Nền kinh tế Mỹ chỉ thoi thóp nhờ truyền máu ‘nợ’

Cao Dương

Jersey City & Manhattan, New York, 19/08/2015. (Giorgio Galeotti / Wikimedia Commons)

Sức sống của nền kinh tế Mỹ đang dựa vào lượng tiền mặt mà chính phủ có thể bơm vào. Đi kèm theo đó là thâm hụt chi tiêu khổng lồ.

Trong khi đó, các nhà kinh tế của Goldman Sachs đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cho năm 2022, sau những bình luận của ông Manchin về dự luật chi tiêu xã hội của tổng thống. Vào Chủ nhật, Goldman đã viết trong một lưu ý rằng, sự thất bại rõ ràng của dự luật ‘có ý nghĩa tiêu cực đối với tiêu dùng trong tương lai gần’. Họ trích dẫn việc chương trình tín thuế cho trẻ em mở rộng đã giúp thúc đẩy chi tiêu của người dân trong đại dịch, nhưng chương trình này hết hạn vào cuối tháng 12.

Wall Street Journal

Chúng ta không cần bằng Tiến sĩ từ MIT để hiểu điều này có nghĩa gì. 

Khi Goldman Sachs dự báo GDP giảm dựa trên việc số tiền mà chính phủ có thể bơm vào nền kinh tế sẽ giảm, nền kinh tế Mỹ về cơ bản là dựa vào truyền máu để sống.

Nhờ hành động bất ngờ của hai Thượng nghị sĩ, Build Back Better — dự luật chi tiêu xã hội trị giá 3,5 nghìn tỉ USD (gần đây đã giảm xuống còn 1,75 nghìn tỉ USD) của tổng thống Biden — có vẻ không có hơi sức để qua được Quốc hội. Và vì vậy, nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Tờ Wall Street Journal đã trình bày cụ thể:

“Goldman Sachs hiện kỳ ​​vọng GDP sẽ tăng trưởng với tốc độ ước tính hàng năm là 2% trong quý đầu tiên, giảm xuống so với mức 3% trước đây”.

Công bằng mà nói một cách khách quan, Goldman Sachs đã đúng. Dòng tiền chảy qua nền kinh tế ít hơn đồng nghĩa với việc mua sắm ít hơn, có nghĩa là GDP sẽ ít hơn.

Nhưng đó không phải là vấn đề thực sự đúng không? 

Mỹ – Một nền kinh tế được xây trên nợ nần

Thực tế là các nhà kinh tế học tại các ngân hàng đầu tư lớn (chưa nói đến đến chính quyền Biden) đang dự đoán tăng trưởng kinh tế “mạnh mẽ” sau khi tính cả phần bội chi khổng lồ – đó mới là vấn đề.

Tôi cho rằng chúng ta nên cảm ơn các Thượng nghị sĩ Joe Manchin và Kyrsten Sinema, những người đã quyết định cho thấy sự dũng cảm của mình trong vấn đề tài chính quốc gia này. Với tư cách là một đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội, bạn có thể phản đối dự luật Build Back Better theo nguyên tắc; “đó là sự thiếu hiểu biết của Đảng Dân chủ”. Nhưng để có lập trường đó với tư cách là một đảng viên Đảng Dân chủ, thì lại là một chuyện khác hoàn toàn.

Ông Manchin và bà Sinema đã phải đối mặt với sự công kích từ chính đảng họ từ nhiều tháng nay.

Và tôi thấy họ rất đáng khen ngợi, vì đã không chấp nhận cái dự luật vô lý “tất cả đều được trả cho hết” của chính quyền. Câu đó là nhảm nhí nhất.

Mọi đạo luật chi tiêu mà Quốc hội từng thông qua và ban hành đều phải “trả giá” theo cách này hay cách khác.

Tuy nhiên, chúng ta vừa nâng trần nợ thêm 2,5 nghìn tỉ USD, lên hơn 30 nghìn tỉ USD. 

Nhân tiện, Ủy ban Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm (CRFB) ước tính chi phí thực của gói Build Back Better này sẽ lên tới 4,8 nghìn tỉ USD, còn Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) gần đây đã xác định gói này sẽ tăng thâm hụt thêm 3 nghìn tỉ USD.

Một lần nữa… chúng ta không cần bằng Tiến sĩ để hiểu được điều này.

Build Back Better, nếu được thông qua, trên thực tế sẽ bơm hàng nghìn tỉ vào nền kinh tế. Chủ yếu là qua chi tiêu cho các chương trình xã hội. Và điều đó về cơ bản báo hiệu rằng, có càng ngày càng nhiều hơn những người bình thường như bạn và tôi mà không còn đủ khả năng chi trả cho những thứ họ từng có khả năng chi trả.

Tháng 12/2021, Tổng thống Joe Biden — trong khi phát biểu tại một buổi lễ dành cho những người ủng hộ Đảng Dân chủ — cũng đã tự nói thế (đại loại thế) …

“Chúng ta đang giúp những người thuộc tầng lớp lao động và trung lưu trả ít tiền hơn cho những thứ họ thực sự cần. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về chi phí gia tăng, thì không gì có thể cắt giảm chi phí cho các gia đình Mỹ tốt hơn kế hoạch Build Back Better”.

Chúng ta đang giảm bớt tiền mà công dân Mỹ chi trả cho những thứ họ thực sự cần, bằng cách yêu cầu chính phủ (thực ra là công dân Mỹ) mua tất cả những thứ đó cho họ.

Không nói đến việc phát ngôn trên là hoàn toàn vô lý, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, chi tiêu của chính phủ chưa bao giờ làm cho bất cứ thứ gì rẻ hơn. Bạn hãy xem chi phí giáo dục đại học nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta mà xem, nó chính là một ví dụ cho việc bảo đảm của chính phủ đã gây ra cái gì cho thị trường.

Thực tế là, việc nền kinh tế Mỹ sẽ xấu đi — theo Goldman Sachs — nếu không được bơm một lượng tiền mặt khổng lồ (và thâm hụt đi kèm), không phải là điềm báo tốt lành gì cho những gì còn sót lại của nền kinh tế thực sự. 

Tác giả bài bình luận Bob Byrne bắt đầu sự nghiệp của mình vào 1999 với công việc giao dịch cổ phiếu và hợp đồng tương lai độc lập. Mặc dù đã giao dịch hàng tỉ USD, nhưng ông kín tiếng và không xuất hiện trên CNBC hay Bloomberg. Sau hơn một thập kỷ giao dịch, Bob bước vào ngành xuất bản tài chính với tư cách là người phụ trách chuyên mục hàng ngày của RealMoney Pro, đồng thời là nhà phân tích và cộng tác viên cho Three Founders Publishing (một công ty thuộc Agora Financial). Bob cũng là nhà đồng sáng lập Indefinite Games Inc, Retro Wall Street Consulting, và StreetlightEquity.com.

Cao Dương

Related posts