Tin thế giới sáng thứ Hai

Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua ngân sách quốc phòng

F-35C thuộc dòng máy bay chiến đấu tàng hình một động cơ và là máy bay phản lực mới nhất của Hải quân Mỹ, 11/02/2011. (Ảnh của Hải quân Mỹ do Lockheed Martin cung cấp, qua Getty Images)

Vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng Trung Quốc liên tục leo thang, 768 tỉ USD kinh phí quốc phòng của Mỹ vẫn mắc kẹt giữa những đấu đá ở Quốc hội.

27/12/2021, Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), cấp cho Bộ Quốc phòng Mỹ 740 tỉ USD, và cấp Bộ Năng lượng Mỹ 27,8 tỉ USD cho các hoạt động quốc phòng. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn cần phải thông qua dự luật phân bổ ngân sách. Do vậy, năm tài chính 2022 đã bắt đầu mấy tháng, mà 768 tỉ USD kinh phí quốc phòng vẫn đang nằm chờ Quốc hội đấu đá tranh luận xong.

Lầu Năm Góc đang loay hoay sống bằng một giải pháp ngân sách tạm thời, với mức kinh phí thấp hơn so với năm trước. Nhưng, kinh phí thấp sẽ làm giảm chi tiêu quốc phòng, và làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ. Thiếu kinh phí cũng sẽ cản trở các chương trình cải tiến đổi mới như là chương trình vũ khí siêu thanh, và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Columbia thế hệ tiếp theo.

Lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ chỉ bằng một nửa số đã đánh bại quân đội Iraq vào năm 1991, và 66% số máy bay ném bom đã về hưu kể từ Chiến tranh Lạnh. 

Hạm đội SSBN lớp Ohio từ thời Chiến tranh Lạnh của Hải quân Mỹ — trụ cột trên biển của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ — sắp nghỉ hưu rồi. Đó là lý do tại sao các tướng lĩnh hải quân đã xác định rằng, lớp Columbia là ưu tiên đóng tàu hàng đầu của họ, và liên tục nhấn mạnh rằng, không được phép trì hoãn tiến độ đóng tàu mới. 

Tại sao Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua được ngân sách quốc phòng? Làm sao mà Lầu Năm Góc thuyết phục được các nhà lập pháp ở Quốc hội Mỹ — những người đa phần không có chuyên môn về quân sự? 

Vấn đề là, các tướng lĩnh Hải quân Mỹ có vẻ thậm chí còn không biết tại sao Mỹ lại nên duy trì một lực lượng hải quân hùng hậu. Thế thì làm sao mà thuyết phục được người khác tin tưởng và giao tiền cho họ duy trì lực lượng hải quân hùng hậu? Lầu Năm Góc cần phải tự thừa nhận trước Quốc hội những vấn đề của mình. Họ phải cải thiện khả năng truyền đạt, giao tiếp, và thuyết phục. Các quân chủng cũng phải rèn luyện chiến lược thành thạo cho các thành viên của mình, họ phải hiểu rõ việc mình đang làm. 

Nếu tiếp tục cắt giảm kinh phí quốc phòng, dẫn đến suy giảm khả năng của quân đội của Mỹ, thì nguy cơ Nga hoặc Trung Quốc có thể thắng thế trong một cuộc chiến với Mỹ sẽ chỉ ngày càng gia tăng.

Cao Dương

Thị trưởng Praha kêu gọi thế giới lên án ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Thị trưởng Praha Zdenek Hrib

Thị trưởng Praha Zdenek Hrib hồi đầu tuần đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau chấm dứt những vi phạm quyền con người đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc trong chương trình podcast “The Diplomat” của tờ Newsweek.

Phát biểu với người dẫn chương trình Jason Greenblatt, đặc phái viên của Nhà Trắng về vấn đề Trung Đông dưới thời kỳ chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, ông Hrib đã đề cập đến mối quan ngại của ông đối với vấn đề đàn áp người Duy Ngô Nhĩ khi trọng tâm của thế giới dồn vào Thế vận hội Mùa đông 2022.

Các cáo buộc về vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, bao gồm bỏ tù và lao động cưỡng bức, đã làm dấy lên quan ngại trong các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc. Hồi cuối tháng 6 năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra một báo cáo ước tính hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ, phần lớn là người Hồi giáo, được cho là “bị giam giữ tuỳ tiện” ở Tân Cương.

Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc vi phạm nhân quyền, gọi chúng là “lời nói dối hoàn hảo” và “trò chơi chính trị” “ẩn giấu nhiều động cơ.”

Thủ đô Cộng hòa Séc từng có thỏa thuận “kết nghĩa” với các thành phố Thượng Hải và Bắc Kinh nhằm trao đổi thương mại, văn hoá, giáo dục. Tuy vậy, quan hệ gắn kết của Praha với Đài Bắc trong những năm gần đây được Trung Quốc cho là vi phạm chính sách “một Trung Quốc”, khiến cả Thượng Hải và Bắc Kinh huỷ bỏ kết nghĩa với Praha, ông Hrib giải thích trong chương trình.

Tháng 11 năm ngoái, Hội nghị người Duy Ngô Nhĩ Thế giới đã tổ chức Đại hội đồng lần thứ 7 tại Praha, nơi ông Hrib làm thị trưởng thành phố kể từ cuối năm 2018. Ông Hrib đã tham dự Đại hội và đã bị người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Tại cộng hòa Séc lên án.

Đại sứ quán Trung Quốc đã cáo buộc Hội nghị này là một “tổ chức ly khai chống Trung Quốc đã từ lâu bịa đặt vu khống chống lại Tân Cương,” cũng như “lan truyền chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và “kích động hoạt động khủng bố và ly khai.”

Tuy vậy, khi tham gia Hội nghị, ông Hrib phát biểu: “Tôi nghe nói Trung Quốc không hài lòng với việc Đại hội này được tổ chức ở đây, tại Prah. Còn tôi thì không vui chút nào khi có một nước vào năm 2021 lại có những trại tập trung.”

Trong cuộc trò chuyện với Greenblatt, ông Hrib cho biết ông phát biểu tại Hội nghị “chủ yếu về sự cần thiết phải lên tiếng để chống lại các vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.”

“Sau hội nghị đó, tôi có được vinh dự gặp gỡ những người Duy Ngô Nhĩ sống sót từ các trại tập trung ở Tân Cương. Và tôi kinh hoàng khi nghe những trải nghiệm của họ,” ông Hrib nói với Greenblatt.

Sau đó, ông Hrib đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động hướng tới chấm dứt các trại tập trung, tình trạng lao động cưỡng bức, nạn diệt chủng và cưỡng bức mổ cướp tạng người Duy Ngô Nhĩ.

Ông cho biết việc “làm ngơ trước những tội ác này” là “không có chỗ đứng trong một xã hội văn minh.”

Nhật Minh (theo Newsweek)

Phụng Nghi

Quốc hội Anh lên án tội ác của ĐCSTQ trùng ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh

49 nhà lập pháp Mỹ kêu gọi chấm dứt đàn áp, mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Trái: Cảnh sát bắt giữ các học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn (ảnh: Minh Huệ); Phải: (ảnh thumb Youtube/NTD).

Vào ngày 4/2, ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh, Quốc hội Anh đã thảo luận về hai sửa đổi trong Đạo luật Mô người, cáo buộc ĐCSTQ phạm tội ác diệt chủng vì hậu thuẫn cho hành vi mổ cướp nội tạng đối với các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số khác.

Hai điều khoản sửa đổi nhằm mục đích ngăn chặn công dân Anh không đến các nước như Trung Quốc để cấy ghép nội tạng, cũng như cấm hoạt động lưu diễn trưng bày xác chết từ Trung Quốc.

Lãnh chúa Philip Hunter đã chỉ ra trong cuộc thảo luận rằng, Birmingham đã tổ chức một cuộc triển lãm xác chết được gọi là “Real Bodies” vào năm 2018. Các xác chết là từ Đại Liên ở Trung Quốc, và tất cả đều không có giấy tờ tùy thân cũng như không được sự đồng ý của người nhà những thi thể đó.

Ông nói: “Điều đáng chú ý là giữa năm 1999 và 2013, trại lao động ở Đại Liên nổi tiếng với cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công. Đó là những vụ giết người hàng loạt của một nhà nước độc tài, chúng ta không thể để yên”.

Ông cũng đề cập đến phán quyết của “Tòa án về Trung Quốc” ở London năm 2019 rằng hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ đã tồn tại trong nhiều năm và hiện vẫn tồn tại, và rằng các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng chính. Vào tháng 6 năm 2021, 12 chuyên gia về Quy trình Đặc biệt của Liên hợp quốc trích dẫn “các nguồn đáng tin cậy” nói rằng ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo đã bị giết để lấy nội tạng.

