Một phòng thí nghiệm khác ở Vũ Hán: ‘Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus’ hợp tác giữa Đức và Trung Quốc

Tác giả Robert Kogon

Một phòng thí nghiệm khác ở Vũ Hán: ‘Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus’ hợp tác giữa Đức và Trung Quốc
Phong cảnh cây cầu bắc qua sông Dương Tử ở Vũ Hán trong một bức ảnh tư liệu. (Ảnh: Vivienniu/Shutterstock)

Giả thuyết “rò rỉ phòng thí nghiệm” hiện đang lan truyền mạnh mẽ, một phần nhờ vào việc ông Elon Musk đã ủng hộ giả thuyết này một cách gián tiếp trong một Tweet rõ ràng nhắm đến ông Anthony Fauci: “Về phần ông Fauci, ông ấy đã khai man với Quốc hội và đã tài trợ cho nghiên cứu tăng chức năng vốn đã sát hại hàng triệu người.”

Điều này xảy ra bất chấp việc một bài báo trên tạp chí khoa học Science dường như đã dập tắt giả thuyết này hơn một năm trước bằng cách chỉ ra rằng cụm ca nhiễm COVID-19 ban đầu ở Vũ Hán nằm ở bờ bên kia (tả ngạn) của sông Dương Tử so với Viện Virus học Vũ Hán, nơi thường được cho là tâm điểm của đại dịch này theo thuyết “rò rỉ phòng thí nghiệm.”

Nhưng hầu hết các nhà quan sát không hề hay biết rằng trên thực tế có một phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm khác ở Vũ Hán, Phòng thí nghiệm Nhiễm trùng và Miễn dịch Hợp tác Đức-Trung Quốc (số 5 trên bản đồ bên dưới). Hơn nữa, phòng thí nghiệm này nằm cùng một bên bờ sông với cụm ca nhiễm kể trên.

Bản đồ dưới đây từ bài báo Science kể trên cho thấy khoảng cách của cụm ca nhiễm này đến hai cơ sở của Viện Virus học Vũ Hán — mặc dù bản thân bài báo đó đã tế nhị không đề cập đến viện này.

Thay vào đó, bài báo này chỉ ra rằng ngay cả khi nhiều ca nhiễm COVID-19 được biết đến sớm nhất ở Vũ Hán không có bất kỳ “mối liên hệ dịch tễ học” nào với chợ hải sản Hoa Nam nổi tiếng, thì phần lớn các ca nhiễm đó đã tập trung ở vùng lân cận của khu chợ này. Điều này cho thấy — theo báo cáo gần như chính thức — rằng dịch bệnh khởi phát ở chợ bằng cách lây truyền từ động vật sang người (zoonotic) và sau đó lan sang khu vực xung quanh thông qua “sự lây truyền cộng đồng.”

Chính vì vậy, giả thuyết “rò rỉ phòng thí nghiệm” đã khép lại.

Bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan); 2. Bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, Chi nhánh Hậu Hồ (Houhu) số 2; 3. Bệnh viện Trung Tây Y Kết Hợp Tỉnh Hồ Bắc; 4. Bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, Chi nhánh Đường Nam Kinh (Nanjing); 5. Bệnh viện Đồng Tế (Tongji); 6. Bệnh viện Công đoàn; 7. Bệnh viện Trung Nam; 8. Bệnh viện Nhân dân Số 1 Giang Hạ Vũ Hán
1. Bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan); 2. Bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, Chi nhánh Hậu Hồ (Houhu) số 2; 3. Bệnh viện Trung Tây Y Kết Hợp Tỉnh Hồ Bắc; 4. Bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, Chi nhánh Đường Nam Kinh (Nanjing); 5. Bệnh viện Đồng Tế (Tongji); 6. Bệnh viện Công đoàn; 7. Bệnh viện Trung Nam; 8. Bệnh viện Nhân dân Số 1 Giang Hạ Vũ Hán

Ngoại trừ việc còn có một phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm khác trong khu vực của cụm ca nhiễm này: Phòng thí nghiệm Nhiễm trùng và Miễn dịch Hợp tác Đức-Trung Quốc đã nói ở trên tại Bệnh viện Công Đoàn, Cao đẳng Y khoa Đồng Tế. Phòng thí nghiệm này là một dự án chung của Bệnh viện Công Đoàn, Cao đẳng Y khoa Đồng Tế và Bệnh viện Đại học Essen ở Đức.

