Chiến tranh lạnh thế giới, chiến tranh nóng tại LHQ

Đại-Dương

 Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên Sô quyết định thành lập Liên Hiệp Quốc và chính thức hoạt động từ 24-10-1945 với 51 hội viên mà hiện tại đã có 193. Mục đích: duy trì an ninh và hoà bình quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; thực hiện sự hợp tác quốc tế; làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung; ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai.

2019 United Nations Peacekeeping Ministerial meeting on uniformed capabilities, performance and protection | MINURSO

Tuy nhiên, Chủ nghĩa Cộng sản là nguyên nhân gây căng thẳng trong sinh hoạt quốc tế. Chiến tranh Lạnh do Mạc Tư Khoa chủ xướng kéo dài 1946-1991 với các cuộc cách mạng lật đổ Chế độ Tư bản hoặc Chế độ Quân chủ để xây dựng Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã phá vỡ nền hoà bình quốc tế, quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Tại Châu Á, Lãnh tụ Mao Trạch Đông đóng vai trò chính trong một cuộc cách mạng lật đổ đẫm máu kéo dài nhiều thập niên.

Cuốn sách Le Livre Noir do một số học giả trên thế giới viết đã công bố thiệt hại nhân mạng do Chủ nghĩa Cộng sản gây ra tính đến gần cuối thế kỷ thứ 20 lên tới hơn 100 triệu người.

Sau khi Liên Sô giải thể (1991), Trung Cộng kế thừa sự nghiệp thống trị toàn cầu của Chủ nghĩa Cộng sản dưới bộ cánh văn minh giả tạo.

Chủ nghĩa Cộng sản thực hiện chính sách “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” nên không tôn trọng quyền tư hữu mà chỉ cướp bóc, trấn lột và tận diệt nhằm phục vụ cho chính sách độc tôn đảng trị. Vì thế, tranh giành trở nên bất tận khiến Cộng đồng Quốc tế và Nhân loại không lúc nào yên vui.

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc kỷ niệm 75 năm thành lập mà không thể tụ họp tại Nữu Ước để chúc nhau, tay bắt mặt mừng mà phải ngồi nhà để theo dõi những bài phát biểu từ các nguyên thủ quốc gia qua phương tiện trực tuyến.

UN 75th Anniversary -

Kỹ niệm 75 năm LHQ ra đời…

Tổng thư ký LHQ, António Guterres, mở đầu với nhận xét “Chúng ta đang đi vào một hướng rất nguy hiểm. Thế giới không thể chịu đựng nổi một tương lai với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lại chia rẽ địa cầu với một vết đổ vỡ cực kỳ to lớn – mỗi bên với những quy định thương mại và tài chính riêng, với những năng lực về internet và trí tuệ nhân tạo riêng của mình”.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức hoạt động từ năm 1995 có 164 hội viên tính đến năm 2016. Trung Cộng (TC) gia nhập từ năm 2001 nhờ Hoa Kỳ ban cho quy chế tối huệ quốc. Bất cứ nước nào xin gia nhập cũng phải cam kết: Giảm khu vực quốc doanh, thiết lập Nghiệp đoàn tự do, Dân-chủ-hoá đất nước. Nhưng, Bắc Kinh tăng cường khu vực quốc doanh chủ đạo, Nghiệp đoàn Nhà nước, Độc tài đảng trị. Bắc Kinh bị kiện về vi phạm quy định của WTO nhiều nhất. Internet do Hoa Kỳ phát minh, TC sử dụng. Hầu hết các quốc gia giao thương với TC đều bị thâm hụt mậu dịch. Thậm chí một số quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh. TC là thủ phạm gây đổ vỡ trên toàn cầu.

Như thế, ngăn chặn hành động trục lợi thô bạo của TC đang trở thành xu thế thời đại trong sinh hoạt Cộng đồng Quốc tế.

Tập Cận Bình phát biểu “TC không có ý định tham chiến dù là một cuộc Chiến tranh Lạnh hay Nóng với bất kỳ quốc gia nào”.

Nhưng, khi Tập Cận Bình chỉ tay vào đâu và tuyên bố đó là “vùng đất, vùng biển lịch sử” thì lập tức áp đặt chủ quyền quốc gia để sử dụng mọi phương tiện cần thiết mà kiểm soát nghiệt ngã. Đồng thời, tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên cho tới lúc cạn kiệt.

Do đó, nhiều nước nhược tiểu phải liên kết với các cường quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và duy trì an ninh cho dân tộc.

Tập Cận Bình cư xử với quốc tế như một vị Hoàng đế Đỏ. Nhưng, TC không thể tấn công Đài Loan vì sức mạnh Hải quân, Không quân của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan gấp 30 lần Giải phóng quân Nhân dân TC.

TC không có đồng minh, kể cả Nga.