Ông Hunter nói: “Đây là bối cảnh mà chúng tôi đang tranh luận về những sửa đổi này. Tôi rất buồn vì đây là ngày khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Trung Quốc. Chúng ta phải làm mọi cách để ngăn chặn việc làm đáng ghê tởm này”.

Hai sửa đổi do ông Hunter đề xuất đã được nhiều nghị sĩ ủng hộ.

Nam tước Ilora Finlay cho biết bà “rất ủng hộ những sửa đổi này”. “Tôi không thấy có lý do gì để bất kỳ ai không ủng hộ những sửa đổi này”, bà nói, “Chúng đặt ra một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản”.

“Mới hôm qua, tôi nhận được một lá thư từ một người phụ nữ. Mẹ của cô ấy, một học viên Pháp Luân Công, đã bị tống vào tù và sau đó thực sự biến mất. Cô ấy không biết mẹ mình ở đâu và không thể nhận được bất kỳ tin tức nào từ bà. Tình hình này đang diễn ra khắp nơi. Nó đang xảy ra ở Trung Quốc.”

Bernard Ribeiro, thành viên của Hạ viện và là cựu chủ tịch của Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật Hoàng gia Anh, cho biết ông lo ngại về tội ác đang tiếp diễn về việc mổ cắp tim, gan, thận, giác mạc và các cơ quan nội tạng khác của ĐCSTQ. Ông đề cập rằng vào tháng 1 năm nay, Hiệp hội Y khoa Anh đã lên án các bác sĩ Trung Quốc vì đã tham gia vào các vụ vi phạm nhân quyền và diệt chủng, và xã hội đã thúc giục chính phủ Anh gây áp lực cho Đảng Cộng sản Trung Quốc để dừng những hoạt động vô nhân đạo này và cho phép các nhà điều tra của Liên hợp quốc vào vùng Tân Cương.

Nam tước Northover bày tỏ rằng bà hoàn toàn ủng hộ cả hai sửa đổi. “Chúng ta không thể nói rằng chúng tôi không biết về cưỡng bức thu hoạch nội tạng”, bà nói, trước phán quyết của tòa án độc lập và vô số bằng chứng khác.

Bà cũng lưu ý rằng “một số quốc gia, bao gồm Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Na Uy và Israel , đã có hành động ngăn cản [công dân] du lịch ghép tạng ở Trung Quốc. Chúng ta tất nhiên cũng phải làm như vậy.”

Nghị sĩ Alton của Liverpool cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc sửa đổi. Ông cảm ơn Ngài Hunter vì những nỗ lực không mệt mỏi của để bảo đảm nước Anh không bao giờ đồng lõa với một trong những tội ác lớn nhất chống lại nhân loại.

Ông lên án Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì đã thành lập “Phòng 610” và ra lệnh “xóa sổ Pháp Luân Công”, khiến những học viên Pháp Luân Công trở thành nạn nhân chính của nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Ông nói, “Cái mà bây giờ được coi là ‘Trò chơi diệt chủng’ đang khởi động ở Bắc Kinh, và chúng ta nên có cuộc tranh luận đúng lúc này tại Quốc hội. Kể từ khi Đức Quốc xã tổ chức Thế vận hội ở Berlin năm 1936, chúng ta chưa từng thấy lý tưởng Olympic bị phỉ báng như vậy”.

Nghị sĩ Patrick Cormack cho biết: “Tôi chỉ muốn hết lòng ủng hộ những sửa đổi này. Không có thương vụ nào hèn hạ hơn việc buôn bán nội tạng người; không có Thế vận hội nào đáng xấu hổ hơn những gì đang diễn ra ở Trung Quốc lúc này”.

Theo Aboluowang

Tổng thư ký LHQ kỳ vọng TQ cho phép bà Michelle Bachelet đến thăm Tân Cương

Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết hôm 5/2, ông Antonio Guterres nói với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, ông mong muốn họ sẽ cho phép người đứng đầu tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet tiến hành một chuyến thăm “đáng tin cậy” tới Trung Quốc, bao gồm cả việc đặt chân đến khu vực Tân Cương.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (bên trái), Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach (thứ 2 bên trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ở giữa) và phu nhân Bành Lệ Viên tham gia lễ khai mạc của Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 202 (Ảnh: Getty Images)

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị bên lề Thế vận hội Mùa đông, theo thông tin từ cuộc hội đàm của họ.

