Tổ chức tư vấn Mỹ: Khó khăn kinh tế của Trung Quốc là do cải cách thất bại

Bảo Nguyên

Tổ chức tư vấn Mỹ: Khó khăn kinh tế của Trung Quốc là do cải cách thất bại
Các tòa nhà dân cư và thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/8/2023. (Ảnh: WANG ZHAO/AFP qua Getty Images)

Các nhà phân tích tin rằng mặc dù lệnh phong tỏa Covid thực sự đã làm tổn hại đến tâm lý của các công ty và người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng của Trung Quốc không phải do đại dịch gây ra mà là do “sự thất bại trong cải cách hệ thống kinh tế đất nước” của chính quyền Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm chạp kể từ khi mở cửa trở lại vào đầu năm nay. Hãng tư vấn nổi tiếng Rhodium Group và tổ chức nghiên cứu và tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương đã chỉ ra trong một báo cáo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn yếu kém trong năm tới khi ĐCSTQ tiếp tục đặt vấn đề hệ tư tưởng lên trước vấn đề kinh tế.

Vào thứ 4 (4/10), Rhodium Group và Hội đồng Đại Tây Dương đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Hết đường: Bảng điểm thường niên Người tìm đường Trung Quốc 2023”. Các nhà nghiên cứu cho biết trong báo cáo: “các mối đe dọa mang tính cơ cấu đối với sự ổn định kinh tế của đất nước chưa bao giờ lớn hơn thế”. “Năm 2023 sẽ không bao giờ là năm hồi sinh kinh tế của Trung Quốc”.

Các nhà phân tích tin rằng mặc dù lệnh phong tỏa Covid thực sự đã làm tổn hại đến tâm lý của các công ty và người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng của Trung Quốc không phải do đại dịch gây ra mà là do “sự thất bại trong cải cách hệ thống kinh tế đất nước” của chính quyền Trung Quốc. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế đã che khuất những vấn đề kinh tế cơ bản.

Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể dưới 4% vào năm 2023.

Báo cáo lưu ý: “Do sự thiếu vắng các thông báo cải cách lớn từ đầu năm đến nay, dự kiến sẽ có sự yếu kém tương tự vào năm 2024. Nếu Bắc Kinh thực sự công bố những cải cách đột phá có ý nghĩa, tốc độ tăng trưởng thậm chí còn thấp hơn vào năm 2024 do những khó khăn trong quá trình điều chỉnh”.

Cách đây không lâu, một số nhà phân tích tin rằng vào cuối những năm 2020, GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo suy đoán rằng điều này sẽ không xảy ra trong thế kỷ này dựa trên tình hình hiện tại của Mỹ và Trung Quốc.

Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt cơn gió ngược về cơ cấu, bao gồm sự lao dốc của ngành bất động sản, nợ chính quyền địa phương tăng cao, khu vực tư nhân yếu kém và niềm tin của doanh nghiệp nước ngoài thấp và dân số già đi nhanh chóng. Người ta tin rằng Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài.

Các nhà phân tích viết: “Trước đây, Bắc Kinh đã có thể trì hoãn các động thái về chính sách; ngày nay, họ đang ở cuối con đường đó và cần giải quyết những vấn đề hiện tại”.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh đã tuân theo chính sách đối ngoại cứng rắn mà không tính đến hậu quả kinh tế trong 10 năm qua, gây ra những rủi ro về địa chính trị và địa kinh tế. Báo cáo nhấn mạnh rằng trong vài năm qua, châu Âu và Mỹ ngày càng chú ý hơn đến cái gọi là quá trình “giảm thiểu rủi ro”, bao gồm kiểm soát xuất khẩu công nghệ và rà soát đầu tư nước ngoài.

Báo cáo cho biết: “Mặc dù các động thái này không gây ngạc nhiên theo góc độ của Mỹ, nhưng thực tế việc các quốc gia như Đức – từ lâu đã phụ thuộc vào Trung Quốc như một thị trường xuất khẩu – sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối thoại này thể hiện một sự chuyển biến đáng kể”.

Bảo Nguyên tổng hợp

Related posts