Báo cáo: Nội tình ĐCSTQ kiểm duyệt nghiêm ngặt phim của Hollywood

  • Diệp Tử Vi

Một báo cáo mới của Hiệp hội PEN America chỉ ra, sự ảnh hưởng của chế độ kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Hollywood đã đe dọa nghiêm trọng đến tự do ngôn luận và giá trị quan của thế giới phương Tây.

Một báo cáo mới của PEN America chỉ ra, ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với Hollywood đã đe dọa nghiêm trọng đến tự do ngôn luận và giá trị quan của thế giới phương Tây. (Ảnh: 4kclips / Shutterstock).

Tổ chức phi lợi nhuận PEN America có trụ sở tại New York, hôm 5/8 đã công bố một báo cáo dài 95 trang, có tên “Sự sáng tạo của Hollywood bị Bắc Kinh kiểm duyệt: Ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ và sức ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc” (Made in Hollywood, Censored by Beijing: The U.S. Film Industry and Chinese Government Influence).

Báo cáo chỉ ra, điện ảnh định hình phương thức suy nghĩ của mọi người, còn Hollywood là “môi giới văn hóa và nghệ thuật có sức ảnh hưởng nhất thế giới”, các tác phẩm điện ảnh của họ có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu. Trong mười mấy năm qua, ĐCSTQ đã lợi dụng các loại sức ảnh hưởng văn hóa, để đem nội dung kiểm duyệt và mô hình kiểm soát trong nước Trung Quốc vượt ra ngoài lãnh thổ nước này.

Báo cáo nói: “Cùng với việc các nhà sản xuất phim cố gắng phát hành tại thị trường Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất đã đưa ra thỏa hiệp khó khăn và khiến người ta bất an về tự do biểu đạt.”

Những thay đổi này bao gồm, thay đổi nội dung phim hướng đến khán giả toàn cầu (bao gồm cả khán giả Mỹ); tiến hành tự kiểm duyệt; đồng ý công chiếu tại Trung Quốc bằng phiên bản đã xóa bớt nội dung, thậm chí trong một số tình huống “trực tiếp mời thẩm duyệt viên của Chính phủ Trung Quốc tham gia vào thiết kế điện ảnh, để nhận được kiến nghị làm thế nào tránh được khu vực cấm trong kiểm duyệt”. 

Mục đích của sự kiểm duyệt này là ngoài việc tránh cho người dân Trung Quốc xem được “nội dung hoặc chủ đề mà ĐCSTQ cho rằng có tính đe dọa”, “mà còn tích cực tạo dựng câu chuyện điện ảnh, miêu tả ra một viễn cảnh đặc định đối với Trung Quốc: Một sức mạnh hừng hực phát triển, hài hòa và to lớn”, hơn nữa là sự “thống nhất dưới sự lãnh đạo không bị thách thức và sự nhân hậu của đảng”. 

Sách lược “mượn thuyền ra khơi” của ĐCSTQ

Báo cáo chỉ ra, cái gọi là “mượn thuyền ra khơi” là một sách lược quan trọng trong thúc đẩy quyền lực mềm của ĐCSTQ. Từ này thông thường dùng để chỉ ĐCSTQ bí mật đem tin tức hoặc nội dung đăng tải trên truyền thông ngoài Trung Quốc, lợi dụng tuyên truyền toàn cầu hóa để ảnh hưởng đến người tiếp nhận trên toàn cầu.

Tác giả báo cáo cho biết: lần đầu tiên vạch trần hành động “mượn thuyền ra khơi” của ĐCSTQ là năm 2015. Một bản báo cáo điều tra tiết lộ, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) của ĐCSTQ đã bí mật mua lại ít nhất 33 đài phát thanh tại 14 quốc gia khác nhau ở châu Mỹ, Úc và châu Âu. Kết cấu quyền sở hữu của nó có ẩn chứa sự thực cho thấy những đài phát thanh này cuối cùng thuộc về ĐCSTQ.

Tuy nhiên, truyền thông tin tức không phải là con thuyền duy nhất mà ĐCSTQ dùng để “ra khơi”.

“Hollywood là con thuyền lớn nhất và mạnh nhất thế giới”, ông Bethany Allen-Ebrahimian, người theo dõi vấn đề này nhiều năm, khi trả lời phỏng vấn của PEN America đã nói. “Trung Quốc không nghi ngờ gì, chính là đã mượn con thuyền này [để ra khơi]. Các câu chuyện của Hollywood tràn đầy tình cảm, tình cảm có thể tiếp xúc đến được những người mà báo cáo tin tức và báo cáo quốc hội không thể nào tiếp xúc đến được.”

