“Chiến tranh lạnh mới” Mỹ – Trung: Đã đến lúc các nước cần lựa chọn

  • Khả Y

Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngoại giới mô tả đây giống như đang tiến vào ”cuộc chiến tranh lạnh mới” và đang ở lằn ranh của “sự chia rẽ”. Nếu tình hình vẫn tiếp tục tiến triển như vậy, quan hệ Mỹ – Trung sẽ ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng quốc tế? Các chuyên gia cho rằng thế giới hiện phải đối mặt với ba lựa chọn then chốt.

Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngoại giới mô tả đây giống như đang tiến vào”cuộc chiến tranh lạnh mới”, hai nước đang ở lằn ranh của “sự chia rẽ”. Các chuyên gia cho rằng thế giới hiện phải đối mặt với ba lựa chọn then chốt. (Ảnh: Martyn Wright / Flickr / CC BY 2.0)

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, giáo sư Học viện Công nghệ Georgia, ông Vương Phi Lăng tin rằng, khi Mỹ – Trung tiến vào “chiến tranh lạnh mới” , trong bối cảnh các ranh giới ngăn cách đang được vạch ra, thì các vấn đề kinh tế và thương mại, ví dụ như các hiệp định thương mại chẳng hạn… đã không còn là đề tài thảo luận quan trọng nữa. Phân tích của ông về tình hình hiện tại cho thấy các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, phải đứng trước ba sự lựa chọn quan trọng.

Ông nói, thứ nhất, Trung Quốc hay Hoa Kỳ ai sẽ là người “lãnh đạo thế giới”, cả thế giới phải đưa ra lựa chọn; thứ hai, xét về hệ thống chính trị và hệ tư tưởng bất đồng của Trung Quốc và Hoa Kỳ, thế giới cũng phải đưa ra lựa chọn. Kể cả người dân Trung Quốc cũng phải đưa ra lựa chọn. Thứ ba, các nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tách ĐCSTQ ra khỏi nhân dân Trung Quốc và để người dân Trung Quốc lựa chọn. Người Trung Quốc đã sẵn sàng đối mặt với Chiến tranh Lạnh mới hay thậm chí là tồi tệ hơn? Hay sẽ lựa chọn hỗ trợ ĐCSTQ gây ảnh hưởng và tổ chức lại thế giới?

Hoa Kỳ đã sẵn sàng lãnh đạo thế giới chống lại ĐCSTQ độc tài. Trong bài phát biểu “ĐCSTQ và Tương lai của Thế giới Tự do” tại Thư viện Nixon, Ngoại trưởng Pompeo đã cố gắng hết sức để tách bạch người dân Trung Quốc khỏi chế độ ĐCSTQ. Ông Pompeo chỉ ra rằng ĐCSTQ là thủ phạm chính trong việc đàn áp và bức hại người dân Trung Quốc. Do đó, ông kêu gọi người dân Trung Quốc và các quốc gia có giá trị quan phổ quát trên thế giới cùng nhau chống lại ĐCSTQ.

Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ và thế giới tự do. Ông nói: “Nếu hôm nay chúng ta quỳ gối trước họ, con cái chúng ta sẽ chịu sự định đoạt của ĐCSTQ, mà hành động của ĐCSTQ lại chính là đang thách thức thế giới tự do.”

Trong nhiều thập kỷ qua, những người lãnh đạo ĐCSTQ luôn nung nấu ý định “thiết lập quyền bá chủ toàn cầu theo định hướng chủ nghĩa cộng sản”. Ông Pompeo nhấn mạnh: “Chúng ta không thể tiếp tục bỏ qua những khác biệt cơ bản về ý thức hệ và chính trị giữa hai nước (Hoa Kỳ và Trung Quốc) được nữa”.

Ông Pompeo trích dẫn các hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự của chính quyền Bắc Kinh nhằm làm suy yếu trật tự dân chủ toàn cầu. Ông cũng kêu gọi người dân Trung Quốc và các đồng minh trên thế giới sát cánh cùng Hoa Kỳ để buộc ĐCSTQ thực hiện những thay đổi căn bản. Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã tích cực thúc đẩy các đồng minh của mình có thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ trong các lĩnh vực nhân quyền, khoa học và công nghệ, chính trị và kinh tế.

Quan hệ Mỹ – Trung mất kiểm soát chệch khỏi đường ray, ĐCSTQ lúng túng đối phó

Mặt khác, giới quan sát phát hiện, giới chức ĐCSTQ đã bắt đầu bộc lộ những nhận xét “mềm mỏng”, dường như lại một lần nữa muốn áp dụng chiến lược “thao quan dưỡng hối” (náu mình chờ thời cơ). Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, mặc dù ĐCSTQ nhận thức rõ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là không thể đảo ngược, nhưng họ lúng túng trong cách ứng đối.

VOA đưa tin, phó giáo sư kiêm trưởng khoa Nghiên cứu Quốc tế và Ngôn ngữ học Đương đại tại Đại học St. Thomas, ông Diệp Diệu Nguyên tin rằng, ĐCSTQ có thể đã kết luận mối quan hệ Mỹ-Trung đang đối mặt với tình trạng “mất kiểm soát và trật khỏi đường ray”, nhưng ĐCSTQ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng để ứng phó.

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là nhân vật thuộc “phái chủ chiến” – ông Tập Cận Bình – tin rằng Trung Quốc đủ mạnh để “tách khỏi Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, không phải tất cả các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đều đồng ý với quan điểm trên của ông Tập.

Ông nói: “Hoa Kỳ nhận thức rõ, trong các cuộc đối thoại trước đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là trong quá trình đàm phán thương mại, ĐCSTQ đều không hề ‘nói trắng’ ra điều gì, và trong những điều ĐCSTQ đã nói, họ cũng sẽ không thực hiện được bao nhiêu.” Ông cho rằng mức độ tín nhiệm của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là “cực kỳ thấp.”

Ông nói thêm, vào tháng trước, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã công bố một cuộc thăm dò cho thấy hơn 70% dân số Mỹ có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc. Do đó, Hoa Kỳ không có lý do gì để buông lỏng đối với Bắc Kinh, hay điều chỉnh chiến lược cứng rắn hiện tại và cho Bắc Kinh cơ hội “hạ đài”. Trên thực tế, Hoa Kỳ nên tiếp tục cứng rắn. “Đơn giản nhất chính là không cần phải đối thoại gì nữa.”

Giáo sư Vương Phi Lăng tại Học viện Công nghệ Georgia tin rằng giữa các lãnh đạo cấp cao nhất trong nội bộ ĐCSTQ cần có nhiều buổi họp về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bởi vì mối quan hệ “Chiến tranh Lạnh mới” này đang làm thiệt hại đến lợi ích cá nhân các quan chức trong đảng cũng như gia tăng bất mãn nội bộ về thái độ cứng rắn của ông Tập Cận Bình đối với Mỹ.

Khả Y

Related posts