Nhà kinh tế hàng đầu ‘xúi giục’ Trung Quốc chiếm lấy TSMC của Đài Loan

Bảo Nguyên

Một nhà máy của nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC tại Khu Khoa học Trung tâm Đài Loan ở Đài Trung, Đài Loan, vào ngày 25/03/2021. (Ảnh: Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

Chiếm TSMC và thu hồi Đài Loan

Đầu tháng này, bà Chen Wenling, nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn thuộc nhà nước Trung Quốc, đã đề xuất Trung Quốc “thu hồi Đài Loan” và chiếm lấy Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) nếu Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc tương tự như các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng cho các công ty công nghệ khác. Nó không sản xuất dòng chip cạnh tranh cho riêng mình. Nhưng những con chip mà công ty này sản xuất, cho Intel và các hãng khác, nằm trong những con chip tiên tiến nhất thế giới. Nó có tầm quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế của Mỹ và thế giới và có vai trò trọng yếu đối với kho vũ khí công nghệ cao của Mỹ.

Washington đang chuyển sản xuất chip vào trong nội địa . Trong những năm 1980 và 90, 40% chip đã được sản xuất tại nước Mỹ. Ngày nay, 80% chip được sản xuất ở châu Á; Mỹ chỉ sản xuất 12%.

“Họ [TSMC] đang đẩy nhanh việc di dời vào nước Mỹ để xây dựng sáu nhà máy ở đó”, bà Chen nói.

“Chúng ta không được để tất cả các mục tiêu của việc di dời được hoàn thành”, bà Chen nói thêm.

Nguy cơ chiến tranh đằng sau lời đe dọa chiếm TSMC

Những phát biểu hùng biện của Bắc Kinh, trong khi luôn được che đậy bằng giọng điệu hòa bình giả tạo, đã ngày càng trở nên hiếu chiến kể từ đại dịch. Nhưng với những lời đe dọa của bà Chen, tình hình hoàn toàn đáng báo động.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Ngụy Phượng Hòa, đã phát biểu tại một hội nghị của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) vào tháng này rằng “Nếu ai đó dám ly khai Đài Loan khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ không ngần ngại chiến đấu. Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi giá. Và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Đây là sự lựa chọn duy nhất của Trung Quốc”. 

Vào ngày 13/06, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân, đã tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng “vùng biển của eo biển Đài Loan… được chia thành nhiều vùng, bao gồm vùng biển nội bộ, lãnh hải, vùng tiếp giáp và Vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan. Đồng thời, Trung Quốc tôn trọng các quyền hợp pháp của các quốc gia khác trong các vùng biển liên quan”.

Theo ông Uông, eo biển Đài Loan rộng “70 hải lý ở nơi hẹp nhất và 220 hải lý ở nơi rộng nhất”.

Ông tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý nào về ‘vùng biển quốc tế’ trong luật biển quốc tế. Đó là một tuyên bố sai lầm khi một số quốc gia gọi eo biển Đài Loan là ‘vùng biển quốc tế’ để tìm cớ thao túng các vấn đề liên quan đến Đài Loan và đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này”.

“Vùng biển quốc tế” là một thông lệ, cũng là một thuật ngữ không chính thức, thường được chấp nhận trong thương mại và hàng hải. Nó được xác định rõ ràng hơn với các phân định khác theo như miêu tả từ Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo cách nói của Mỹ, “‘vùng biển quốc tế’ bao gồm các vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế [EEZ] và vùng biển chung [vùng biển ngoài phạm vi các nước]”. Vùng tiếp giáp mở rộng ra ngoài 12 dặm của lãnh hải của một quốc gia về phía ngoài khơi. Ngay cả khi người ta chấp nhận tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc đối với Đài Loan, thì vẫn còn 46 dặm eo biển Đài Loan giữa Trung Quốc và Đài Loan được tự do đi lại ở điểm hẹp nhất nằm ngoài vùng tiếp giáp (70 hải lý trừ đi 24 hải lý vùng tiếp giáp của cả Đài Loan và Trung Quốc).

