Truyền thông Trung Quốc ca ngợi dân ‘hy sinh vì đại cục’ sau khi chủ động làm ngập nhà của 200,000 người

Phụng Minh

Ảnh chụp màn hình video.

Một chiến dịch tuyên truyền về sự “hy sinh” của người dân nơi bị ngập do phá đê đã bị chính người dân mắng mỏ.

Theo Reuters ngày 22/7, sau khi tỉnh An Huy, Trung Quốc cho nổ bờ kè chắn lũ, Vương Giá Bá cũng cho phá bờ kè vào hôm thứ Hai (20/7), khiến 4 làng và thị trấn với khoảng 200.000 người bị ngập lụt. Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cho biết người dân trong khu vực bị ngập lụt chính là đã “bỏ cái tôi, vì đại cục”, tất cả truyền thông đều ca ngợi điều đó. Một số cư dân mạng tức giận vì sự thiếu sự đồng cảm trên các phương tiện truyền thông chính thức uất ức nói: “Ví thử các người đến mà hy sinh xem sao”.

Theo truyền thông Đại lục, mưa liên tục khiến mực nước tại các các nhánh sông Hoài dâng cao hơn so với mức cảnh giới. Chính quyền tỉnh An Huy để bảo vệ các khu vực thành thị ở hạ lưu sông Hoài đã ra lệnh cho thành phố Phụ Dương, Phụ Nam, Vương Gia Bá mở rộng thêm chỗ thoát nước để nước dồn về vùng trũng. Do đó, 200.000 người trong khu vực lưu trữ lũ đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng.

Theo tờ báo Cứ Lục, hơn 2.000 cư dân sống ở khu vực trũng trong khu vực lưu trữ lũ đã di chuyển đến địa hình cao hơn trong đêm 19 để tránh nguy hiểm. Mặc dù sự an toàn tính mạng của người dân sẽ không bị đe dọa nhiều trong thời điểm hiện tại, nhưng có thể hình dung được rằng những thiệt hại về tài sản do lũ lụt gây ra cho các trang trại, cũng như những khó khăn trong cuộc sống của họ vào lúc này.

Từ các video được đăng lên Internet, có thể thấy rằng một số nông dân ở khu vực lưu trữ lũ lụt Vương Gia Bá đã bỏ trốn với túi lớn, nhỏ, gia súc, gà, vịt và các vật nuôi khác trong đêm khuya.

Vào lúc 8h31 sáng giờ địa phương ngày 20/7, mực nước ở cổng Vương Gia Bá trên sông Hoài ở An Huy đã đạt 29,75 mét, và Vương Gia Bá đã chính thức mở cửa để xả lũ. Những ngôi nhà ở vùng trũng thấp, những vùng đất nông nghiệp lớn bị nuốt chửng và phá hủy ngay lập tức. Truyền thông của chính quyền Trung Quốc nói rằng đây là khu vực “hy sinh và cống hiến” để lưu trữ nước lũ thứ 16 trên toàn quốc.

Chỉ một ngày sau khi Vương Gia Bá mở cổng để chuyển hướng lũ lụt, nước đã ngập tới tận đỉnh những cây ngô trong ruộng gần Trang Đài. Đã quá muộn để người nông dân thu hoạch lứa cá và tôm họ nuôi và chỉ có thể nhìn chúng bị cuốn trôi theo dòng lũ.

Từ các video clip được tải lên trên Internet, có thể thấy rằng những ngôi nhà ở khu vực trũng thấp của khu vực lưu trữ lũ đã bị lũ nhấn chìm đến mức chỉ có thể nhìn thấy những mái nhà. Những ngôi nhà ở khu vực cao hơn cũng bị nước, bùn tràn vào và đổ xuống từ các tầng trên. Các quận Phượng Đài và Phù Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đường phố trong thành phố bị ngập lụt và người dân chỉ có thể di chuyển bằng thuyền. Gần như toàn bộ ngôi làng Lý Dĩnh ở Vương Gia Bá đã, huyện Phù Nam bị lũ lụt nhấn chìm, và thị trấn Trịnh Đài đã trở thành một “hòn đảo biệt lập”.

Phòng Tuyên truyền của Đảng ủy Quận Phù Nam nói với Cứ Lục rằng người dân Vương Gia Bá một lần nữa “hy sinh bản thân” để đổi lấy sự an toàn của khu vực xung quanh và hàng trăm triệu người. Tuy nhiên, chính quyền quận không công bố bất kỳ chính sách nào để bồi thường cho các nạn nhân hoặc đề xuất các biện pháp khắc phục cụ thể.

Khi truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin về việc mở cửa xả lũ ở Vương Gia Bá cùng ngày, họ cũng công khai cái gọi là “tinh thần Vương Gia Bá” rằng cư dân trong khu vực lưu trữ lũ lụt đã “hy sinh và phụng sự” vì đại cục, cho rằng đây là “dùng nhà của 200.000 người đổi lấy sự bình an của các khu vực xung quanh cùng 1 trăm triệu người”. Thêm vào đó đội quân dư luận viên mạng của ĐCSTQ cũng kết hợp truyền đi thông điệp ca ngợi. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thức đều mô tả giảm nhẹ thảm họa cùng những mất mát và khó khăn nhọc nhằn của biết bao người dân và hộ kinh doanh trong khu vực lưu trữ.

Một số cư dân mạng Trung Quốc không thể chịu đựng được, đã đăng tải những lời khiển trách cái gọi là sự “hy sinh” này: “Họ đã nhắm mắt làm ngơ trước những mất mát và đau khổ của người dân ở những vùng bị thảm họa. Hệ thống truyền thông trong nước đối với hoạn nạn của người dân khốn khổ cũng không hề thấy cảm động chút nào, hoàn toàn là đứng từ góc độ người ngoài cuộc mà xem cho vui. Nếu như chính họ trở thành đối tượng của “sự hy sinh anh hùng”, tôi tự hỏi liệu họ có tiếp tục “ca ngợi” được nữa không?

Cư dân mạng Trung Quốc kêu gọi chính phủ hãy tử tế với các nạn nhân (ảnh chụp màn hình).

Hiện tại, đập Tam Hiệp đã mở 7 cửa để xả lũ hết công suất và Vũ Hán đang đối mặt với áp lực lũ lớn. Truyền thông nói rằng các tỉnh Giang Tây và An Huy đã ‘hy sinh’ để bảo vệ đập Tam Hiệp và thành phố Vũ Hán. Nếu thời tiết với lượng mưa lớn tiếp tục, tôi tự hỏi có bao nhiêu thành phố, quận và làng sẽ trở thành đối tượng của sự ‘hy sinh’ nữa“.

Theo He Yating, NTDTV
Phụng Minh biên dịch

Related posts