Thảm sát Bucha: Mỹ có đưa quân tham chiến? Bắc Kinh có hành động hiếm vì bí mật phía sau?

Trần Phong

Đường phố Bucha bị tổn hại trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. (Ảnh: ANASTASIA VLASOVA / Getty).

Chuyên gia các vấn đề thời sự Đường Hạo đã có bài phân tích về việc thảm sát ở Bucha có thể dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cuộc chiến ở Ukraina. Sau đây là những nội dung chính trong bài bình luận của ông Đường đăng trên Epoch Times.

Vụ thảm sát Bucha gây chấn động thế giới, Mỹ có sắp đưa quân đến Ukraine để tham chiến hay không? Nga có trở thành Triều Tiên thứ hai hay không? Bắc Kinh che giấu một bi kịch lớn hơn? Hay việc ĐCSTQ chiếm Đài Loan có khó hơn không? Ông Đường Hạo đặt ra những câu hỏi trong phần mở đầu của mình.

“Thảm sát Bucha” ở Ukraine gần đây đã làm cộng đồng quốc tế bàng hoàng, không chỉ các nước u Mỹ lên án mà ngay cả ĐCSTQ cũng có hành động hiếm hoi đề cập tới sự việc này. Thảm kịch nhân đạo này rất có thể sẽ là bước ngoặt làm đảo ngược toàn bộ cuộc chiến Nga-Ukraine, đồng thời có thể mang đến những cú sốc và thay đổi lớn đối với tình hình quốc tế.

Bucha là một thị trấn nhỏ gần Kiev, thủ đô của Ukraine, sau khi chiến tranh bùng nổthị trấn này đã bị quân đội Nga chiếm đóng, chỉ sau khi quân đội Nga rút đi vài ngày, người ta mới phát hiện ra rằng hàng trăm thường dân địa phương đã bị bắn, tra tấn hoặc lạm dụng.

“Thảm sát Bucha” gợi lại “Thảm sát Katyn” ở Ba Lan năm 1940

Khi quân đội Liên Xô xâm lược Ba Lan, họ đã tiến hành một cuộc tàn sát có tổ chức đối với các tù nhân chiến tranh, trí thức và công chức địa phương, giết chết khoảng 22.000 người. Trớ trêu thay, vụ thảm sát người Ba Lan của Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ được tiết lộ với thế giới vào năm sau khi bị phát hiện bởi Đức Quốc xã ở Đức, gây chấn động thế giới. Nhưng quan chức Liên Xô phủ nhận điều đó và đợi đến năm 1990 mới lần đầu tiên thừa nhận sự tồn tại của vụ thảm sát. Thảm kịch chống lại loài người gây chấn động thế giới này cũng đã được dựng lại thành phim vào năm 2007.

Vụ thảm sát Bucha ở Ukraine thực sự khá giống với vụ thảm sát Katyn năm đó, ngoại trừ việc Liên Xô là “đồng minh” của phương Tây trong Thế chiến thứ hai, và đã chiến đấu chống lại “phe Trục phát xít” như Đức và Nhật Bản. Và Liên Xô đã không bị truy cứu trách nhiệm về vụ thảm sát Katyn.

Bây giờ, thảm kịch Bucha sẽ có tác động gì đối với nước Nga? Nó sẽ có tác động gì đến chính trị quốc tế? ĐCSTQ có quan điểm gì về vụ việc này? Đằng sau tuyên bố của ĐCSTQ, bí mật phi nhân tính nào đang được che giấu? Đó là những gì ông Đường Hạo sẽ làm rõ.

Những cú sốc từ thảm sát Bucha ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế

Thảm kịch nhân đạo Bucha có thể nói là một bước ngoặt then chốt của cuộc chiến Nga-Ukraine, không phải cuộc thảm sát này phân định ai thắng ai thua mà là cuộc thảm sát này làm gia tăng thêm tính khốc liệt và kéo dài cuộc chiến Nga-Ukraine.

Cú sốc 1: Các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine đang đi vào bế tắc

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu, các tổ chức nhân quyền quốc tế đã thu thập rất nhiều bằng chứng, cáo buộc Nga phạm “tội ác chiến tranh”, tuy nhiên những cáo buộc này không ảnh hưởng đến cuộc đàm phán hòa bình song phương giữa Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, vào ngày 3/4, sau khi Ukraine công bố thảm kịch thảm sát ở Bucha đã gây ra cú sốc và sự lên án từ cộng đồng quốc tế, và cuộc hòa đàm giữa hai bên ngay lập tức chìm xuống đáy biển mà không có hành động tiếp theo.