Ông “bày tỏ kỳ vọng rằng, các cuộc tiếp xúc giữa văn phòng Cao ủy Nhân quyền và các cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ cho phép một chuyến thăm đáng tin cậy của Cao ủy tới Trung Quốc, bao gồm cả Tân Cương,” bản tin nêu rõ.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là bản tin về cuộc họp từ hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã không hề đề cập đến vấn đề nhân quyền.

Theo các nhà vận động nhân quyền, ít nhất một triệu người (đa số là người thiểu số Hồi giáo) đã bị giam giữ trong các “trại cải tạo” ở vùng Tân Cương xa xôi phía Tây Trung Quốc, khu vực đang bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trên diện rộng, bao gồm cả việc cưỡng bức phụ nữ và cưỡng bức lao động.

Trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh sự ủng hộ của ông Guterres đối với Thế vận hội tại các cuộc họp giao ban hàng ngày.

Đích thân người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng đã chúc mừng ông Tập về việc tổ chức Thế vận hội trong cuộc hội đàm của họ tại Bắc Kinh, thông cáo từ tổ chức này cho hay.

Dù vậy, phía Trung Quốc cho đến nay vẫn từ chối không cho phép bà Bachelet, cựu Tổng thống Chile thực hiện một chuyến thăm độc lập tới Tân Cương.

Chính phủ Mỹ và các nhà lập pháp ở năm quốc gia phương Tây khác đã tuyên bố việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là “tội ác diệt chủng”, trong khi chính quyền Bắc Kinh vẫn một mực phủ định cáo buộc này.

Trung Quốc đã nhiều lần hô hào các quốc gia dân chủ ngừng “chính trị hóa” Thế vận hội, vốn đã bị lu mờ bởi các vấn đề như nhân quyền, COVID-19 và những lo ngại rủi ro xảy ra với các vận động viên nếu họ lên tiếng tại Thế vận hội.

Tại lễ khai mạc, chính quyền Trung Quốc đã chọn một vận động viên trẻ 20 tuổi người Duy Ngô Nhĩ, vận động viên trượt tuyết băng đồng Dinigeer Yilamujiang làm một trong những người mang đuốc Olympic cuối cùng. Đây có thể xem là một động thái có ý nghĩa chính trị rõ ràng.

Trong một diễn biến khác, các nhà hoạt động và nhà lập pháp hy vọng sẽ thấy được báo cáo của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Tân Cương, và áp lực về việc công bố báo cáo này trước Thế vận hội Bắc Kinh không ngừng gia tăng. Nhưng cơ quan thế giới khẳng định hồi cuối tháng trước, báo cáo sẽ không kịp phát hành trước Thế vận hội.

Tờ SCMP của Hồng Kông chỉ ra, Bắc Kinh đã chấp thuận và đồng ý cho và Bachelet đến thăm Tân Cương – và ám chỉ rằng cái giá cho điều đó là họ muốn văn phòng của bà dừng phát hành báo cáo nói trên.

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Guterres “bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tất cả các mối quan tâm chính của Tổ chức – hòa bình và an ninh, phát triển bền vững, bao gồm cả biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và nhân quyền,” tuyên bố của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, người đứng đầu Liên Hợp Quốc “ghi nhận những nỗ lực quan trọng mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi nỗ lực bổ sung để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, từ đó thu hẹp khoảng cách phát thải”.

Minh Ngọc (Theo AFP)

Biểu tình chống tiêm chủng bắt buộc ở Canada bước sang tuần thứ hai

Thanh Mai

Một người Canada cầm tấm biển với dòng chữ “Tự do lựa chọn” chào đón đoàn xe tải (ảnh: Từ video của Global News)

Hãng tin AFP đưa tin, vào ngày mùng 5/2, các cuộc biểu tình bằng xe tải ở thủ đô Ottawa, Canada, phản đối việc bắt buộc tiêm vaccine Covid đã bước sang tuần thứ hai.

Những người biểu tình tụ tập quanh đống lửa trong thời tiết lạnh giá bên ngoài quốc hội Ottawa. Họ cầm cờ Canada và biểu ngữ kêu gọi chính phủ Canada chấm dứt chính sách tiêm chủng bắt buộc.

