Các chuyên gia: Quản lý yếu kém, chủ nghĩa độc tài của ĐCSTQ làm suy yếu kinh tế

Michael Washburn

Những người bán cà chua đợi khách hàng tại một khu chợ ở Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc hôm 09/12/2021. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)Trung Quốc

Tại một sự kiện trực tuyến của Viện Hudson hôm 11/01 các chuyên gia cho biết, việc quản lý tài khóa yếu kém, vốn bị làm cho trầm trọng hơn do xu hướng chủ nghĩa độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng gia tăng, đang nhanh chóng làm suy yếu tiến bộ kinh tế và xã hội và đồng thời tạo tiền đề cho tình trạng đói nghèo và bất ổn xã hội gia tăng trên khắp Trung Quốc.

Sự kiện trực tuyến, “Liệu Trung Quốc sẽ phải Đối mặt với Khủng hoảng Kinh tế?”, Có sự tham gia của ông Thomas Duesterberg, một thành viên cấp cao tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn và ông Leland Miller, Giám đốc điều hành của China Beige Book International.

Nhìn vào Trung Quốc ngày nay, ông Duesterberg đã vạch ra một số ung nhọt trong những năm gần đây mà ĐCSTQ đã chứng tỏ về khả năng quản lý yếu kém để giải quyết.

Một trong những vấn đề lớn nhất liên quan đến nhân khẩu học của đất nước. Trung Quốc có cái mà ông Duesterberg gọi là già hóa dân số nghiêm trọng, trong đó số lượng nam giới và phụ nữ trong độ tuổi lao động được dự đoán sẽ giảm mạnh so với tổng tỷ lệ công dân trong những năm tới. Đến năm 2050, ông Duesterberg dự đoán, nửa tỷ người Trung Quốc sẽ trên 60 tuổi và nhiều người sẽ cần được hỗ trợ rộng rãi thông qua hệ thống phúc lợi xã hội vốn đã căng thẳng. Hệ thống đó không chỉ kém phát triển khi so sánh với các mạng lưới phúc lợi xã hội và mạng lưới an toàn ở các nước phương Tây, mà còn bị thiếu nguồn tài trợ.

Cộng hưởng vào vấn đề này là xu hướng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, với vô số dạng thức.

Ông Duesterberg nói, “Có sự phân bổ thu nhập không đồng đều, theo cả chiều dọc và địa lý. IMF đã lưu ý trong một bài báo cách đây vài năm rằng từ một trong những nền kinh tế bình đẳng nhất vào năm 1990, Trung Quốc hiện có bất bình đẳng cao hơn hầu hết các quốc gia, trong đó bất bình đẳng ở các khu vực thành thị tăng mạnh. Sự bất bình đẳng này còn lan rộng đến hệ thống giáo dục, việc làm, cơ hội, và cơ hội cho phụ nữ.”

Ông Duesterberg đã trích dẫn số liệu thống kê rằng phụ nữ hiện chỉ chiếm khoảng 5% tổng số thành viên của ủy ban trung ương ĐCSTQ, cơ quan ra quyết định cấp cao gồm 205 thành viên của ĐCSTQ, và chịu một sự chênh lệch về mức lương rõ rệt.

Làm phức tạp thêm bức tranh kinh tế dài hạn là sự suy thoái liên tục của môi trường tự nhiên của Trung Quốc, khi không khí, nước, và đất ngày càng trở nên ô nhiễm trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực mạnh tay để kiểm soát các hệ thống sông của Trung Quốc. Ngoài ra, ông Duesterberg nói, đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này, việc quản lý yếu kém ở cấp cao nhất góp phần vào việc thiếu khả năng tự cung tự cấp nói chung về lương thực, năng lượng, và khoáng sản.

Ưu đãi các doanh nghiệp Nhà nước

Tất cả những vấn đề này sẽ là đủ khó khăn ngay cả ở một quốc gia có khả năng lãnh đạo cao và minh bạch. Ông Duesterberg nói, chủ nghĩa chủ nghĩa độc tài ngày càng tăng của chính phủ của ông Tập Cận Bình và xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp nhà nước nặng theo chủ nghĩa thân hữu và kém cỏi, đồng thời gạt bỏ những người chơi thuộc khu vực tư nhân, làm nhiều sự suy yếu kinh tế và xã hội tăng nghiêm trọng.

Ông cho biết, “Các ước tính là các doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc chỉ có năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp bằng khoảng 20% năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp này trong các nền kinh tế tiên tiến của phương Tây. Ông Tập Cận Bình cũng đề cao vai trò của các quan chức ĐCSTQ, trong ban quản lý công ty, thường thúc đẩy chính trị hơn là nâng cao hiệu quả kinh tế như mục tiêu của ban lãnh đạo.”