Báo cáo này cho biết, sự kiểm duyệt nội dung điện ảnh của ĐCSTQ là một bộ phận của việc kiểm soát tư tưởng trên phạm vi rộng. ĐCSTQ lợi dụng các phương thức như “vạn lý tường lửa”, kiểm soát truyền thông, hạn chế phóng viên phương Tây đưa tin, “đảm bảo câu chuyện được kể trong lãnh thổ Trung Quốc là một phiên bản duy nhất, là câu chuyện được đặc biệt phê chuẩn. Sức ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hollywood là một bộ phận của công việc kiểm duyệt này.”

“Bắc Kinh thực hiện một trong những chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất trên thế giới, trong chế độ này, điện ảnh và các tác phẩm sáng tác khác trước khi được phát hành hoặc xuất bản, cần phải trải qua trình tự kiểm duyệt nghiêm ngặt của quốc gia.” Báo cáo chỉ ra, “Đại đa số những ngôn luận ‘nhạy cảm’ đều bị xác định là phạm tội hình sự, những nhà bất đồng chính kiến hòa bình sẽ bị tù nhiều năm vì phát biểu những ngôn luận có tính phê bình ĐCSTQ.”

Chế độ kiểm duyệt ngang ngược vô lý

Báo cáo chỉ ra, chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ trao cho kiểm duyệt viên quyền kiểm duyệt không bị quản lý, kết quả kiểm duyệt cũng quyết định bộ phim liệu có được phép công chiếu và quảng bá hay không, khi nào được phát hành, v.v, việc này đã gây ra nhân tố bất ổn định cho nhà sản xuất phim.

Mọi người đều biết, phim điện ảnh quốc tế khi được công chiếu trước khán giả Trung Quốc, thường sẽ thiếu nội dung hoặc cảnh quay nào đó, đoạn đối thoại hoặc cảnh quay đều phải xóa bỏ theo yêu cầu của kiểm duyệt viên.

Kết quả, một số bộ phim nổi tiếng của Hollywood từng bị cắt bỏ sửa đổi. Ví dụ như, “Nhiệm vụ bất khả thi 3” (Mission: Impossible III,2006) khi công chiếu tại Trung Quốc đã bị cắt bỏ một số cảnh quay, chẳng hạn như cảnh nhân vật chính Ethan Hunt giết chết người Trung Quốc, và cảnh một chung cư ở Thượng Hải phơi đồ nội y cũ nát.

“Nhiệm vụ bất khả thi 3” (Mission: Impossible III,2006) khi công chiếu tại Trung Quốc đã bị cắt bỏ một số cảnh quay, chẳng hạn như cảnh nhân vật chính Ethan Hunt giết chết người Trung Quốc, và cảnh một chung cư ở Thượng Hải phơi đồ nội y cũ nát. (Ảnh: Paramount Pictures/Skydance).

Phim “Điệp viên 007: Tử địa Skyfall” (Skyfall,2012) trong loạt phim điện ảnh James Bond, kiểm duyệt viên yêu cầu cắt bỏ đoạn giết chết nhân viên an ninh Trung Quốc, đề cập đến mại dâm và tra tấn cảnh sát. Trong bộ phim “Sòng bạc Hoàng gia” (Casino Royale, 2006), nữ diễn viên Judi Dench tiết lộ, cô buộc phải lồng tiếng lại trong phiên phản phát hành tại Trung Quốc, sửa đổi câu “Kito, tôi nhớ chiến tranh lạnh” thành “Thượng Đế, con nhớ thời gian xưa”.

Chi phí chế tác lại và cả thời gian chờ kiểm duyệt không xác định được, đã làm tăng chi phí đầu tư rất lớn cho nhà sản xuất phim. Thậm chí dẫn đến thời gian phát hành quốc tế của bộ phim và thời gian phát hành tại Trung Quốc có sự chênh lệch quá lớn, đợi đến khi bộ phim được công chiếu tại Trung Quốc, thì đã lỡ mất thời kỳ quảng bá. Ủy ban Sản xuất phim điện ảnh Bắc Kinh thậm chí có thể kiên quyết buộc phải quay lại cảnh quay nào đó thì mới cho công chiếu, đây là một khoản chi phí không hề rẻ đối với nhà sản xuất.

“Họ có quyền lực to lớn, do đó, bạn muốn đảm bảo [được thuận lợi] thì cần phải làm đúng tất cả mọi việc [theo chế độ kiểm duyệt] ngay từ đầu.” David Franzoni, một nhà sản xuất kiêm biên kịch chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2013.