Cảnh sát cho biết, có hơn 2.000 người ủng hộ cuộc biểu tình bằng xe tải. Cảnh sát đã dựng rào chắn trên con đường một ngày trước đó, để ngăn các xe tải khác vào trung tâm thành phố Ottawa.

Một phụ nữ tham gia cuộc biểu tình nói rằng “những cuộc biểu tình không phải nhắm vào câu hỏi có nên tiêm phòng Covid hay không”, mà “Đây là vấn đề tự do đang bị đe dọa”.

Các nhóm nhân quyền biểu tình ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc trước thềm Thế vận hội Bắc Kinh

Alice Sun

Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, để kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022 hôm 03/02/2022. (Ảnh: Alice Sun/The Epoch Times)Mỹ – Trung

LOS ANGELES – Một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền đã hô vang “Tây Tạng Tự do, Duy Ngô Nhĩ tự do, Đài Loan tự do, Hồng Kông tự do, Đông Turkestan tự do” trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở trung tâm thành phố Los Angeles ngay trước ngày diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh.

Hôm 03/02, một liên minh gồm 15 nhóm nhân quyền đã tập trung bên ngoài tòa nhà 443 Shatto Place, một trong hai trung tâm ngoại giao của Trung Quốc ở bờ biển phía tây Hoa Kỳ, để kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa Đông ở Bắc Kinh trong khi chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục những hành vi vi phạm nhân quyền của mình, điều này hoàn toàn tương phản với tinh thần đại diện cho sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế.

“Thế vận hội Bắc Kinh 2022 và việc phát sóng chương trình này được thực hiện bởi đài NBC cùng với các tổ chức truyền thông khác sẽ hợp pháp hóa các chính sách đàn áp tệ hại và hồ sơ vi phạm nhân quyền tàn bạo của chính quyền Trung Quốc,” ông Tao Tenzing Dhamcho, đại diện cho Liên minh Tây Tạng Quốc tế nói với The Epoch Times.

Ông Dhamcho gọi Thế vận hội Bắc Kinh là “Thế vận hội Diệt chủng của Trung Cộng [Đảng Cộng sản Trung Quốc]” và tuyên bố có hơn 150 người Tây Tạng đã tự thiêu vì “họ không thấy được tương lai của chính mình.”

Ông Kevin Young, chủ tịch kiêm nhà sáng lập tổ chức Santa Barbara Những người bạn của Tây Tạng, nói với The Epoch Times rằng ông thành lập tổ chức này sau chuyến đi đến Nepal, nơi mà ông đã gặp nhiều người tị nạn Tây Tạng.

“Tôi biết câu chuyện của họ, việc họ phải đào thoát khỏi quê hương của mình như thế nào sau khi Đảng Cộng Sản [Trung Quốc] phá hủy các tu viện và về cơ bản là biến [Tây Tạng] thành một thuộc địa khai thác tài nguyên.”

Các tổ chức này cho biết ĐCSTQ — với danh sách vi phạm nhân quyền chống lại nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo dài dằng dặc của mình — là nước chủ nhà không xứng đáng đăng cai Thế vận hội Olympic.

Ông Karma Gelek, phó chủ tịch Hiệp hội Tây Tạng Nam California, nói với The Epoch Times: “Chúng tôi không đồng tình với việc Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh vì Thế vận hội này [đại diện] cho tinh thần đoàn kết, tự do, và tình huynh đệ. … [Chính quyền Trung Quốc] không đề cao bất kỳ giá trị nào về nhân quyền và phẩm cách.”

Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, để kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022 hôm 03/02/2022. (Ảnh: Alice Sun/The Epoch Times)

Ông Jay Sun, thuộc Đảng Dân Chủ Trung Quốc, đồng tình với ông Gelek và cho biết mẹ của ông, hiện vẫn đang ở Trung Quốc, đã liên tục bị cảnh sát sách nhiễu vì ông tham gia các sự kiện ủng hộ dân chủ ở Hoa Kỳ.

Ông Sun nói, “Thế vận hội Olympic đại diện cho việc theo đuổi tự do của mọi người. Khi Thế vận hội được tổ chức ở Bắc Kinh, thật không công bằng đối với người dân Đài Loan, người dân Hồng Kông, và người Tây Tạng vì hoạt động này thể hiện rằng cộng đồng quốc tế có vẻ như đang ủng hộ chính quyền Trung Quốc.”

