Tin thế giới sáng thứ Tư: Nga hé lộ kế hoạch sáp nhập lãnh thổ của Ukraine

Nga hé lộ kế hoạch sáp nhập lãnh thổ của Ukraine


Vào ngày 20/9 Nga loan báo kế hoạch của các phần tử ly khai ở Ukraine về tổ chức trưng cầu dân ý mở đường cho việc chính thức sáp nhập các vùng lãnh thổ sau gần 7 tháng chiến tranh với Ukraine.

Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, hai vùng mà Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận là hai nước độc lập trước khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, tuyên bố họ muốn trưng cầu dân ý từ 23 đến 27 tháng 9 này về việc sáp nhập vào Nga.

Hai khu vực Kherson và Zaporizhzhia, chưa được Nga công nhận là hai nước độc lập, cũng tuyên bố sẽ tổ chức biểu quyết cho riêng mình. Nga không nắm quyền kiểm soát toàn bộ bất cứ vùng nào trong bốn khu vực vừa kể, chỉ khoảng 60% vùng Donetsk đang nằm trong tay Nga.

Lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát chiếm hơn 90 ngàn cây số vuông, khoảng 15% tổng diện tích của Ukraine, tương đương diện tích của Hungary hay Bồ Đào Nha.

Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Với Crimea và lãnh thổ tại 4 khu vực vừa kể, Nga có thể thu được một diện tích tương đương với tiểu bang Pennsylvania của Mỹ.

Nếu Nga xúc tiến trưng cầu dân ý và sáp nhập cả 4 vùng này thì lúc đó Ukraine – đây là một hành động rất nguy hiểm vì Nga sẽ tuyên bố rằng tấn công vào những lãnh thổ này chính là tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Điều đó làm tăng nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và liên minh quân sự NATO, một kịch bản mà Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nói có thể dẫn tới Đệ Tam Thế Chiến vì các nước thành viên NATO đang cung cấp võ khí và tình báo cho Ukraine.

Như vậy, một động thái vội vã của Nga nhằm chính thức sáp nhập một mảng lớn lãnh thổ của Ukraine sẽ là một sự leo thang lớn chỉ vài ngày sau thất bại của Nga ở đông bắc Ukraine.

Học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng võ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng hạt nhân hay bằng các võ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc nếu nhà nước Nga bị đứng trước mối đe dọa hiện hữu từ các võ khí truyền thống.

Trong khi leo thang nguy cơ đối đầu, ông Putin cũng có thể loan báo các bước bổ sung. Chứng khoán Nga hôm 20/9 rớt xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng khi Moscow khơi dậy những sợ hãi về tình trạng thiết quân luật với quy định mới thắt chặt các hình phạt đối với quân nhân.

Trừ phi Ukraine đồng ý ngưng chiến đấu giành lại phần lãnh thổ bị mất, thì lúc đó Nga mới có thể dốc đủ lực lượng quân sự để bảo vệ các vùng mới sáp nhập vốn hiện nay chưa nằm hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Nga.

Ukraine nói đe dọa trưng cầu dân ý là một trò ‘tống tiền’ và là một dấu hiệu cho thấy Nga đang sợ hãi.

hầu hết các nước phương Tây sẽ không chấp thuận kết quả của những cuộc trưng cầu dân ý này, ngay cả Tống thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip vài ngày trước nói rằng Nga muốn kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt, hôm qua tuyên bố sẽ công nhận kết quả bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào ở các vùng nói trên.

Ukraine nói họ sẽ không dừng bước cho tới khi nào tất cả lính Nga bị đánh bật ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Kyiv quyết không bao giờ chấp nhận để Nga kiểm soát lãnh thổ của mình và kêu gọi phương Tây cấp thêm võ khí tốt hơn để đánh đuổi Nga.

Đúng ta Tổng thống Putin sẽ có bài diễn văn quan trọng để thông báo kế hoạch này vào lúc 8 giờ tối giờ Moscow (3 giờ sáng thứ Năm ở Sydney) nhưng không biết vì một lý do nào đó sự kiện này đã không xảy ra. Mọi người chờ đợi đến 9 giờ rồi 10 giờ cuối cùng các cơ quan truyền thông của Nga đã âm thầm tháo bỏ thông báo này mà không đưa ra lý do.

Mỹ đang xây dựng kế hoạch hành động trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

Đại sứ Hoa Kỳ Bridget Brink.

Mối đe dọa hạt nhân từ Nga tồn tại trong bối cảnh họ có cả vũ khí và mối đe dọa bùng nổ tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị chiếm đóng.

Hoa Kỳ đang phát triển một kế hoạch hành động trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, Đại sứ Hoa Kỳ Bridget Brink cho biết trong một cuộc phỏng vấn với “European Pravda”.