Tác giả báo cáo chỉ ra, “là một trung tâm sản xuất điện ảnh thế giới”, những nhà quyết sách của Hollywood và những nhà sản xuất điện ảnh chuyên nghiệp ngày càng tập trung vào nội dung, sự xuất hiện của diễn viên trong phim, tình tiết phim, lời đối thoại và khung cảnh trong phim để tránh xung đột với chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ. Cách làm này có thể được các nhà sản xuất phim ở khu vực khác trên thế giới mô phỏng theo.

Ông cho biết, vấn đề lớn nhất trong việc ĐCSTQ kiểm duyệt tác phẩm của Hollywood có lẽ nằm ở chỗ, lãnh đạo cấp cao và các nhà làm phim chuyên nghiệp của Hollywood đang dần dần nội hóa kiểm duyệt nội dung (tự kiểm duyệt), các kiểm duyệt viên của ĐCSTQ chỉ cần mất rất ít thời gian kiểm duyệt, “cùng với thời gian, tác gia và nhà sáng tạo thậm chí đều có suy nghĩ sẽ không vi phạm quy tắc của ĐCSTQ.”

Chỉ truyền đạt hình tượng mà ĐCSTQ cần

Báo cáo chỉ ra: “Bắc Kinh đã phát tín hiệu rõ ràng tới giới điện ảnh: người sản xuất điện ảnh phê bình Trung Quốc sẽ bị trừng phạt, còn những người phối hợp với chế độ kiểm duyệt thì sẽ nhận được khen thưởng … Thực tế, ĐCSTQ chiếm vị trí chủ đạo trong phương diện liệu có thể để bộ phim Hollywood đó sinh lời hay không, hơn nữa quản lý cấp cao trong các hãng phim đều biết điểm này.”

Rất nhiều phim điện ảnh nổi tiếng đều chịu ảnh hưởng kiểm duyệt nội dung của ĐCSTQ. Báo cáo chỉ ra, một bức thư điện tử rò rỉ đã tiết lộ, bộ phim Pixels (2015) của Sony Pictures vì để đảm bảo thông qua kiểm duyệt nội dung, nên đã xóa bỏ một số cảnh, trong đó bao gồm cảnh người ngoài hành tinh xô đổ Vạn lý Trường thành.

Thư điện tử rò rỉ cho thấy, Sony Pictures đã cắt cảnh quay này trong phiên bản tại Trung Quốc, và phiên bản quốc tế cũng đã cắt. Một quản lý cấp cao của Sony Pictures cho biết, thay đổi phiên bản quốc tế đối với họ mà nói, có thể che giấu tốt hơn sự thực tự kiểm duyệt.

Vị quản lý cấp cao nói trong thư điện tử: “Nếu chúng tôi chỉ thay đổi phiên bản Trung Quốc, khi chủ các blog tiến hành so sánh các phiên bản, thì sẽ ý thức được rằng chúng tôi né tránh gây tranh cãi tại thị trường Trung Quốc, nên đã thay đổi bộ phim, vì thế mà truyền thông cũng sẽ lên tiếng.”

Ngoài thay đổi nội dung, một số nhà sản xuất phim thậm chí còn thêm nhiều cảnh quay trong phim dành cho khán giả Trung Quốc.

Báo cáo cho biết, trong số đó có một ví dụ điển hình là phim “Người sắt 3” (Iron Man 3), trong phiên bản phim tại Trung Quốc đã được Marvel Studios cho thêm một số cảnh quay, miêu tả các bác sĩ Trung Quốc làm việc một cách điên cuồng vì để cứu tính mạng của người sắt. Nội dung thêm vào bất ngờ như thế, đương nhiên không khớp với những phần khác trong bộ phim, thậm chí bị các nhà phê bình điện ảnh lấy làm trò cười.

Bộ phim “Doctor Strange: Phù thủy tối thượng” (Doctor Strange) của Marvel Studios do lo lắng làm tổn hại đến việc quảng bá phim tại Trung Quốc, nên đã thay đổi cố vấn của diễn viên chính từ người Tây Tạng thành người Celt.

Nhà biên kịch C. Robert Cargill nói: “Nếu bạn thừa nhận Tây Tạng và người Tây Tạng (vai diễn trong phim), bạn có thể sẽ xa cách với hàng tỷ người cho rằng đây là điều xằng bậy”. 