Sau đó, tướng quân đội hàng đầu của Hoa Kỳ Milley nói với các dân biểu vào ngày 5 rằng trừ khi quân đội Hoa Kỳ cử quân đội đến can thiệp để ngăn chặn nó, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể tiếp tục trong vài năm. Thật trùng hợp, Tổng thư ký NATO cũng tuyên bố vào ngày 6 rằng cuộc chiến có thể kéo dài trong “vài tháng hoặc nhiều năm”, và ông hy vọng rằng tất cả các giới sẽ có cách hiểu “thực dụng” hơn về ý định chiến tranh của Nga.

Chứng kiến ​​điều này, có thể thấy rằng NATO và quân đội Mỹ đã phát đi những tín hiệu cho thấy cuộc chiến có khả năng tiếp tục gia tăng về quy mô và độ dài, và thậm chí lần đầu tiên phát đi tín hiệu rằng quân đội Mỹ có thể sắp can thiệp vào chiến trường. Kkhông rõ liệu các quốc gia u Mỹ có phẫn nộ trước vụ thảm sát Buccha và quyết định “cưỡng chế hòa bình bằng chiến tranh” hay “ngừng chiến tranh bằng vũ lực” hay không? Hay giống như việc các bên tham chiến buộc tội lẫn nhau, và đằng sau đó là những kế hoạch và tính toán không rõ ràng của nhau?

Nhưng dù thế nào đi nữa, có vẻ như cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine sẽ tạm thời vô ích, và cuộc chiến này có khả năng tiếp tục kéo dài thêm.

Cú sốc 2: Nga có thể trở thành một “Triều Tiên thứ hai”

Kể từ khi chiến tranh bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của các nước Âu Mỹ, cộng đồng quốc tế đã liên tiếp áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chung khác nhau đối với Nga, con số lên tới hơn 5.000 lệnh. Nga không chỉ bị trừng phạt tài chính nghiêm khắc và quyền sử dụng đô la Mỹ để giao dịch mà Hàn Quốc và Đài Loan cũng ngừng xuất khẩu chip cao cấp, cắt đứt huyết mạch phát triển công nghệ cao cấp và công nghiệp quốc phòng.

Ngoài ra, nhiều nước cũng tuyên bố ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, ngừng nhập khẩu nông sản và tài nguyên thiên nhiên của Nga, thậm chí hai con gái của ông Putin và vợ và con gái của Ngoại trưởng Lavlov cũng trở thành đối tượng bị trừng phạt mới nhất.

Hơn nữa, vụ thảm sát Bucca cũng có thể khiến Nga bị cáo buộc “diệt chủng”, điều này cũng khiến nhiều nước hạ cấp quan hệ ngoại giao với Nga. Ví dụ, Pháp, Đức, Hy Lạp và Na Uy đều đã trục xuất một số lượng lớn các nhà ngoại giao Nga, và Litva đã trực tiếp trục xuất Đại sứ Nga, quay lưng lại với Nga.

Chúng ta có thể thấy rằng các lệnh trừng phạt chống lại Nga của cộng đồng quốc tế ngày càng nặng nề hơn và cứng rắn hơn, điều này sẽ mang lại hai tác động lớn rõ ràng cho Nga:

Đầu tiên, nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga và sinh kế của người dân. Trên thực tế, dù là chiến tranh hay cấm vận thì cuối cùng người chịu thiệt hại nhiều nhất vẫn phải là những người dân thường, đặc biệt là những người dân thường ở Nga.

Như chúng ta đã biết, Nga đang chịu các lệnh trừng phạt tài chính quốc tế và không được sử dụng đô la Mỹ để kinh doanh với nước ngoài, điều này cũng đã dẫn đến việc thoái vốn của một số lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả là sẽ có ít hàng hóa hơn ở Nga và ít việc làm hơn, dẫn đến lạm phát và thất nghiệp nghiêm trọng.

Theo Bloomberg, giá cả ở Nga đã tăng 10% trong ba tháng qua; và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Tòa bạch Ốc thậm chí còn đưa ra một số liệu đáng kinh ngạc, ông nói rằng giá ở Nga tăng 2% mỗi tuần, 200% trong một năm. Hãy thử nghĩ xem, ai là người bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá tăng cao? Tất nhiên là những người dân thường.

Và, theo ước tính của Tòa Bạch Ốc, chiến tranh và các lệnh trừng phạt quốc tế sẽ thu hẹp nền kinh tế Nga khoảng 10% đến 15% trong năm nay. Có thể chúng ta không cảm thấy nhiều về dữ liệu này, nhưng nói thẳng ra, nó sẽ dẫn đến nhiều thất nghiệp hơn, thu nhập ít hơn và cuộc sống khó khăn hơn.

