảo vệ môi trường, lao động và nhân quyền. Những cách làm này đã tạo ra nhiều xung đột ở châu Phi. Và đây là những điều mà Hoa Kỳ sẽ không làm khi đầu tư vào châu lục này.

Related posts