Trung Quốc – lại một lần nữa – phớt lờ nhân sinh

Thuỷ Tiên – Thanh Đoàn

Trung Quốc - lại một lần nữa - phớt lờ nhân sinh
Hôm 9/4, dân Quảng Châu đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ, đề phòng thành phố phong tỏa. (Ảnh chụp màn hình)

Như chúng ta đã thấy hết lần này đến lần khác trong suốt lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quyền cá nhân bị hủy hoại, giá trị nhân sinh bị dập vùi. Trung Quốc chưa bao giờ có thể thay đổi bất kỷ họ tự tô vẽ cho mình lộng lẫy đến đâu.

Trong những ngày gần đây, thế giới kinh hoàng chứng kiến cảnh người dân Thượng Hải bị chính quyền nhốt trong nhà, 26 triệu người dân. Video lan truyền trên mạng cho thấy tiếng la hét kinh hoàng, phẫn hận, bế tắc và hoảng sợ của người dân qua cửa sổ chung cư ở Thượng Hải ám ảnh bất cứ người xem nào. 

Vaccine Trung Quốc không có ý nghĩa?

Tại sao các nhà chức trách ở Trung Quốc lại theo đuổi một mục tiêu vô nghĩa và bất khả thi là zero COVID – mặc dù thực tế là virus gây ra tỷ lệ tử vong dưới 1% và vaccine được Trung Quốc sản xuất, buộc toàn dân phải sử dụng, thậm chí còn mang đi xuất khẩu khắp toàn cầu, biến vaccine “sản xuất tại Trung Quốc” thành công cụ mặc cả ngoại giao.  Bức ảnh chụp ngày 10/4/2021, một người đàn ông đang tiêm vaccine Covid-19 ở Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô ở phía đông Trung Quốc. (STR / AFP qua Getty Images)

Để thực thi phong toả triệt để, Bắc Kinh phải đưa ra chiến thuật tàn bạo. 26 triệu cư dân của thành phố đã bị nhốt trong nhà trong bối cảnh nguồn cung cấp thực phẩm và thuốc men đang cạn kiệt. Chính phủ của họ được cho là sẽ chuyển những món đồ này đến tận nhà của người dân, nhưng không có gì ngạc nhiên khi chính phủ của họ không thực hiện việc này một cách có tổ chức hoặc kịp thời.

Không chết bởi Covid-19 mà chết bởi chính quyền

CNN đưa tin mọi người đã không thể nhận được sự chăm sóc y tế, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp nếu không có xét nghiệm COVID âm tính. Những đứa trẻ mắc COVID-19  bị tách khỏi gia đình, khỏi sự chăm sóc của bố mẹ. Việc phẫu thuật đã bị từ chối vô thời hạn. Và video cho thấy chính quyền giết những con vật nuôi đang trốn ra đường của các gia đình.

Hơn 30.000 nhân viên y tế và 2.000 nhân viên quân sự đã được điều động đến thành phố để thực thi các biện pháp này. Không ai biết chính mức độ “thực thi” ở mức nào, nhưng nó có vẻ không ổn. The New York Times đưa tin các cư dân kêu vang: “Chúng tôi muốn tiếp tế! Chúng tôi không muốn chết đói”.

CNN cũng đưa tin “một bình luận phổ biến trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc bị kiểm duyệt rất nhiều, đó là ‘Chúng tôi không bị giết bởi Covid, mà là bởi các biện pháp kiểm soát của Covid'”.

Tuy nhiên, không điều gì trong các biện pháp này thực sự làm giảm các trường hợp COVID. Chúng đã vượt qua 20.000 trường hợp vào tuần trước — cao hơn mức cao nhất đã thấy ở Vũ Hán vào năm 2020.

Một lần nữa, mạng sống của người dân bị phớt lờ

Các biện pháp hà khắc đang được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) theo đuổi và kết quả bi thảm mà chúng ta đang chứng kiến là một lời nhắc nhở về việc hệ tư tưởng độc tài này có thể gây chết chóc đến mức nào. Và ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đang chứng minh một lần nữa rằng mạng sống của con người (hay thực sự là bất kỳ mạng sống nào) sẽ không bao giờ được coi trọng dưới một hệ thống cộng sản.

