Huyền Anh
Tỏ ra khó chịu với Washington, Bắc Kinh đã buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trao đổi với quan chức quân sự đứng thứ ba của Trung Quốc, xét theo hệ thống quân hàm nước này.
Hội nghị thượng đỉnh an ninh quan trọng nhất của châu Á – Đối thoại Shangri-La IISS – được tổ chức tại Singapore từ ngày 10/6 đến ngày 12/6. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Fiji và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Miến Điện (thường được gọi là Myanmar) đã bị loại trừ khỏi ‘danh sách khách mời’, vì các cáo buộc chống lại các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính và phạm tội ác chống lại loài người.
Hội nghị đã bị hoãn lại vào năm 2020 và 2021 do đại dịch COVID-19. Đối thoại Shangri-La năm nay đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Nguỵ Phượng Hoà (Wei Fenghe).
Ban đầu, chính quyền ông Biden đã cố gắng vượt qua giao thức của Bắc Kinh bằng cách để ông Austin, lãnh đạo cấp cao nhất trong Bộ Quốc phòng Mỹ, đối thoại trực tiếp với Tướng Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Xét theo hệ thống quân hàm ở Trung Quốc, ông Hứa cao hơn ông Ngụy và đứng thứ hai sau Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tập Cận Bình.
Về lý thuyết, Bộ trưởng Austin nên gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, ông Tập đã tự đặt mình vào vị trí cấp cao nhất trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, ông Tập sẽ từ chối cuộc gặp với một ngoại trưởng Mỹ. Do đó, ông Austin sẽ phải ‘xuống hạng’ để gặp quan chức quân sự đứng thứ hai trong hệ thống cấp bậc nước này. Tuy nhiên, ĐCSTQ nhất quyết yêu cầu ông Austin gặp ông Ngụy, quan chức quân sự cấp thứ ba.
Các quan chức Trung Quốc đã từ chối các cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Austin ba lần, nói rằng ông đã phạm phải một “sự thiếu sót”, làm tổn hại đến danh dự của nước này (faux pas) khi yêu cầu được nói chuyện với ông Hứa. ĐCSTQ từ chối cải chính sự xúc phạm này đối với Bộ trưởng quốc phòng và Hoa Kỳ.
Vị thế quyền lực chính trị chỉ là một trong số những vấn đề gây áp lực lên quan hệ Mỹ – Trung. Cuộc chiến thương mại đang diễn ra, chủ nghĩa quân phiệt ngày càng leo thang của Trung Quốc và các mối đe dọa lặp đi lặp lại đối với Đài Loan là những vấn đề ngày càng khó giảm thiểu.
Ngoài những xung đột trực tiếp giữa hai quốc gia, quan hệ Mỹ-Trung còn căng thẳng hơn bởi cuộc xâm lược Ukraine và sự ủng hộ của Trung Quốc đối với quân đội Miến Điện, phải chịu trách nhiệm cho 12.000 cái chết kể từ cuộc đảo chính tháng 1/2020 ở nước này.
Trong phần trình bày về cuộc khủng hoảng Miến Điện tại Đối thoại Shangri-La hôm 11/6, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Miến Điện, bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh sự cần thiết của một “phản ứng quốc tế nhất quán” từ các quốc gia tham dự. Điều này làm nổi bật một cuộc xung đột khác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: ĐCSTQ và Nga ngăn chặn các nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án chế độ quân sự của Miến Điện.
Hoa Kỳ và các nền dân chủ phương Tây khác đã ghi lại những hành vi tàn bạo mà chế độ Miến Điện gây ra, bao gồm “sản xuất và buôn bán ma túy, buôn người, xuất khẩu gỗ và các hoạt động bất hợp pháp khác” trong Đối thoại Shangri-La.
Theo bà Heyzer, “tính đến ngày 26/5, hơn 1 triệu người đã phải di tản khỏi Myanmar, 12.700 ngôi nhà, công trình tôn giáo và trường học đã bị phá hủy”.
Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn tiếp tục giao thương với chính phủ quân sự của Miến Điện, hỗ trợ về kinh tế và đảm bảo quyền tiếp cận quân sự đến Vịnh Bengal.
Việc chế độ Trung Quốc từ chối lên án cuộc xâm lược Ukraine và tiếp tục ủng hộ Nga là một điểm gây tranh cãi nghiêm trọng khác với Hoa Kỳ.
Điều này cũng đúng với hành vi của Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Bài phát biểu của Bộ trưởng Austin tại Đối thoại Shangri-La tập trung nhiều vào Biển Đông, một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quốc gia ASEAN tham dự.
“Chúng tôi đang chứng kiến các tàu của CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] cướp đoạt các nguồn lực của khu vực, hoạt động bất hợp pháp trong lãnh hải của các quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương khác”, ông Austin nói.
Sự hỗ trợ tài chính liên tục của ĐCSTQ đối với chính quyền Miến Điện, các mối đe dọa chống lại Đài Loan, mở rộng quân sự vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hỗ trợ cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga là phản bác của Hoa Kỳ trước các tuyên bố của Tướng Nguỵ trong bài phát biểu hôm 12/6 tại Shangri- La.
Ông Nguỵ tuyên bố, “Sự phát triển của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa, mà là một đóng góp to lớn cho hòa bình và phát triển thế giới”.
Trong khi ông Nguỵ đảm bảo với thế giới rằng, Bắc Kinh sẽ cam kết ủng hộ hòa bình, ông Austin xác nhận cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nền tự do trên toàn thế giới.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng tham vấn với các quốc gia châu Âu về các vấn đề an ninh khu vực. Chúng tôi cũng sẽ làm sâu sắc hơn, cũng như mở rộng đối thoại và hợp tác giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đồng minh Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Lam Giang
Theo The Epoch Times