Chuyên gia: Chế độ nô lệ của Trung Quốc đã vượt ra khỏi lãnh thổ nước này

Huyền Anh

Bạn đã bao giờ nhận được tin nhắn “xin chào” từ một người lạ trên mạng xã hội chưa? Tôi không bao giờ trả lời những loại tin nhắn này.

Người gửi tin nhắn rất có thể là một kẻ lừa đảo đến từ Đông Nam Á, do các băng đảng mạng Trung Quốc điều hành. Theo VOD, một hãng thông tấn Campuchia từng đoạt giải Pulitzer, hai từ “xin chào” nhỏ bé này chính là một trong những cách tiếp cận của họ. Nó khơi gợi sự tò mò của nạn nhân để bắt đầu cuộc trò chuyện.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Campuchia, có tới 100.000 người nước ngoài đang làm việc cho mạng lưới tội phạm mạng. Mặc dù vậy, chính phủ Campuchia đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để đóng cửa các cơ sở lừa đảo này, nơi thường xuyên bỏ tù người nước ngoài.

Tờ Los Angeles Times tuần này đưa tin, “Chính phủ Campuchia đã cho phép hàng chục băng nhóm tội phạm Trung Quốc tự do kiểm soát để đưa hàng chục nghìn lao động nam và nữ người nước ngoài đến làm việc trong các nhà máy lừa đảo qua mạng”.

Công dân từ Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Miến Điện và Thái Lan cũng bị nhốt trong “thủ phủ” của những kẻ lừa đảo với quy mô tương đương với các “thị trấn khép kín”. Nhân viên bảo vệ đoạt lấy hộ chiếu của nạn nhân và đứng canh gác ở cửa. Người lao động lúc này trở thành con nợ và chỉ có thể tự chuộc lấy mình với giá lên đến 30.000 USD. Một sòng bạc tại khu phức hợp giải trí và khách sạn 5 sao NagaWorld, ở Sihanoukville, Campuchia, hôm 4/8/2018. (Ảnh: Paula Bronstein/Getty Images)

Một số khu phức hợp khác là khách sạn hoặc sòng bạc, trong đó có cả ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Các hình thức lừa đảo bao gồm: đánh bạc, ‘lừa tình’ và khiêu dâm. Những kẻ lừa đảo không chịu hợp tác sẽ bị đánh đập, giật điện, bị bán hoặc đối mặt với những kết cục tồi tệ hơn nữa.

Người lao động có thể bán hình ảnh của họ với giá hàng trăm USD thông qua một ứng dụng. Một băng đảng được cho là đã gửi một công nhân khác đến một ngân hàng máu ngầm để hút máu của anh ta. Anh này hút máu nhiều đến nỗi họ phải cắt vào đùi anh ta để tìm tĩnh mạch.

Cuối cùng, sau khi xuất hiện các bản tin, các video và dưới áp lực ngoại giao yêu cầu giải cứu các con tin, chính quyền Campuchia mới phát động một chiến dịch đột kích vào tháng 9. Hàng nghìn nô lệ đã được trả tự do, nhưng chính quyền Trung Quốc và Campuchia hầu như đều phớt lờ chuyện này.

Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo lại tập trung vào các quốc gia khác ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Myanmar và Lào.

Theo tờ The Times, mối liên hệ mật thiết của chính phủ Campuchia và các tổ chức Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng tham nhũng lan rộng ở nước này.

Cảnh sát Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia đã từ chối giúp đỡ một nam giới Trung Quốc bị bắt làm nô lệ tên Lin (VOD đã đổi tên thật của anh này vì vấn đề an toàn) trong một khu phức hợp khách sạn do các băng nhóm điều hành. Băng đảng này có liên kết với các công ty Trung Quốc và các quan chức Campuchia.

Lin bị bắt, bị đánh cắp điện thoại, bị buộc phải thực hiện hành vi “lừa tình” nhắm vào phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 40 ở Malaysia, Singapore, Mỹ và Châu Âu, để đổi lấy hàng chục nghìn USD sau mỗi “phi vụ trót lọt”. Nạn nhân bị giam giữ chỉ nhận lại được chiếc điện thoại như một phần thưởng khi đã nhúng tay vào phi vụ lừa đảo để lấy lòng tin của kẻ giam giữ mình.