Trong 100 năm ngắn ngủi của nó,  chủ nghĩa cộng sản trên khắp toàn cầu đã gây ra hơn 100 triệu cái chết – và nó đã hủy hoại cuộc đời của vô số người khác. Trên thực tế, chính Mao Trạch Đông của Trung Quốc đã giết nhiều công dân của mình hơn Hitler hay Stalin với số lượng thi thể ước tính ở mức 45 triệu. Như Mao đã nói câu nổi tiếng : “Chủ nghĩa cộng sản không phải là tình yêu! Chủ nghĩa cộng sản là chiếc búa mà chúng ta dùng để tiêu diệt kẻ thù của mình!” Tài khoản Weibo có dấu tick đăng hình ảnh về các quân sĩ trong nhà ga Thượng Hải hôm 7/4. (Weibo)

Bắc Kinh chỉ thành công trong việc làm cho tất cả công dân dưới sự kìm kẹp của nó trở nên nghèo nàn và khốn khổ, họ cũng trở nên bạo lực hơn, đạo đức sa đoạ hơn. Các vụ vi phạm nhân quyền hiện nay xảy ra ở Trung Quốc là một lời nhắc nhở quan trọng về tầm quan trọng của việc nên có một hệ thống công nhận và bảo vệ các quyền cá nhân.

Ayn Rand (1905-1982), nhà văn và nhà triết học nổi tiếng đã từng nói : “Đừng phạm sai lầm khi tin tưởng vào người tuyên bố theo chủ nghĩa vị nhân sinh nếu họ nói: ‘Tôi sẽ làm theo ý tôi nhưng người khác sẽ phải trả giá’. Đó là những kẻ vị nhân sinh giả mạo. Người theo chủ nghĩa vị nhân sinh (vì con người) thực sự là những người thừa nhận các quyền cá nhân bất khả xâm phạm của chính mình và của người khác”.

Chẳng phải chế độ Bắc Kinh, lại một lần nữa, nói là vì mạng sống của người dân mà phong toả khắc nghiệt hay sao? Nhưng cái giá phải trả lại là đói khát, bệnh tật của người dân trong khu bị phong toả, không phải là những quan chức đưa ra mệnh lệnh không dựa vào bất kỳ sở cứ khoa học và thực tiễn nào.

Những người, tổ chức, truyền thông quốc tế từng ca ngợi vaccine cũng như cách chống dịch cực đoan của Trung Quốc giờ đã buộc phải thay đổi nhận định sau 2 năm chứng kiến đại dịch; rõ ràng phong toả khiến người dân phải trả giá đắt trong khi đại dịch vẫn mặc sức hoành hành.

Sự phản kháng bạo lực đã nẩy mầm

Bạo lực luôn phải trả giá bằng bạo lực đáp trả và máu. Điều đau xót này đang xảy ra tại các cứ điểm phong toả bằng bạo lực ở đại lục. Tất cả khiến cho lòng nhân ái, sẻ chia bị dập vùi, bạo lực lên ngôi, cái ác nẩy nầm trong mỗi trái tim của nạn dân Trung Quốc.

Ngày 21/4, CNN đưa tin, cụ bà 92 tuổi bị kéo khỏi giường, một du khách 74 tuổi và con trai của bà và bị ‘kéo lê trên sàn’.  Những người này bị đưa đi cách ly cưỡng chế bởi các nhân viên thi hành công vụ của chế độ Bắc Kinh. Cháu gái của người phụ nữ này đã mô tả sự việc trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc. Sau đó, truyền thông nước ngoài cũng không tiếp cận được với cô.

Không chỉ nhiều người phải chết oan vì không đủ thực phẩm hoặc chăm sóc y tế kịp thời, thú nuôi bị đập chết ngay lập tức nếu chủ nhân dương tính với F0.

Và để đổ lỗi cho sự yếu kém của cá nhân chứ không phải là thể chế, 3 nhân viên công vụ, tay sai của chế độ, đã bị sa thải vì ‘yếu kém’, tắc trách trong sự kiện này (theo Abcnews). Luôn có ‘con dê’ thế tội trong mọi màn kịch của chế độ Bắc Kinh.

Trên Weibo và Twitter thậm chí còn rò rỉ các video, các tố cáo rằng gia đình và bản thân nhân viên công vụ bị người dân đánh sau khi được giải phỏng khỏi phong toả vì phẫn nộ. Chưa có bằng chứng xác minh sự việc này. Nhưng nếu điều này xảy ra cũng không phải là điều phi lý. Bạo lực luôn được đáp trả bằng bạo lực. Uy tín của một chế độ trong lòng dân đang ngày một sói mòn và mục nát. Chiêu bài ‘con dê’ thế tội, đổ lỗi sai lầm chính sách và hệ thống cho một cá nhân nào đó để xoa dịu dư luận sẽ mất dần uy lực. Đây là tất yếu mà thôi.

Thuỷ Tiên – Thanh Đoàn 

(Bài viết có sử dụng một số quan điểm của tác giả Hannah Cox là Giám đốc Nội dung và Đại sứ Thương hiệu cho Quỹ Giáo dục Kinh tế trong bài đăng trên Fee.org)

Related posts