Chuyên gia: Chuyến đi của ông Blinken đến châu Phi nhấn mạnh không cần phải chọn bên

An Liên

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (ảnh: Youtube/EducationUSA).

Khi Ngoại trưởng Antony Blinken thăm châu Phi trong tuần này, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều nói rằng châu Phi không phải là chiến trường để cạnh tranh giữa các cường quốc. Nhưng các nhà phân tích cho rằng một trong những mục đích của chuyến đi tới châu Phi của ông Blinken là nhằm chống lại ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc đối với lục địa này.

Ông Blinken đã nhiều lần phủ nhận rằng chuyến đi của ông tới ba nước châu Phi là nhằm chống lại Trung Quốc – thay vào đó nhấn mạnh tính chủ quan và quyền tự chủ của châu Phi. Về phần mình, Trung Quốc bày tỏ sự không tin tưởng vào bình luận của ông Blinken, cáo buộc Hoa Kỳ đang mâu thuẫn với các chính sách của mình đối với châu Phi cận Sahara.

Các nhà phân tích cho rằng chuyến đi của ông Blinken tới châu Phi cũng là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của Moscow và thuyết phục thêm nhiều quốc gia châu Phi ủng hộ lập trường của Mỹ về cuộc chiến Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã đến thăm châu Phi vào tháng trước.

Ông Blinken đã đề cập đến Nga nhiều lần trong các cuộc gặp với ngoại trưởng Nam Phi, Cộng hòa Congo và Rwanda. Ông đã đổ lỗi hoàn toàn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về các vấn đề an ninh lương thực của châu Phi và cảnh báo các quốc gia đó nên cẩn thận với “đại diện vũ trang” của Nga, Wagner Group. Nhưng ‘con voi lớn’ thực sự là ảnh hưởng lớn hơn của Trung Quốc đối với lục địa châu Phi.

Bà Elizabeth Sidiropoulos, Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi ở Johannesburg, cho biết: “Trong những năm qua, toàn bộ lục địa được coi là nơi mà các cường quốc phát huy ảnh hưởng của họ”.

Bà nói với VOA: “Phía Hoa Kỳ chắc chắn lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của hai quốc gia này trên lục địa châu Phi trong bối cảnh cạnh tranh địa lý ngày càng gia tăng”.

Trong suốt chuyến đi của mình, ông Blinken đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không yêu cầu châu Phi phải “chọn bên”.

Ông nói trong một cuộc họp báo ở Pretoria: “Chúng tôi cam kết quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với châu Phi, và không cố gắng qua mặt bất kỳ ai. Chúng tôi đã nghe lập luận rằng Nam Phi và toàn bộ châu lục nói chung đã trở thành vũ đài mới nhất cho cường quốc cạnh tranh. Đó hoàn toàn không phải là quan điểm của chúng tôi”.

Bà Naledi Pandor, Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi thẳng thắn cho biết, bà “rất vui mừng” vì khu vực châu Phi không bị yêu cầu phải “chọn bên”. Bà nói, “Những quốc gia châu Phi nào muốn quan hệ với Trung Quốc, hãy để họ làm điều đó, bất kể hình thức cụ thể của mối quan hệ là gì”.

Bà nói thêm: “Chúng ta không thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột Trung-Mỹ. Điều tôi đang nói là cuộc xung đột này gây bất ổn cho tất cả chúng ta vì nó ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế toàn cầu.… Đây là hai cường quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ cần tìm cách hợp tác với nhau để chúng ta có thể phát triển”.

Trung Quốc đáp trả chiến lược của Mỹ

Trong chuyến thăm của ông Blinken đến châu Phi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã được hỏi trong một cuộc họp báo thường kỳ về cách Trung Quốc phản ứng với những bình luận của ông Blinken về việc các nước châu Phi không cần phải chọn bên.

Ông Uông Văn Bân nói: “Không quan trọng phía Hoa Kỳ nói gì, điều quan trọng là người dân châu Phi nhìn nhận sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi như thế nào”. Ông tiếp tục trích dẫn các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở châu Phi là kết quả hữu hình của “sự hợp tác thiết thực” giữa Trung Quốc và châu Phi. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.

Ông nói: “Hoa Kỳ không nên coi thường nhận định của các nước Châu Phi và tin rằng người dân Châu Phi có con mắt sắc bén. Nếu Hoa Kỳ chân thành muốn giúp đỡ Châu Phi, họ nên có những hành động cụ thể thay vì sử dụng chiến lược hướng về Châu Phi để kiềm chế và tấn công sự hợp tác của các nước khác với châu Phi”

Trong chuyến thăm Nam Phi của mình, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đưa ra chiến lược của Mỹ đối với châu Phi cận Sahara, bao gồm một loạt các vấn đề như ngăn ngừa xung đột, thương mại và biến đổi khí hậu. Chiến lược cũng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Các khoản đầu tư của Trung Quốc không có ràng buộc nào.

Mặc dù, ông Blinken khẳng định rằng Washington không cạnh tranh với Bắc Kinh ở châu Phi, nhưng một phần của chiến lược đề cập đến Trung Quốc, nói rằng họ coi châu Phi “là một vũ đài quan trọng để thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và thúc đẩy các lợi ích thương mại và địa chính trị hạn hẹp của chính nó, làm suy yếu tính minh bạch và cởi mở, đồng thời làm suy yếu mối quan hệ của Hoa Kỳ với người dân và chính phủ châu Phi. Văn kiện chiến lược cũng đề cập đến lợi ích và ảnh hưởng của Nga ở châu Phi.

Văn kiện của Toà Bạch Ốc cho biết: “Hoa Kỳ sẽ vừa đáp trả cả hoạt động nước ngoài ngày càng tăng và ảnh hưởng ở châu Phi cận Sahara, vừa tham gia vào một khu vực đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội, chính trị và an ninh”.

Trung Quốc đã bày tỏ sự không đồng tình với chiến lược này.

Ấn bản tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của ĐCSTQ dẫn lời các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng thái độ của Hoa Kỳ đối với châu Phi là “tự mâu thuẫn”, một mặt không buộc Châu Phi phải lựa chọn bên, nhưng mặt khác lại “bôi nhọ Trung Quốc”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Phi cũng chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ, nói rằng: “Châu Phi nên là một sân khấu lớn cho hợp tác quốc tế, chứ không phải là một vũ đài cho các trò chơi quyền lực lớn. Tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể gạt bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh sang một bên và … dành nhiều sức lực hơn vào việc hỗ trợ các nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển của châu Phi, thay vì tập trung vào việc kiềm chế ảnh hưởng của các nước khác ở châu Phi”.

Phản ứng của các nước châu Phi

Ông Bob Wekesa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi tại Đại học Witwatersrand, cho biết, các nhà lãnh đạo châu Phi đã học cách điều hướng cả hai bên về cách họ nhìn nhận chuyến thăm của ông Blinken.

Ông nói với VOA: “Các nước châu Phi đang thực sự hoàn thiện nghệ thuật điều hướng giữa tất cả các cường quốc này. Khi gặp các nhà lãnh đạo Mỹ họ nói, ‘Vâng, chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ của chúng tôi với Hoa Kỳ’. Họ có thể nói điều tương tự khi gặp Trung Quốc”.

“Vì vậy, trong một thế giới bị chia rẽ như vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi đang nhìn về mọi hướng và tìm kiếm bất cứ thứ gì họ có thể nhận được từ những cường quốc này”.

Related posts