Nhà khoa học Nga: Covid-19 thực sự ‘có mắt’, chọn đối tượng để lây

Tâm Thanh

Nhà khoa học Nga: Covid-19 thực sự ‘có mắt’, chọn đối tượng để lây

Năm 2003, khi dịch bệnh virus SARS lây lan ở Trung Quốc, tạp chí “Life and Safety” của Nga đã xuất bản một bài báo có tựa đề “SARS-Không chỉ là một loại vi-rút”. Tác giả bài báo là Gubanov B. B., một viện sĩ tại Viện Sinh thái Xã hội Quốc tế Nga.

Thông qua một loạt các thí nghiệm, ông Gubanov đã đi đến một kết luận khoa học độc đáo và đặc biệt: 

“Virus thực chất là một loại vi khuẩn có chứa thông điệp tinh thần và đạo đức, nó bao hàm cả phương diện tinh thần và phương diện sinh học. Những gì con người chúng ta hiểu được chỉ là khía cạnh sinh học của virus, nó chỉ chiếm một phần nhỏ của virus này. Vì vậy, y học hiện đại chỉ đang cố gắng điều trị phía mặt sinh học của virus chứ không phải loại bỏ tận gốc virus”.

Thông qua nghiên cứu về sự sản sinh và lây truyền virus gây bệnh AIDS, viêm gan, SARS và các loại virus khác, họ đã phát hiện ra rằng virus có thể được sản sinh và phát triển một cách tự chủ trong một cơ thể khỏe mạnh, mà nhiều người trong số họ lại không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Về vấn đề này, nhiều người có thể có liên tưởng rằng: Những người hay bị cảm lạnh, chỉ cần gió thổi một chút là chảy nước mũi; hay trong lúc vô tình chỉ cần nhìn một cái vào mắt bệnh nhân bị đau mắt đỏ, là bản thân có thể lập tức bị mắc bệnh; còn bệnh ung thư, phẫu thuật lấy hết khối u, nhưng nó lại có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Sao bệnh lại có thể dễ dàng lây lan như vậy?

Ông Gubanov đã chỉ ra rằng: “Bộ não con người khi hoạt động có thể tạo ra một thể tư duy hữu hình”, mà cái thể tư duy hữu hình này lại có khả năng phân biệt tốt và xấu, thiện và ác”.

Ông Gubanov đi đến kết luận: “Bất kỳ căn bệnh nào cũng trước hết là kết quả của sự xuống cấp về tinh thần và đạo đức của người bệnh, sau đó mới đến sự tổn thương vỏ ngoài của người bệnh. Nếu cơ thể và tâm trí của một người lành mạnh, nếu cơ thể con người luôn có thể phát ra một “thể tư duy hữu hình” tích cực, thì khi virus tiếp cận cơ thể người đó, virus sẽ ngay lập tức bị đánh bại khiến người đó duy trì được thể trạng khỏe mạnh”. 

“Trái lại, những người thường phát ra “thể tư duy hữu hình” tiêu cực không đứng đắn, chính là những người thường phát ra bức xạ não sai lệch, thì virus rất dễ dàng bám lên cơ thể người. Ngay cả khi người mang virus đi ngang qua anh ta, hoặc chỉ để ý đến anh ta, anh ta đã có thể nhiễm virus. Cái này được gọi là “sự thu hút tình cờ” của virus trên cơ thể người”.

Sau khi nghiên cứu, học giả nước ngoài này cũng phát hiện ra rằng, khi tư duy của một người có vấn đề, sẽ có những thay đổi tương ứng trong lớp năng lượng xung quanh cơ thể anh ta. Cũng giống như khi mọi người bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, đó là do “thể tư duy hữu hình” của người đó không thiện lành, khiến lớp năng lượng xung quanh cơ thể ở phần nửa trên bên trái cơ thể bị tổn thương, từ đó virus có thể dễ dàng xâm nhập.

Kể từ khi bùng phát tại Vũ Hán, Covid-19 đã lan ra toàn cầu. Số người tử vong do bệnh này đã vượt quá số người chết do dịch SARS năm 2003. Câu hỏi đặt ra là, virus này có khả năng “tư duy” không? Liệu nó “có mắt” hay không? Đối tượng lây nhiễm có phải đã được lựa chọn trước hay không?

Theo Đường Địch, Secret China 
Tâm Thanh biên dịch

Related posts