Ông còn cho biết, điều này cũng sẽ gây ra một rủi ro đó là bị ĐCSTQ coi đây là bộ phim “tham gia chính trị”. Sau vài ngày tuyên bố này được phát biểu, ông Robert Cargill đã ra mặt cho biết, đoạn tuyên bố này chỉ đại diện cho cá nhân ông, không đại diện cho lập trường của Marvel Studios. Marvel Studios cũng giữ im lặng trước tranh cãi về vấn đề này.

Báo cáo nói: “Trả lời của ông cũng đã phản ánh ra một nhà biên kịch khi quyết định kể ra câu chuyện của mình, đã cân nhắc đến thái độ của chính quyền Trung Quốc đối với Tây Tạng.”

Bộ phim “Thế chiến Z” (World War Z) năm 2013 kể về việc gây ra bùng phát bệnh cương thi (thây ma) ngày tận thế. Paramount Pictures yêu cầu nhà sản xuất điện ảnh thay đổi đối thoại của vai diễn. Bởi vì trong đối thoại ban đầu, nhân vật thảo luận đến Trung Quốc là khởi nguồn của bùng phát bệnh cương thi. Nhưng dù đã cố gắng né tránh kiểm duyệt, cuối cùng bộ phim này vẫn không được công chiếu tại Trung Quốc.

Bộ phim “Thế chiến Z” (World War Z) năm 2013 kể về việc gây ra bùng phát bệnh cương thi (thây ma) ngày tận thế. Paramount Pictures yêu cầu nhà sản xuất điện ảnh thay đổi đối thoại của vai diễn. Bởi vì trong đối thoại ban đầu, nhân vật thảo luận đến Trung Quốc là khởi nguồn của bùng phát bệnh cương thi. (Ảnh UIP).

Bộ phim chiến tranh năm 2019 có tên Midway, khi công chiếu đúng vào thời kỳ cao điểm của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Bộ phim này do Lionsgate chế tác và phát hành, nhưng nhận được tài trợ 80 triệu USD của doanh nghiệp Trung Quốc là Bona Film Group Limited.

Mặc dù trong bộ phim này miêu tả một cuộc thắng lợi quân sự của Mỹ, nhưng bộ phim lại phê bình hành vi tàn bạo thời chiến của Nhật Bản – đối thủ cạnh tranh trường kỳ của Trung Quốc, đồng thời còn miêu tả vai trò của Trung Quốc trong Thế chiến thứ II.

Khi công chiếu tại Trung Quốc, có khoảng 2 phút nội dung bị cắt bỏ, bao gồm sau khi phi công Mỹ oanh tạc Nhật Bản, đã bị đội du kích Trung Quốc bắt được và tra hỏi.

Truyền thông tiếng Anh của ĐCSTQ là tờ Nhật báo Trung Quốc kết luận là, đầu tư tài chính của Bona Film thông qua cảnh đặc sắc người địa phương Trung Quốc bảo vệ phi công Mỹ “làm tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Midway”.

Từ góc độ của ĐCSTQ mà xét, điện ảnh của Trung Quốc không hề thuần túy là giải trí, mà là phương thức truyền đạt thông tin được ĐCSTQ đồng ý, những thông tin này có thể tăng cường hình tượng “chí cao vô thượng” của Bắc Kinh và ĐCSTQ.

Bộ phim chiến tranh năm 2019 có tên Midway, khi công chiếu đúng vào thời kỳ cao điểm của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Bộ phim này do Lionsgate chế tác và phát hành, nhưng nhận được tài trợ 80 triệu USD của doanh nghiệp Trung Quốc là Bona Film Group Limited. (Ảnh A Really Happy Film).

Doanh thu phòng vé tại Trung Quốc và lợi ích của công ty mẹ, buộc các nhà sản xuất phải tích cực làm hài lòng ĐCSTQ

Phương thức ảnh hưởng của ĐCSTQ đến ngành điện ảnh, đầu tiên là lợi dụng thị trường điện ảnh khổng lồ trong nước. Quý I năm 2018, thu nhập phòng vé hàng quý của Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ. Theo thống kê trước khi bùng phát đại dịch, dự kiến thị trường điện ảnh Trung Quốc năm 2020 sẽ chính thức vượt thị trường Mỹ.

Báo cáo chỉ ra, quá khứ, các bộ phim xuất sắc, chế tác hoàn mỹ của Hollywood, chất lượng vượt rất xa các phim điện ảnh trong nước Trung Quốc. Nhưng cùng với sự nâng cấp về công nghệ sản xuất của ngành điện ảnh Trung Quốc, nên cũng có được chỗ đứng trong cạnh tranh với các bộ phim lớn của nước ngoài, cộng thêm điện ảnh Trung Quốc ngày càng được khán giả Trung Quốc yêu thích, dần dần đã phá vỡ sự cân bằng giữa nhà sản xuất Hollywood và cơ quan kiểm duyệt Bắc Kinh, làm tăng thêm lực độ tự kiểm duyệt của các nhà sản xuất Hollywood để giành được doanh thu phòng vé nhiều hơn tại Trung Quốc.