Bắc Kinh không thể chế tạo thêm vũ khí nguyên tử vì khó bắt kịp Nga có 6,300 đầu đạn, Mỹ có 5,800. Bắc Kinh không muốn tham gia vào các hiệp ước tài giảm vũ khí nguyên tử để bị công khai số lượng và phải tuân thủ cam kết.

TC tiến hành chiến tranh khắp mọi nơi sau năm 1949 như Biển Đông Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa, với Ấn Độ. Bắc Kinh xoá sổ Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, thao túng các quốc gia Châu Phi.

Tập Cận Bình kêu gọi hợp tác chống Đại dịch Covid-19, nhưng, khi đại dịch bùng nổ trên hơn 100 quốc gia thì Bắc Kinh cấm xuất cảng y cụ, bán hoặc viện trợ y cụ hư hỏng, kém phẩm chất làm cho số nạn nhân gia tăng. Tập Cận Bình và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn sai nguồn gốc Covid-19 cũng như ngăn cấm bác sĩ điều trị Covid-19 khác với hướng dẫn. Bắc Kinh chính-trị-hoá Covid-19 vì không cho phép giới khoa học gia quốc tế điều tra rõ ràng, chính xác nguồn gốc của Covid-19 để tìm phương thuốc điều trị hữu hiệu nhất. Cần khoa-học hào quang của người khác khi phát biểu “TC đã có những đóng góp lịch sử trong việc giành chiến thắng Chiến tranh Thế giới Chống Phát xít và ủng hộ việc thành lập Liên Hiệp Quốc.

Trung Hoa Dân Quốc (Thống chế Tưởng Giới Thạch) điều khiến chiến tranh chống Quân phiệt Nhật trong khi Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông chuyên “chém vè” lúc chạm trán với quân Nhật. Vì thế, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Hoa mà chẳng có TC!

Năm 1949, ĐCSTQ đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở Châu Á tạo ra tình trạng xung đột, tàn phá làm chậm sự phục hồi trong vùng sau Đệ nhị Thế chiến.

Việt Nam, Lào, Cambode rơi vào cuộc chiến tranh nhân dân kéo dài hơn 30 năm do Bắc Kinh chỉ đạo và viện trợ khiến cho các quốc gia đó như chiếc sân sau của TC.

Ngược lại, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á dựa vào Tây Phương mới thắng kiểu chiến tranh nhân dân mà đưa dân tộc phát triển nhờ được hưởng quy chế tối huệ quốc và chiếc dù che an ninh của Hoa Kỳ.

Bốn con hổ Châu Á (Tân Gia Ba, Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông) không rập khuôn mô hình chính trị, kinh tế, không tiếp nhận công nghệ phát thải của TC mới phát triển thần kỳ.

Tập Cận Bình chỉ trích nỗ lực xây dựng các khối để ngăn cản người khác. Lập khối mang tinh thần dân chủ trong sinh hoạt. Không lập khối như TC thể hiện tham vọng chiếm lĩnh, thống trị, tìm kiếm quyền bá chủ thiên hạ.

Thế giới cần quan hệ đồng đẳng hơn gia nô.

Tập Cận Bình "mafia" ra sao? - Bao VNailNews

Tập Cận Bình công bố mục tiêu TC đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và đạt được mức độ trung lập carbon vào năm 2060.

Nhưng, dư luận nghi ngờ luận điệu tuyên truyền của Tập Cận Bình chỉ để trấn an và tiếp tục sử dụng than đá cho tới năm 2030.

Hội nghị chống biến đổi khí hậu (COP25) họp hai tuần lễ đầu tháng 12-2019 tại Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã thất bại vì TC, Ấn Độ đã không đưa ra cam kết nào. COP25 thất bại vì không nước nào muốn mất quyền sử dụng than đá cho tới năm 2030 được quy định trong Thoả ước Khí hậu Paris thông qua tháng 12-2015.

Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn và Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Thoả ước này.

Nhìn chung, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc họp năm 2020 có ba xu hướng chính.

Tổng thư ký LHQ, António Guterres hùa theo Tập Cận Bình “Chia rẽ về công nghệ và kinh tế hầu như chắc chắn sẽ biến thành chia cắt địa chiến lược và quân sự. Chúng ta phải tránh tình huống này bằng mọi giá”.

Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump nhìn thẳng sự thật để tìm giải pháp thích đáng cho các vấn đề quốc tế.

Tổng bí thư ĐCSTQ, Tập Cận Bình cứ sử dụng luận điệu truyên truyền để giải quyết các mâu thuẫn quốc tế.

Cộng đồng Quốc tế đã thoát khỏi cơn mê 40 năm nên có xu hướng hợp tác để chống lại tham vọng thống trị toàn cầu của Đảng Cộng sản TC do Tập Cận Bình cầm đầu.

Trận đấu chiến lược đã khơi mào.

Đại-Dương

Related posts