Nạn trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc đối với các công ty Hoa Kỳ

Milton Ezrati

Hoa Thịnh Đốn đã thất bại hoàn toàn trong việc ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc

Có một điều chắc chắn rằng: Hoa Thịnh Đốn đã thất bại hoàn toàn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ (IP) của Hoa Kỳ khỏi sự trộm cắp của Trung Quốc. Thất bại đó đã kéo dài nhiều thập niên dưới thời cả Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ.

Một điều khác có thể không chắc chắn, nhưng có khả năng rất cao: Dưới thời Tổng thống (TT) Joe Biden, tình trạng đáng buồn này vẫn không có gì thay đổi.

Trong gần 40 năm, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều tuyên bố đã có hành động ngăn chặn Bắc Kinh trộm cắp tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp và các nhà phát minh của Hoa Kỳ. Theo nghiên cứu của Quốc hội, tất cả những nỗ lực này đã thất bại, khiến người Mỹ mất hàng tỷ USD mỗi năm.

Những nỗ lực đầu tiên để ngăn chặn mô hình này diễn ra khi ông Ronald Reagan vẫn còn ở Tòa Bạch Ốc. Năm 1986, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hoa Thịnh Đốn đã gây áp lực để ngăn chặn việc Trung Quốc trộm cắp bằng sáng chế và bản quyền. Sáng kiến ​​này đã mang lại cái gọi là thỏa thuận “Các Khía cạnh Liên quan đến Giao dịch của Quyền Sở hữu Trí tuệ” (TRIPS.)

Khi đó Trung Quốc vẫn chưa là thành viên của WTO. Nỗ lực của WTO đã không làm gì được gì để ngăn các quy tắc của Trung Quốc ép buộc các công ty phương Tây đang kinh doanh tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ hoặc thúc đẩy theo các con đường khác. Các công ty Hoa Kỳ phải trừng phạt thẳng tay hành vi trộm cắp bí mật thương mại và công nghệ.

Chưa đầy 10 năm sau, vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc của ông Clinton đã làm trung gian cho một thỏa thuận, một lần nữa thông qua WTO, được cho là nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ. Bắc Kinh hứa sẽ thực hiện một số biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng đã ít có sự thay đổi.

Năm 2006, ông George W. Bush và ông Hồ Cẩm Đào khởi xướng “Đối thoại Kinh tế Chiến lược”. Đối thoại này nhằm khắc phục việc trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và những khó khăn thương mại khác bằng cách để hai nhà lãnh đạo quốc gia này gặp nhau hai lần một năm để thảo luận về chúng. Năm cuộc họp đã diễn ra từ năm 2006 đến năm 2008. Mặc dù hai nhà lãnh đạo và các đại diện của họ đã thảo luận về hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, nhưng Hoa Kỳ gần như làm ngơ trước cách làm của Trung Quốc.

Năm 2015, ông Barack Obama và ông Tập Cận Bình đã đồng ý đổi tên thỏa thuận này thành “Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung”. Hành động đó đã thêm một nửa số âm tiết vào tên của đối thoại nhưng không thay đổi gì. Chỉ vài tháng sau khi hai nhà lãnh đạo đưa ra thông báo riêng, những dấu hiệu đầu tiên của cái gọi là “Chiến dịch Cloud Hopper” đã tiết lộ cách tin tặc Trung Quốc đã trộm cắp và cố gắng trộm cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ và các yếu tố của công nghệ dựa trên Hoa Kỳ.

Cựu TT Trump hứa sẽ hành động nhiều hơn khi chính phủ của ông đưa ra một cuộc điều tra Mục 301 về hành vi trộm cắp và cưỡng chế IP của Trung Quốc. Phần này của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ trao cho Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) quyền điều tra và có hành động để thực thi các quyền của Hoa Kỳ theo các hiệp định thương mại và các vi phạm thương mại khác. Đây là cơ sở mà Tòa Bạch Ốc vào năm 2019 đã áp đặt một loạt các mức thuế đối với hàng hóa nhập cảng của Trung Quốc.

Mặc dù hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ đã được đề cập đến, nỗ lực đó đã không nhắm vào được những hành vi lạm dụng cụ thể của Trung Quốc về mặt này và do đó, đã không mấy ngăn cản được việc tiếp tục những yêu cầu chuyển giao công nghệ của Bắc Kinh và việc sử dụng nhiều phương tiện che đậy hơn để vi phạm vào các bằng sáng chế và bản quyền.

Theo cái gọi là “Giai đoạn Một” của thỏa thuận thương mại tiếp theo giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, Trung Quốc hứa sẽ nhập cảng nhiều hơn từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ và hợp lý hóa các thủ tục để người Hoa Kỳ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình khỏi sự xâm phạm của Trung Quốc. Hóa ra, như vẫn thường diễn ra trong quá khứ, Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ mục tiêu nào được quy định trong thỏa thuận này về việc mua các sản phẩm của Hoa Kỳ hoặc vi phạm.

Mặc dù với tất cả sự châm chọc của mình chống lại ông Trump, TT Biden đã giữ nguyên tất cả các mức thuế của người tiền nhiệm của mình. Đại diện thương mại đương nhiệm của Hoa Kỳ, bà Catherine Tai, đã yêu cầu Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận “Giai đoạn Một” mà Bắc Kinh đã ký vào tháng Một năm 2020 và bày tỏ sự khó chịu về việc trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ vẫn tiếp diễn.

Nhưng chính phủ TT Biden đã không đưa ra kế hoạch mới nào ngoài việc tiếp tục các chính sách thời ông Trump. Các triển vọng sau đó có vẻ sẽ đi theo các mô hình trong quá khứ và không làm gì mấy để ngăn chặn hành vi trộm cắp IP. Đáng chú ý là Hoa Thịnh Đốn đã bỏ qua quyết định gần đây của tòa án Trung Quốc tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc không thể bị kiện ở bất kỳ đâu trên thế giới về hành vi trộm cắp IP. Một trong những công ty được bảo vệ là Huawei, công ty này vẫn phải đối mặt với cáo buộc của liên bang vì gian lận và trộm cắp bí mật thương mại. Nhưng trên thực tế Hoa Thịnh Đốn đã giả bộ rằng điều đó không xảy ra.

Với lịch sử diễn ra dài, đáng tiếc này và đặc biệt là việc không hành động gần đây chính phủ ông Biden, thực sự khó có thể tạo ra bất kỳ sự lạc quan nào về vấn đề này. Những thất bại lặp đi lặp lại và dường như thiếu ý chí của Hoa Thịnh Đốn đã khiến các doanh nghiệp và nhà phát minh Hoa Kỳ mất hàng tỷ USD mỗi năm.

Ngược lại, quốc gia do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền đã — miễn phí — sử dụng công nghệ và bí mật thương mại của Hoa Kỳ để đạt được lợi thế trước Hoa Kỳ. Lịch sử này và những lập trường hiện tại của Hoa Thịnh Đốn càng cho thấy rằng hàng loạt luật chống Trung Quốc hiện đang được lưu hành trong Quốc hội sẽ có rất ít tác dụng ngay cả khi được thông qua thành luật.

Có lẽ Tòa Bạch Ốc sẽ thay đổi. Có lẽ vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ phá vỡ mô hình của 40 năm qua hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, xác suất gợi ý rằng các công ty Hoa Kỳ sẽ nhận được rất ít sự trợ giúp từ Hoa Thịnh Đốn trong việc giữ bí mật thương mại và công nghệ của họ khỏi tầm tay của Bắc Kinh.

Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền tehông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Niên Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)

Nhật Thăng biên dịch

Related posts