Việc đàn áp các nguồn tin tức độc lập là một phần của chủ nghĩa độc tài của chính  quyền và khiến Trung Quốc rơi vào tình thế bất lợi hơn nữa khi cạnh tranh với các nước khác. Ông Duesterberg nói, ông Tập không chỉ ác cảm với các công ty lớn và thành công của Trung Quốc như Alibaba, mà còn với các công ty năng động trên thị trường kỹ thuật số đã sẵn sàng phát triển trong các lĩnh vực như trò chơi điện tử, đi xe chung, và chăm sóc sức khỏe.

Ông nói, nhìn vào toàn bộ các xu hướng này một cách tổng thể, không thể nghi ngờ gì về tác động đình trệ của chúng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Theo số liệu của ông Duesterberg, Trung Quốc phải chi từ 7 đến 9 nhân dân tệ cho mỗi đồng nhân dân tệ mà họ hy vọng đạt được trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ông nói, trong những năm bùng nổ của thập niên 1990, con số tương ứng là 1 đến 2 nhân dân tệ cho mỗi 1 nhân dân tệ tăng trưởng trong GDP.

Ông Duesterberg lưu ý, theo dự đoán, tỷ suất sản lượng vốn giảm dần đã dẫn đến mức nợ công và nợ tư nhân ở Trung Quốc tăng vọt. Một phần phản ứng của Bắc Kinh là bắt đầu theo đuổi các kế hoạch bất động sản ngày càng liều lĩnh.

Ông Duesterberg nói: “Vào những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu cho phép bán đất, và các chính quyền địa phương đã nắm bắt cơ hội tạo ra sự bùng nổ về phát triển đất, giúp họ đạt được một số mục tiêu [nhưng cũng] tạo ra một bong bóng lớn hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ và Âu Châu năm 2008, và có thể so sánh với thảm họa bong bóng Nhật Bản từng phải đối mặt vào những năm 1990.”

Ông lưu ý, “Một nửa nền kinh tế Trung Quốc trong hai thập kỷ gần đây được quy cho là từ lĩnh vực địa ốc, và 80% của cải cá nhân hiện nay gắn liền với địa ốc. Một nửa nguồn thu từ thuế đất phát triển và đất bán tại địa phương là cơ sở cho khả năng thanh toán tài chính của chính phủ địa phương.”

Ông dự đoán, tất cả những điều này đã khiến Trung Quốc rơi vào một thảm họa vỡ bong bóng địa ốc, và chỉ ra cuộc khủng hoảng Evergrande trong những tháng gần đây.

Suy giảm dài hạn

Ông Miller đồng ý với hầu hết phân tích của ông Duesterberg, nhưng nói rằng ông không nghĩ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho một “thời điểm Lehman”, ám chỉ sự sụp đổ thảm khốc của Lehman Brothers ở Hoa Kỳ đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thay vào đó, ông Miller cho biết ông hy vọng những tai ương kinh tế của Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng gia tăng hơn theo thời gian.

Ông Miller nói: “Tôi nghĩ hậu quả của những thách thức này là quý vị đang thấy một tương lai đình trệ dài hạn.

Ông nói thêm, “Một điều quý vị vẫn thấy là với tất cả những khoản nợ tích tụ này, rất nhiều trong số đó là nợ xấu, và ngày càng nhiều vốn được chuyển vào mục đích sử dụng không hiệu quả thay vì sử dụng hiệu quả, kiểu sử dụng vốn này làm suy yếu kinh tế Trung Quốc đáng kể theo thời gian.” 

Ông Duesterberg và ông Miller đều xác định vai trò của vốn ngoại quốc trong việc đã cứu trợ ngành công nghiệp Trung Quốc và giảm bớt một số vấn đề nghiêm trọng nhất. Ông Duesterberg đề nghị, việc triển khai của vốn ngoại quốc dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu và đầu tư mạo hiểm có thể cung cấp đòn bẩy chính trị ngày càng tăng để khiến Bắc Kinh tuân thủ các nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới và hạn chế tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng.

Ông Michael Washburn là một ký giả tự do có trụ sở tại New York chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp lý và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast hàng tuần “Reading the Globe.” Các cuốn sách của ông bao gồm “Những câu chuyện mất gốc và những câu chuyện khác”, “Khi chúng ta trưởng thành” và “Người lạ, người lạ”.

Lưu Đức biên dịch

Related posts