Một tác động khác là vị thế quốc tế của Nga bị tổn hại nghiêm trọng và khiến Nga ngày càng bị cô lập, bị gạt ra ngoài lề quan hệ quốc tế. Vừa rồi chúng ta đã thấy nhiều nước trục xuất các nhà ngoại giao Nga, và các tổ chức quốc tế cũng kêu gọi trục xuất Nga. Các nước như Hoa Kỳ đã chủ trương loại Nga ra khỏi G20; và Liên hợp quốc cũng đã trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Tuy nhiên, mặc dù Nga sẽ bị thiệt hại về mặt kinh tế và ngoại giao, nhưng người ta ước tính rằng ông Putin có thể giữ được quyền lực của mình sau chiến tranh. Bởi vì các cuộc thăm dò dư luận ở Nga cho thấy sự ủng hộ đối với ông khá cao và hiện tại không có lực lượng chính trị nào có thể thách thức ông, nên sự cai trị của Putin có thể tiếp tục trừ khi ông bất ngờ bị ám sát.

Tuy nhiên, tình hình như vậy rất có thể sẽ đưa Nga trở thành “Triều Tiên” thứ hai, nhưng quy mô và sức mạnh còn lớn hơn Triều Tiên của Kim Jong-un. Sao có thể gọi là triều tiên thứ hai? Vì hai chế độ sẽ có chung những đặc điểm sau:

  1. Chế độ độc tài một người, độc quyền quyền lực
  2. Bị Quốc tế cô lập, độc lập với thế giới
  3. Kinh tế yếu kém, dân sinh khó khăn
  4. Quân đội hùng mạnh, có sự đe dọa về hạt nhân

Do đó, cuộc chiến này, nhất là sau vụ thảm sát Buccha sẽ khiến nước Nga suy yếu về kinh tế, ngoại giao và quân sự, có thể rơi vào suy thoái kinh tế lâu dài, nhưng về cơ bản sự cai trị của ông Putin sẽ tiếp diễn, vì vậy Nga sẽ trở thành “Triều Tiên thứ hai” , và sau đó nó sẽ đi vào chế độ tự cô lập và ảnh hưởng quốc tế của Nga cũng sẽ suy giảm đáng kể.

Tuy nhiên, không giống như Triều Tiên, liệu Nga có buộc phải dựa vào ĐCSTQ và làm hài lòng ĐCSTQ không? Khó mà nói ra được. Bởi vì mặc dù Nga rất cần ĐCSTQ cung cấp hỗ trợ kinh tế và công nghệ, nhưng qua cuộc chiến này, Nga cũng đã phát hiện ra rằng ĐCSTQ là không đáng tin cậy.

Do đó, sau cuộc chiến này, Nga rất có thể sẽ tiến tới “Triều Tiên hóa”, nhưng mối quan hệ giữa Nga và ĐCSTQ sẽ tiến từ “phụ thuộc lẫn nhau” tiến gần hơn tới “cảnh giác lẫn nhau” để ngăn ĐCSTQ lợi dụng tình hình. Còn việc nắm bắt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế chiến lược của Nga thì sao? Điều này vẫn còn phải chờ xem.

Cú sốc 3: Các nước phương Tây đang tập hợp cao độ để làm suy yếu thanh kiếm của Nga, chống lại ĐCSTQ

Trước đây ông Đường Hạo đã từng nói rằng ĐCSTQ không muốn Nga sụp đổ và trở thành một hệ thống tự do, nếu không sẽ gây ra một mối đe dọa to lớn ở phía bắc. Nói một cách đơn giản, ĐCSTQ luôn coi Nga là lá chắn và áo giáp của mình, vì vậy ĐCSTQ hy vọng rằng Nga sẽ đưa quân đến Ukraine để gây rối ở Châu u và kiềm chế các nước u Mỹ, để ĐCSTQ có thể giành được nhiều lợi thế chiến lược hơn ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ thực sự coi Nga như một phương tiện bọc thép để tự bảo vệ mình, thì thảm kịch Bucha có thể nói là một “tên lửa Javelin” được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các phương tiện bọc thép, nó đã xuyên thủng xe bọc thép của Nga từ trên nóc, và bây giờ đầu đạn đã đến gần ĐCSTQ.