Bệnh viện Đại học Essen có phòng thí nghiệm chung với Vũ Hán

Giáo sư Ulf Dittmar, trưởng khoa virus học ở Essen, cũng đã gọi phòng thí nghiệm hợp tác này là “Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus Essen-Vũ Hán.” (Xem cuộc phỏng vấn bằng tiếng Đức tại đây. Cần lưu ý rằng trong cuộc phỏng vấn được trích dẫn, được thực hiện vào tháng 01/2020, ông Dittmar đã hạ thấp mức độ nguy hiểm của virus corona chủng mới và cảnh báo không nên có các phản ứng “hoảng loạn.”)

Thật hữu ích, bản đồ từ bài báo Science nói trên cũng cho thấy vị trí của các tổ chức Trung Quốc là nơi đặt phòng thí nghiệm hợp tác này: Bệnh viện Nghiệp Đoàn và Bệnh viện Đồng Tế. Theo chú giải của bản đồ, hai bệnh viện này được biểu thị bằng hai hình chữ thập số 5 và số 6: ngay bên cạnh vị trí ngôi nhà của những người mà bài báo xác định là “cụm 1” (“cluster 1”), một đôi vợ chồng cao niên đại diện cho “cụm ca nhiễm được biết đến sớm nhất và là cụm duy nhất được thừa nhận cho đến ngày 26/12/2019. Họ không có mối liên hệ đã biết nào với Chợ Hoa Nam.” (Các chấm màu đỏ trên bản đồ biểu thị các ca nhiễm có mối liên hệ đã biết với chợ; các chấm màu xanh lam đại diện cho các ca nhiễm không có mối liên hệ nào được biết). Bệnh viện Đồng Tế là bệnh viện gần “cụm 1” nhất.

Cựu Thủ tướng Merkel ở Vũ Hán

Thật đáng kinh ngạc, hồi đầu tháng 09/2019, chỉ ba tháng trước khi đợt bùng phát COVID-19 được cho là ban đầu chỉ cách Bệnh viện Đồng Tế ở Vũ Hán một quãng ngắn, Thủ tướng Đức đương thời, bà Angela Merkel đã đến thăm không gì khác ngoài … Bệnh viện Đồng Tế ở Vũ Hán. Bệnh viện này còn được gọi là Bệnh viện Hữu nghị Trung-Đức.

Có thể xem hình ảnh Thủ tướng Merkel được các y tá chào đón tại quầy lễ tân của bệnh viện này tại đây. Bài báo kèm theo trên tờ báo Die Süddeutsche Zeitung của Đức lưu ý một sự thật rất gây hiếu kỳ khác: Bệnh viện Đại học Essen không phải là bệnh viện giảng dạy duy nhất của Đức mà Bệnh viện Đồng Tế có “mối liên hệ đối tác thân thiết.”

Bệnh viện Đồng Tế cũng có một quan hệ đối tác với Bệnh viện Charité ở Berlin của “nhà virus học quốc gia” Christian Drosten của Đức! Ông Drosten là trưởng khoa virus học tại Bệnh viện Charité.

Giờ lại không ai khác ngoài chính ông Christian Drosten vào giữa tháng 01/2020 đã phát minh ra phương pháp xét nghiệm PCR siêu nhạy nổi tiếng mà sẽ trở thành “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện loại virus này. Tất cả xảy ra chỉ vài tuần sau đợt bùng phát đầu tiên của COVID-19, chỉ cách Bệnh viện Đồng Tế một quãng ngắn. Vì phương pháp PCR của ông Drosten cũng sẽ và đặc biệt được sử dụng để xét nghiệm cho những người không có triệu chứng, do đó, phương pháp này đã mở đường cho đợt bùng phát đó được tuyên bố là tình trạng đại dịch.

Trước khi xét nghiệm PCR được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua, bài báo của ông Drosten về phương pháp này đã được gấp rút thông qua quy trình bình duyệt của tạp chí Eurosurveillance do EU tài trợ trong thời gian kỷ lục: Theo tính toán của ông Simon Goddek, từ lúc đệ đơn đến lúc được chấp thuận chỉ mất đâu đó từ ba tiếng rưỡi đến 27 tiếng rưỡi.

Chương trình trao đổi Charité-Đồng Tế

Theo các tweet đi kèm và các bài đăng trên Gettr bằng tiếng Đức, một bức ảnh được lưu hành trên hai nền tảng này hồi đầu năm nay được cho là chụp ông Drosten tại một sự kiện của Cao đẳng Y khoa Đồng Tế (hoặc có lẽ là sự kiện chung của hai bệnh viện Đồng Tế và Charité chăng?).