Yahoo News đưa tin rằng cùng ngày hôm đó, một nhóm người biểu tình khác đã tuần hành qua Cầu Cổng Vàng về phía Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, đeo khẩu trang có in dòng chữ “Tẩy chay ĐCSTQ”, những lá cờ có in dòng chữ “Trả Tự do cho Hồng Kông, Bây giờ cần Dân chủ”, những chiếc mũ với dòng chữ “Hãy cứu Tây Tạng”, và những tấm biển hiệu ghi “Hãy Chấm dứt Thế vận hội Đẫm máu.”

Đây không phải là lần đầu tiên mà sự lệch lạc không ăn nhập giữa Bắc Kinh và Thế vận hội làm dấy lên làn sóng phản đối của công chúng về hoạt động “tẩy trắng bằng thể thao” (“sportwashing”) của ĐCSTQ — một thuật ngữ được Tổ chức Ân xá Quốc tế phổ biến — dùng thể thao để tăng cường tính hợp pháp của chính quyền Trung Quốc và đánh lạc hướng sự chú ý ra khỏi các hành động nhân quyền tàn bạo của họ.

Theo Free Tibet, một tổ chức nhân quyền bất vụ lợi cho biết các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới cũng phản đối Thế vận hội Bắc Kinh 2008 trong nhiều tháng trước khi khai mạc hồi tháng Tám. Ngay cả ở Trung Quốc, hàng trăm tăng nhân đã biểu tình một cách ôn hòa hồi tháng 03/2008 tại Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, và dẫn đầu một làn sóng hơn 100 cuộc biểu tình trên khắp cao nguyên Tây Tạng. Sau đó, hàng nghìn người Tây Tạng đã bị giam giữ, và hơn một trăm người đã thiệt mạng dưới hành vi bạo lực của cảnh sát.

Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền đã biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, trưng bày hình ảnh các cá nhân bị chính quyền Trung Quốc đàn áp và kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022 hôm 03/02/2022. (Ảnh: Alice Sun/The Epoch Times)

ĐCSTQ có một biên sử dài và còn tiếp nối về những hành vi bạo tàn nhân quyền. Ngoài các nhà bất đồng chính kiến ​​và luật sư nhân quyền, trong số các nhóm chính bị bức hại còn có người Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và người Hồng Kông.

Theo bản chứng ngôn của ông Scott Busby, phó trợ lý thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết có ít nhất 800,000 người — và có thể hơn 2 triệu người — người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị giam giữ trong các trại tập trung kể từ năm 2017. Hầu hết họ đều không có tiền án và không bị buộc tội hình sự, và gia đình [của họ] không hề hay biết những người thân yêu của mình bị giam ở đâu và với thời hạn bao lâu.

Kể từ khi Anh Quốc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc Cộng sản năm 1997, quyền tự do và quyền tự chủ của Hồng Kông ngày càng bị áp chế. Dự luật dẫn độ được đề xướng hồi năm 2019 — điều chưa từng có tiền lệ là sẽ cho phép công dân Hồng Kông bị dẫn độ trở lại Bắc Kinh để đối mặt với phiên tòa và có khả năng khiến các nhà hoạt động, ký giả, và luật sư nhân quyền gặp rủi ro — đã khiến cho hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình. Hồi năm 2020, Bắc Kinh đã đáp trả bằng luật an ninh quốc gia hà khắc, khiến bất kỳ hành vi nào bị coi là phá hoại quyền lực của ĐCSTQ đều có thể bị phạt tù chung thân.

Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng triệu học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần với các bài tập tĩnh tại cùng với các nguyên lý đạo đức dựa trên chân, thiện, và nhẫn, đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động, và các cơ sở khác, trong đó hàng trăm ngàn người đã bị tra tấn. Hồi tháng trước (01/2022), 11 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị kết án lên đến 8 năm tù giam. Những người ủng hộ nhân quyền cho rằng đây là một cách để chính quyền bịt miệng những tiếng nói bất đồng trước Thế vận hội Bắc Kinh.

Trong nhiều năm qua, hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức — chủ yếu nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, và cũng bao gồm các tù nhân lương tâm khác bị giam giữ — đã trở thành một ngành công nghiệp ghép tạng mang lại hàng tỷ USD do chính quyền Trung Quốc điều hành, bị Tòa án Luận tội Trung Quốc — một tòa án phi chính phủ có trụ sở ở London chuyên điều tra hoạt động thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, định tội vào năm 2019.

Hoàng Anh biên dịch

Related posts