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế biết rằng ĐCSTQ là “đối thủ” đe dọa lớn nhất sau Nga, vì vậy các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia liên tục kêu gọi ĐCSTQ, cảnh báo ĐCSTQ không hỗ trợ Nga trong các cuộc chiến và lên án Nga. Trong hai ngày qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman một lần nữa chỉ tay vào ĐCSTQ, nói rằng miễn là ĐCSTQ cung cấp hỗ trợ vật chất cho Nga, thì Hoa Kỳ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ.

Tuy nhiên, một khi Nga bị lôi kéo bởi cuộc chiến, trở thành “Triều Tiên thứ hai” và mất khả năng thách thức cộng đồng quốc tế, thì ĐCSTQ sẽ trở thành kẻ thù quốc tế đe dọa nhất và chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích của công chúng. Đặc biệt, cuộc chiến này đã mang lại sự đoàn kết chặt chẽ hơn giữa các nước u Mỹ, với Úc, Nhật Bản, Đài Loan, v.v., khiến cho việc thâm nhập và phân hóa của ĐCSTQ trở nên khó khăn, và cũng khiến chính quyền Bắc Kinh cảm thấy khủng hoảng.

Cú sốc 4: Thay đổi cán cân ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương khiến ĐCSTQ khó giành được Đài Loan hơn

Có thể có hai quốc gia thua trong cuộc chiến này. Người thua đầu tiên là Nga, vì sức mạnh và ảnh hưởng quốc gia của họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng; kẻ thua thứ hai là ĐCSTQ, vì uy tín và tín nhiệm quốc tế của họ đều sẽ mất do chính động thái “trung lập giả tạo và hỗ trợ thực sự cho Nga” của họ.

Do đó, chúng ta có thể thấy trước rằng mục tiêu tiếp theo mà cộng đồng quốc tế phải nghiêm khắc ngăn chặn và phong tỏa là ĐCSTQ, và việc triển khai và hỗ trợ các nước châu u và Mỹ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương hoặc toàn bộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ ngày càng leo thang hơn và tích cực hơn.

Ví dụ, Liên minh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) mới thành lập cách đây hai ngày đã thông báo rằng ba nước Mỹ, Anh và Australia sẽ cùng phát triển “vũ khí siêu thanh”, mở rộng chia sẻ thông tin tình báo và mời nhiều đối tác tham gia. Thông tin này rất rõ ràng là nhằm vào ĐCSTQ, cũng có nghĩa là các nước u Mỹ dù chưa giải quyết được chiến tranh ở Ukraine nhưng đã bắt đầu tăng cường triển khai để ngăn chặn ĐCSTQ.

Những quốc gia nào mà liên minh Úc-Anh-Hoa Kỳ đang tìm kiếm làm đối tác? Ngoài Nhật Bản, tất nhiên, Hàn Quốc. Tổng thống tương lai Yoon Seok-yoel, người vừa thắng cử ở Hàn Quốc năm nay, vừa cử một phái đoàn đến thăm Tòa Bạch Ốc, với hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ triển khai vũ khí chiến lược ở Hàn Quốc, bao gồm máy bay ném bom, hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân, và hơn thế nữa. Điều này cho thấy nhiều khả năng Hàn Quốc sẽ chuyển từ “phe gấu trúc” sang “phe diều hâu” trong tương lai, và Mỹ cũng có khả năng tăng cường triển khai và hỗ trợ quân sự tại Hàn Quốc nhằm tăng cường công tác phòng ngừa và răn đe ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý hơn là Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen vừa tuyên bố vào ngày 6 rằng một khi ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ dùng đến các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc. Bài phát biểu này khá hiếm, trước đây hiếm khi thấy các quan chức tài chính Mỹ bày tỏ quan điểm về vấn đề eo biển Đài Loan. Tuyên bố công khai chống lại cuộc xâm lược của bà Yellen hiện nay đồng nghĩa với việc Mỹ đang “gươm giáo hóa” trước ĐCSTQ, cảnh báo ĐCSTQ không nên hành động hấp tấp, nếu không sẽ phải nếm “quả đấm sắt tài chính” của Mỹ và cộng đồng quốc tế như Nga.

Do đó, vụ thảm sát Bucha và chiến tranh Nga-Ukraine đã bắt đầu thay đổi cán cân sức chiến đấu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gây áp lực ngày càng lớn lên ĐCSTQ và khiến ĐCSTQ ngày càng khó chiếm Đài Loan.

Thảm kịch Bucha sẽ không chỉ tác động đến Nga, mà còn cả ĐCSTQ. ĐCSTQ biết rõ điều này.