Nhưng khẳng định của ông Uông rằng “Trung Quốc có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan” có rất có khả năng sẽ hạn chế quyền tự do hàng hải qua eo biển Đài Loan, đặc biệt là của các tàu chiến nước ngoài. Tuyên bố của ông rằng Trung Quốc “tôn trọng các quyền hợp pháp của các quốc gia khác trong các vùng biển liên quan” hoàn toàn là mơ hồ.

​​“Quyền hợp pháp” là gì? Làm thế nào xác định “vùng biển liên quan”?

Theo định nghĩa của Trung Quốc, toàn bộ eo biển Đài Loan nằm trong EEZ của Trung Quốc.

Điều đáng sợ là những tuyên bố như của ông Uông và bà Chen có thể trở nên mất kiểm soát và dẫn đến các cuộc xung đột công khai.

Các bước đi là rõ ràng, với sự hiếu chiến ngày càng tăng của Bắc Kinh: Đầu tiên, Tập Cận Bình có thể sử dụng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) để áp đặt một vùng cách ly và cấm tàu ​​chiến nước ngoài đi qua eo biển Đài Loan. Sau đó, Mỹ gần như chắc chắn sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã ngăn cản quyền tiếp cận eo biển. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến tới “nắm quyền kiểm soát” TSMC, giống với điều bà Chen đã chỉ ra, như một hệ quả của các lệnh trừng phạt. Một hòn đảo nằm bên trong lãnh thổ của Đài Loan được nhìn thấy trên nền là thành phố Hạ Môn của Trung Quốc vào ngày 04/02/2021 ngoài khơi bờ biển Lieyu, một hòn đảo xa xôi của huyện Kim Môn, nằm trong khu vực gần nhất giữa Đài Loan và Trung Quốc. (Ảnh: An Rong Xu / Getty Images)

Nếu Bắc Kinh phong tỏa eo biển Đài Loan, những gì diễn ra tiếp theo gần như là sẽ xảy ra một cách tự động. Giống như những gì tác giả Barbara Tuchman đã viết về Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau khi những động thái quân sự vào hè năm 1914 diễn ra, các sự kiện đã lấn át chính trị, và chiến tranh là không thể tránh khỏi. Điều tương tự có thể xảy ra với eo biển Đài Loan.

Bảo vệ TSMC và đối mặt với vấn đề

TSMC là có nghĩa quan trọng đối với lợi ích của Mỹ, có ý nghĩa đối với thương mại và quốc phòng của Mỹ tương đương như Kênh đào Panama. TSMC không thể bị đoạt mất, và Mỹ không thể chịu khuất phục về vấn đề TSMC.

Đài Loan thực sự độc lập khỏi Trung Quốc trong gần 75 năm. Khẳng định rằng nó là “một phần của Trung Quốc” về cơ bản là luận điệu đơn phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khi Mỹ chấp nhận chính sách “một Trung Quốc” hơn 40 năm trước với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, người Mỹ đã làm như vậy để tránh đối đầu và duy trì hiện trạng.

Nhưng hiện nay, Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi hiện trạng và tạo ra căng thẳng bằng những luận điệu và những lời đe dọa chiếm hữu TSMC, một lợi ích quan trọng đối với nền kinh tế và quốc phòng Mỹ.

Tôi ủng hộ ý kiến của các chuyên gia chính sách đối ngoại rằng Mỹ nên từ bỏ “sự mơ hồ chiến lược” để có được “sự chắc chắn về mặt chiến lược”; nghĩa là người Mỹ nên khẳng định ý định bảo vệ Đài Loan trước sự tấn công của Trung Quốc. Làm như vậy, về cơ bản, sẽ giúp Mỹ đối mặt trực tiếp với vấn đề. Nó có thể duy trì hiện trạng nếu ĐCSTQ từ bỏ các luận điệu và lời đe dọa hoặc có thể tạo cơ sở cho việc gia tăng đối đầu. Đó sẽ là sự lựa chọn của ĐCSTQ.

Bảo Nguyên

Theo J.G. Collins – The Epoch Times

Related posts