“Chúng tôi cũng đang làm việc này ở Mỹ và chúng tôi đang thảo luận với các đối tác của mình về cách chúng tôi có thể hành động để đáp lại những hành động hoàn toàn không thể chấp nhận được. Và tổng thống đã nói rất rõ điều này”, bà Brink cho biết.

Bà cho biết thêm: “Tổng thống Biden nói rõ rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào sẽ là hoàn toàn không thể chấp nhận được và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Về phần Zaporozhye, nó cũng rất nguy hiểm. Chúng tôi ủng hộ sự quan tâm của chính phủ Ukraine trong việc tạo ra một khu vực phi quân sự, cũng như trao lại toàn quyền kiểm soát Zaporizhzhia cho Ukraine. Chúng tôi đang hợp tác với IAEA và các đối tác quốc tế để hỗ trợ mục tiêu này, vì tình hình rất nguy hiểm”.

Trần Phong

Bắc Kinh xóa nội dung liên quan đến phát biểu bảo vệ Đài Loan của ông Biden

Tân phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh chủ trì cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 5/9. (Ảnh cắt từ video)

Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden khi trả lời phỏng vấn báo chí đã nói sẽ cử quân đội hỗ trợ Đài Loan phòng vệ nếu Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) xâm lược Đài Loan. Nhà Trắng cho biết chính sách “mơ hồ chiến lược” của Mỹ không thay đổi. Ngày 19/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Mao Ninh đã đưa ra tuyên bố thể hiện sự bất mãn mạnh mẽ với Mỹ, nhưng nội dung liên quan ghi lại sau đó đã bị xóa toàn bộ.

Tổng thống Mỹ Biden gần đây đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với Đài CBS. Ông giải thích chính sách của mình đối với Đài Loan khi người dẫn chương trình đề cập: “Liệu quân đội Mỹ có bảo vệ Đài Loan không?”

Ông Biden trả lời: “Có, nếu trên thực tế, diễn ra một cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ.” Người dẫn chương trình hỏi rõ hơn: “Ý ông là không giống như tình hình ở Ukraine, nếu Bắc Kinh xâm lược Đài Loan, những quân nhân nam nữ của quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan?” Ông Biden trả lời: “Đúng vậy”.

Sau đó, Nhà Trắng trả lời rằng “mơ hồ chiến lược” không thay đổi, nhưng cũng không phủ nhận lời nói của ông Biden.

Ngoài ra, còn một tuyên bố quan trọng khác, ông Biden nói: “Đài Loan tự quyết định về độc lập. Chúng tôi không khuyến khích Đài Loan độc lập. Đây là quyết định của chính họ”.

Theo báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xóa dòng chữ “Đài Loan là một phần của Trung Quốc” “Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập” vào đầu tháng Năm năm nay; vào ngày 28/5, dòng chữ “Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập” lại được đặt trở lại, nhưng không đặt lại dòng chữ “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”. Điều này dường như minh họa cho sự điều chỉnh chính sách của Nhà Trắng đối với Đài Loan.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Nga, trong cuộc họp báo ngày 19/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Mao Ninh nói rằng sẽ thúc giục Mỹ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính nhạy cảm cao của vấn đề Đài Loan, đồng thời đưa biểu thị bất mãn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối những phát biểu của phía Mỹ. Phía Mỹ không nên đứng về phía đối lập với 1,4 tỷ người Trung Quốc.

Vào ngày 20/9, theo Epoch Times đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xóa toàn bộ đoạn nội dung chữ viết từ ghi chép trong cuộc họp báo được đăng trên trang web chính thức sau đó, hiện không có câu hỏi hay câu trả lời nào. Ông Hoành Hà, một người làm trong lĩnh vực truyền thông, chỉ ra rằng có các phóng viên quốc tế nhưng phía Trung Quốc vẫn xóa bản ghi chép, điều này cho thấy rằng họ đang “che giấu người Trung Quốc”. Dù sao thì trước đây các chiến lang đã kêu gào quá hăng, hiện giờ đột nhiên không dám động nữa, thực sự nói không được nên đành coi như không có chuyện gì xảy ra.

Cuối cùng, ông Hoành Hà cười và nói, những lời này là ông Biden nói ra, không phải là chính quyền Đài Loan nói, nhưng ĐCSTQ lại còn lôi ra 1,4 tỷ người Trung Quốc, trong khi người dân Trung Quốc vẫn đang bận với việc bị ngoáy mũi để làm xét nghiệm, lấy đâu ra tâm sức để quản vấn đề Đài Loan.

Vương Quân, Vision Times

Related posts