Các băng đảng giam giữ những kẻ lừa đảo bất đắc dĩ của mình trong các tổ hợp kinh doanh lớn giả dạng các khu phức hợp khách sạn và trung tâm công nghệ.

Các đội giải cứu từ Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam đã nỗ lực trả tự do cho các nạn nhân, trong đó có một người được VOD đặt biệt danh là “Zhang”. Theo VOD, “Zhang cho biết cuối cùng anh ấy đã liên lạc với một đội cứu hộ do một doanh nhân Trung Quốc điều hành, nhắn tin cho họ hàng ngày cho đến đầu tháng 11, khi cảnh sát quân sự Campuchia ập vào thành trì Sihanoukville và giải cứu Zhang”.

Sihanoukville là một thị trấn sòng bạc trên bờ biển Campuchia. Quang cảnh của một sòng bạc ở Sihanoukville, Campuchia vào cuối ngày 23/9/2022. (Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP/Getty Images)

Trong một chiến dịch truy quét nô lệ Trung Quốc và Thái Lan, cảnh sát Campuchia bắt đầu chiến dịch này trong bí mật, tiến hành các cuộc đột kích phối hợp với cảnh sát Thái Lan. Cảnh sát Thái Lan đã ban hành 71 lệnh bắt giữ đối với những lao động người Thái, trong đó chỉ có 21 lệnh yêu cầu hồi hương.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2450194731637417&output=html&h=159&slotname=8105243898&adk=3417509139&adf=2017887664&pi=t.ma~as.8105243898&w=634&fwrn=4&lmt=1667557049&rafmt=11&format=634×159&url=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2Ftrung-quoc%2Fchuyen-gia-che-do-no-le-cua-trung-quoc-da-vuot-ra-khoi-lanh-tho-nuoc-nay-390894.html&wgl=1&dt=1667560252683&bpp=3&bdt=378&idt=348&shv=r20221027&mjsv=m202210270101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D984195a4e726bd01-2292538f77cf00fd%3AT%3D1639694968%3ART%3D1639694968%3AS%3DALNI_MZXJ2tb13E6BwNDsaadUGvUso6U-Q&gpic=UID%3D00000498df0a8b2a%3AT%3D1649331312%3ART%3D1667560057%3AS%3DALNI_MYd8ti2oAj7gDP4u2DOez6K4CMKCw&prev_fmts=0x0%2C728x90%2C634x159&nras=1&correlator=5241375120140&frm=20&pv=1&ga_vid=1183819638.1639694943&ga_sid=1667560253&ga_hid=595618867&ga_fc=1&rplot=4&u_tz=660&u_his=25&u_h=1500&u_w=2400&u_ah=1450&u_aw=2400&u_cd=24&u_sd=0.8&adx=724&ady=4642&biw=2359&bih=1291&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759876%2C44759927%2C44759842%2C42531705%2C31070607%2C44775017&oid=2&pvsid=4233616521877244&tmod=1821068831&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2F&eae=0&fc=1920&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C2400%2C0%2C2395%2C1440%2C2380%2C1291&vis=1&rsz=%7C%7CoEebr%7C&abl=CS&pfx=0&alvm=r20221101&fu=128&bc=31&ifi=4&uci=a!4&btvi=2&fsb=1&xpc=XOdUhSkOcJ&p=https%3A//www.ntdvn.net&dtd=454

Một băng đảng tương tự của Trung Quốc có liên hệ với các Nhà điều hành trò chơi ở nước ngoài của Philippines (POGO). Theo các báo cáo địa phương, người Trung Quốc, Malaysia và Myanmar đang bị bắt làm nô lệ để thực hiện các vụ lừa đảo đánh bạc trực tuyến. Nô lệ mạng được mua và bán ở cả Philippines và Campuchia.

Các băng đảng Trung Quốc đang mở rộng chế độ nô lệ hiện đại từ các phiên bản nô lệ người Duy Ngô Nhĩ trong Khu tự trị ở Tân Cương do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Điều này đã vượt qua biên giới Trung Quốc và tràn đến Đông Nam Á. Đây là tương lai của chính chúng ta nếu chúng ta cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục theo đuổi mục tiêu bá chủ toàn cầu. Việc xuất khẩu các băng đảng xã hội đen Trung Quốc ra nước ngoài là một trong những chiến lược để chính phủ Trung Quốc mở rộng phạm vi ảnh hưởng xấu xa của mình.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Related posts