“Thật là trùng hợp,” một số bài đăng lưu ý một cách mỉa mai. (Xem ví dụ tại đây.) Nhiều bài viết liên kết đến một trang web của Charité. Nhưng liên kết này không chứa bất kỳ bức ảnh nào như vậy — hoặc không còn chứa nữa. Liên kết này chỉ dẫn đến thông tin chung chung về chương trình trao đổi giữa hai bệnh viện Charité và Đồng Tế, vì vậy nguồn gốc của bức ảnh này vẫn không rõ.

Ông Christian Drosten tại sự kiện của Cao đẳng Y khoa Đồng Tế?
Ông Christian Drosten tại sự kiện của Cao đẳng Y khoa Đồng Tế?

Một kết quả tìm kiếm trên Google về trang web của Bệnh viện Đồng Tế (xem ảnh bên dưới) lưu ý một cách trêu ngươi rằng “Viện Y học về Thảm họa Trung-Đức, Đại học Charité ở Đức và Bệnh viện Đồng Tế đã chính thức khai trương tại Bệnh viện Đồng Tế, Vũ Hán, Trung Quốc.” Nhưng bài báo về Bệnh viện Đồng Tế được lập chỉ mục này không có sẵn cũng như không được lưu vào bộ nhớ cache và URL cũng không được Wayback Machine (một kho lưu trữ kỹ thuật số) lưu trữ. Phải chăng đây là sự kiện mà tại đó ông Drosten được chụp ảnh? Có lẽ ông Drosten có thể làm rõ.

Một phòng thí nghiệm khác ở Vũ Hán: ‘Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus’ hợp tác giữa Đức và Trung Quốc

Ông Drosten trao đổi qua thư điện tử với ông Fauci

Dù sao thì, nhờ một yêu cầu FOIA, chúng ta được biết rằng hồi tháng 02/2020, ông Drosten đã tham gia trao đổi thư điện tử với ông Anthony Fauci và các nhà khoa học quốc tế khác về khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm và trên thực tế, không giống như những người tham gia khác, ông đặc biệt khó chịu về giả thuyết này. Một số người khác — bao gồm, đặc biệt là ông Anthony Fauci — rõ ràng sẵn sàng ấp ủ quan điểm về khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm. Ông Jeremy Farrar của tổ chức Wellcome Trust thậm chí còn nói rằng ông xem tỷ lệ giữa giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm và nguồn gốc tự nhiên là 50:50, trong khi đó ông Edward Holmes của Đại học Sydney thậm chí còn cho rằng giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm có tỷ lệ là 60:40.

Những nghi ngờ và thái độ cởi mở như trên của những người tham gia khác khiến ông Drosten có phản ứng rõ ràng là bực mình. “Ai đó có thể giúp tôi trả lời một câu hỏi không?” ông hỏi, “chẳng phải chúng ta tụ tập để thách thức một giả thuyết nhất định, và nếu chúng ta có thể, thì phủ nhận điều đó đi phải không? … Có phải chúng ta đang làm việc để bóc trần thuyết âm mưu của chính mình không?”

Một phòng thí nghiệm khác ở Vũ Hán: ‘Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus’ hợp tác giữa Đức và Trung Quốc

Như ký giả Milosz Matuschek đã chỉ ra trong một bài báo cho tuần báo Thụy Sĩ Die Weltwoche, việc phát hành thông tin theo yêu cầu FOIA này có thể là một rắc rối đối với ông Christian Drosten. Vì trong một tuyên bố hữu thệ trước tòa án Đức, ông Drosten đã khẳng định rằng ông “không quan tâm đến việc định hướng sự nghi ngờ về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 theo một hướng nhất định. Đặc biệt, tôi chưa từng có và tôi hiện không có lợi ích cá nhân nào trong việc bác bỏ cái gọi là luận điểm virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Nếu có dấu hiệu cho thấy thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm là chính xác, thì tôi sẽ bảo vệ luận thuyết đó một cách mạnh mẽ trong cuộc thảo luận khoa học và công khai.”

Có nên tiến hành truy tố ông Drosten hay không?

Từ Viện Brownstone

Robert Kogon là bút danh của một nhà báo tài chính được xuất bản rộng rãi, một dịch giả và nhà nghiên cứu làm việc ở Châu u. Ông viết tại EdV1694.substack.com

Thanh Nguyên biên dịch

Related posts