Ví dụ, bộ phim bom tấn của Hollywood là “Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt” (Transformers: Age of Extinction) sau khi có doanh thu 320 triệu USD từ phòng vé Trung Quốc vào năm 2014, Bắc Kinh đã rất nhanh chóng  đáp trả bằng bộ phim hợp tác với Hồng Kông “Truy lùng quái yêu” (Monster Hunt) năm 2015, có doanh thu phòng vé lên đến 382 triệu USD.

Quản lý cấp cao của Hollywood nói với PEN America rằng: “Số lượng khán giả Trung Quốc lớn như thế này, nếu may mắn có được sự tin tưởng của họ, thì có thể kiếm được lợi nhuận ròng lên đến 100 triệu USD.”

Tuy nhiên, doanh thu phòng vé không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến nội dung bộ phim, nhiều công ty mẹ của công ty sản xuất phim có hàng loạt nghiệp vụ kinh doanh với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu viết: “Nhà sản xuất phim Hollywood đa số là công ty con của các tập đoàn khổng lồ, kinh doanh của họ phân bố khắp toàn cầu, nếu Chính phủ Trung Quốc lựa chọn trừng phạt họ, thì họ sẽ bị tổn thất hàng tỷ USD.”

Ví dụ, Công ty Walt Disney có 47% cổ phần trong Disneyland Thượng Hải, công ty này hoạt động năm 2016, vốn thành lập là hơn 5,5 tỷ USD. Đồng thời, Công viên giải trí điện ảnh Hoàn Cầu ở Bắc Kinh cũng chuẩn bị khai trương vào năm tới, trong đó bao gồm 2 công viên chủ đề, 6 nhà hàng, 1 công viên trên nước và một khu vui chơi tổng hợp. Theo báo cáo, dù trong thời gian dịch bệnh bùng phát, công tác xây dựng vẫn tiến hành, vốn đầu tư cho công trình này lên đến 6,5 tỷ USD, sẽ do Universal Picture hợp tác vận hành cùng doanh nghiệp quốc hữu của ĐCSTQ là Công ty Đầu tư Văn hóa Du lịch Thủ Hoàn Bắc Kinh.

Nhà sản xuất phim cần công khai yêu cầu kiểm duyệt của ĐCSTQ

Nhà nghiên cứu James Tager của PEN America, tác giả của báo cáo cho biết, công khai về chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ là bước đầu tiên đối kháng với ĐCSTQ.

Trong bản báo cáo này, PEN America kêu gọi các nhà sản xuất phim cỡ lớn nên cam kết, công khai liệu rằng có tiến hành chỉnh sửa phim để đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt của ĐCSTQ hay không. Những bản chỉnh sửa này nên chỉ dùng cho phát hành tại Trung Quốc, chứ không phát hành trên toàn cầu.

Tổ chức này còn yêu cầu nhà sản xuất phim cam kết công khai chia sẻ những thỉnh cầu sửa đổi mà chính phủ nước ngoài đề xuất. Ngoài ra, cũng kêu gọi Hiệp hội điện ảnh Mỹ (Motion Picture Assn) vận động 5 hãng phim lớn và Netflix phát hành báo cáo hàng năm về mối quan hệ của ngành này với Trung Quốc.

Báo cáo nói: “Nhà sản xuất phim không thể cắt bỏ nội dung tác phẩm của họ đến mức độ chỉ được chấp nhận bởi một trong những chế độ kiểm duyệt gay gắt nhất trên thế giới.”

Ông James Tager cho rằng, chế độ tự kiểm duyệt của Hollywood sẽ mang đến ảnh hưởng tiêu cực, bởi vì điều ngày có nghĩa là hãng phim sẽ không sản xuất các bộ phim về chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan, cuộc kháng nghị trên Quảng trường Thiên An Môn, v.v. Nếu không, chắc chắn họ sẽ bị Chính phủ ĐCSTQ trả thù.

“Những câu chuyện này đều cần phải kể lại”, ông nói, “Nếu ngành điện ảnh Trung Quốc không thể kể về chúng, mà Hollywood cũng không thể kể về chúng, vậy chúng ta còn hy vọng ai sẽ kể về những câu chuyện này?”

Diệp Tử Vi / Epoch Times

Related posts