Người dân Nga phản ứng như thế nào khi xem ảnh chiến tranh từ Ukraine?

Bách Diệp

Cảnh sát chạy về phía một người đàn ông cầm bảng “không chiến tranh” ở Quảng trường Manezhnaya phía trước Điện Kremli, Moscow vào ngày 13/3/2022. (Ảnh: Getty Images)

Những người dân Nga nghĩ gì về cuộc chiến đẫm máu Nga-Ukraine vẫn đang tiếp tục diễn ra?

Nga gần đây đã ban hành luật chống phát ngôn mới Orwellian, gọi cuộc xâm lược Ukraine là “chiến tranh” là bất hợp pháp, chứ chưa nói đến việc lên tiếng chống lại, và chính phủ đã đóng cửa các trang mạng xã hội cùng nhiều hãng thông tấn khác.

Tuy nhiên, ít nhất YouTube vẫn được dùng ở Nga cho đến thời điểm hiện tại.

1420 là một kênh YouTube do một thanh niên 21 tuổi tên là Daniel điều hành. Trong đoạn video, anh Daniel đi khắp nơi trên đường phố Moscow, thu thập bình luận của người đi đường về những sự kiện mới nhất. Xem các video của anh ấy, người ta có thể thấy người Nga cảm nhận thế nào trước chiến tranh, sau chiến tranh…sau một tuần, sau hai tuần… 

“Tôi nghĩ cuộc chiến bắt đầu giữa chính phủ, không phải người dân”, một phụ nữ trẻ nói trong một cuộc phỏng vấn vào ngày đầu tiên của cuộc xâm lược. “Chúng ta nên làm gì đây? Bạn không thể chỉ đăng bài chống lại điều ấy. Chúng ta phải xuống đường.”

“Đau lòng quá, đau lòng quá. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói, tôi không hiểu tại sao điều này lại xảy ra ở thế kỷ 21… Những người bình thường chúng tôi chắc chắn không muốn chiến tranh. Chúng tôi muốn hòa bình, hữu nghị và hòa ái.” Phụ nữ đan lưới ngụy trang ở Lviv, Ukraine, ngày 16/3/2022.

Lviv đã đóng vai trò là điểm dừng chân và nơi trú ẩn cho hàng triệu người Ukraine chạy trốn khỏi cuộc tấn công của Nga, vì sự an toàn của các quốc gia lân cận hoặc an ninh tương đối của miền tây Ukraine. (Ảnh: Alexey Furman/ Getty)

“Chúng tôi, kênh 1420, muốn cho người Nga thấy ở mọi góc độ, để thế giới có thể biết mọi thứ về họ.”

Theo anh Daniel, những người Nga dám trả lời câu hỏi của anh chỉ là một phần nhỏ so với những người anh đã phỏng vấn. Đối với một video gần đây, 23 người đi bộ đã đồng ý nói chuyện, trong khi 123 người từ chối. Tỷ lệ đó được duy trì trong một thời gian, nhưng 3 tuần sau cuộc chiến, số lượng người sẵn sàng được phỏng vấn đột nhiên giảm mạnh.

Anh Daniel nói: “So với tuần đầu tiên, mọi người thực sự bắt đầu né tránh một số chủ đề và trở nên thận trọng hơn.”

Sự cẩn trọng này được thể hiện rõ trong các video của anh ấy. Khi kênh 1420 hỏi mọi người rằng họ nghĩ gì về cuộc chiến, hay điều mà bây giờ phải gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”, nhiều người chỉ lắc đầu và bỏ đi.

“Tôi không thể bình luận vì công việc của tôi”, một phụ nữ trẻ trả lời.

“Tôi không muốn nghĩ về điều đó”, một người đi bộ khác nói.

Kể từ khi Nga bắt đầu đổ bộ Ukraine khoảng một tháng trước, các cộng đồng Ukraine trên khắp nước Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ.. Hội nghị thượng đỉnh Ukraine ở Ohio được tổ chức tại Nhà thờ Chính thống Ukraine ở Parma vào ngày 17/3. (Ảnh: MIchael Sakal/ The Epoch Times)

Một số người tỏ ra chấp nhận luận điệu của chính phủ Nga

“Chiến tranh gì?” Một người đàn ông nhìn người quay phim với ánh mắt lạnh lùng.

“Tôi không thấy chiến tranh”, một người khác nói, “Đối với tôi, về cơ bản là không có chiến tranh. Hãy nói về chiến tranh khi bom thả ở đây.”

“Tôi ủng hộ ông Putin”, một phụ nữ trung niên lặp lại. “Tôi sẽ không nhìn những bức ảnh (chiến tranh) này.”

“Đó là một đòn phòng ngừa”, một người khác giải thích, “Quả thực, điều này sẽ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Thương tâm, nhưng chẳng còn cách nào? Chờ chúng (người Ukraine) tấn công chúng ta à?”

“Không ai đánh bom Kyiv cả. Tôi không tin”, một ông lão nói.

“Xâm lược Ukraine à, ông Putin sẽ không làm điều đó?”, một người khác hỏi với một nụ cười, “Tại sao? Có người Nga sống ở đó mà, họ ở Ukraine, ở Belarus.”

Khói bốc lên từ một chiếc xe tăng của Nga bị quân đội Ukraine phá hủy bên lề đường ở vùng Lugansk, Ukraine, vào ngày 26/2/2022. (Ảnh: Anatolii Stepanov/ AFP/ Getty Images)

“Nhưng cuộc đổ bộ tấn công đã xảy ra”, người quay phim nói với anh ấy.

“Tôi không biết, đó không phải là những gì họ nói trên bản tin”, anh ấy trả lời.

Ngay cả trên YouTube, người Nga có lẽ sẽ không nói những điều đó một lần nữa. Daniel cho biết anh sẽ rời khỏi đất nước, và tương lai của kênh 1420 không biết sẽ đi về đâu.

“Bây giờ tôi không thể ở lại đây, vì vậy tôi quyết định đi du lịch khắp thế giới”, anh ấy giải thích.

Tờ Independent đã hỏi Daniel liệu anh có lo ngại rằng mình có thể vi phạm luật mới của Nga cấm nói về chiến tranh hay không.

“Tôi không sợ”, anh Daniel trả lời trong email. “Không phải là tôi không sợ bất cứ điều gì, chỉ là tôi chưa cảm thấy sợ mà thôi.”

Video người Nga phản ứng như thế nào khi họ xem những bức ảnh từ Ukraine

Bách Diệp

Theo Vision Times

Related posts