ĐCSTQ nói, “Các báo cáo và hình ảnh về cái chết của dân thường ở thị trấn Bucca là rất đáng lo ngại, và chúng ta phải tìm ra sự thật và nguồn gốc của vụ việc.” Đồng thời cũng nói, “Trung Quốc ủng hộ tất cả các sáng kiến ​​và biện pháp có lợi để giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, và các vấn đề nhân đạo không nên được giải quyết. “

Trên thực tế, tuyên bố của ĐCSTQ có phần miễn cưỡng. Vụ thảm sát nổ ra từ ngày 3/4, phía Trung Quốc đợi đến ngày 6 mới có phản ứng, 3 ngày im lặng ở giữa được cho là để tìm hiểu xem sóng gió quốc tế sẽ diễn ra như thế nào, và cân nhắc xem nên nói gì. Vì vậy, cuối cùng phía Trung Quốc đã ra tay đáp trả, nhưng không hề tỏ ra xót thương gì, vẫn giữ vững lập trường “trung lập giả tạo”, không lên án vụ thảm sát, không bày tỏ lập trường, chỉ tiếp tục lặp lại rằng Trung Quốc ủng hộ việc giảm nhẹ cuộc khủng hoảng nhân đạo và tiếp tục đóng vai mình như một “nhà hòa giải độc lập và trung lập”.

Phản ứng lần này của Trung Quốc có vẻ rất bình thường, nhưng theo ông Đường, nó thực sự tiết lộ một bí ẩn quan trọng: vụ thảm sát Bucha, liên quan đến tra tấn và thảm sát hàng trăm người, là một tội ác nghiêm trọng chống lại loài người, liên quan đến tội diệt chủng, là một tội ác quốc tế nghiêm trọng, nên ĐCSTQ không thể tiếp tục núp sau lưng giả điếc, nếu không sẽ bị cộng đồng quốc tế bao vây và lên án, và sẽ bị Nga lôi kéo hơn nữa.

Nhưng quan trọng hơn, ĐCSTQ rất lo lắng rằng nếu ĐCSTQ không phản ứng và tiếp tục hành động câm điếc, nó có thể bị phơi bày bởi cộng đồng quốc tế về một tội ác khác tàn bạo hơn, lâu dài hơn và quy mô lớn hơn chống lại nhân loại của ĐCSTQ, chính là thu hoạch nội tạng sống.

Việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng người sống và bán trên thị trường chợ đen kiếm lời không còn là câu chuyện hoài nghi nữa, truyền thông quốc tế BBC đã nhiều lần đưa tin. Như một báo cáo đã tiết lộ, nhiều bác sĩ Trung Quốc đã tiết lộ chính quyền giam giữ bất hợp pháp nhiều tù nhân và mổ lấy nội tạng.

Các nguồn thu hoạch nội tạng chính là các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Vào tháng 3 năm 2006, một nhân chứng nữ làm y tá đã ra nước ngoài để vạch trần sự việc, vì chồng cô là bác sĩ chịu trách nhiệm mổ lấy nội tạng. Bai Shuzhong, cựu Bộ trưởng Y tế của Tổng cục Hậu cần của quân đội ĐCSTQ, cũng xác nhận rằng việc mổ cướp nội tạng là do cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân ra lệnh.

Bai Shuzhong nói: “Lúc đó là Chủ tịch Giang. Có một chỉ thị nói rằng những việc này phải được thực hiện, đó là cấy ghép nội tạng, bởi vì sau chỉ thị của Chủ tịch Giang vào thời điểm đó, tất cả mọi người chống lại Pháp Luân Công đã làm rất nhiều việc”

Hãy thử nghĩ xem, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, đến nay đã được 23 năm, có vô số học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ, bức hại và biến mất.

Vào năm 2015, một số phương tiện truyền thông đã tiết lộ rằng ít nhất 500.000 học viên Pháp Luân Công đã chết vì mổ cướp nội tạng dựa trên thông tin có sẵn cho Bộ Công an TQ. Tất nhiên, chúng tôi không thể xác minh thêm dữ liệu này, bởi vì đây là bí mật hàng đầu trong ĐCSTQ, và dữ liệu thực tế có thể cao hơn số này.

Nhưng điều chắc chắn là một khi sự thật về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ được công khai, đây chắc chắn sẽ là một thảm họa nhân đạo đáng sợ hơn cả Thảm sát Bucha. Nó sẽ khiến người dân Trung Quốc mất lòng tin vào ĐCSTQ và gây ra khủng hoảng chế độ. Vì vậy, cho dù thế nào, ĐCSTQ cũng phải che giấu và che đậy tội ác lớn nhất và tàn bạo nhất đối với nhân loại trong lịch sử.

Related posts