Ông Trump nhiễm virus có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu diệt ĐCSTQ?

  • Lý  Hoài Quất

Nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di đã bay đến Anh Quốc vài ngày trước, dự định ông sẽ kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì phá hoại “Tuyên bố chung Trung – Anh” tại tòa án Anh, hy vọng tòa án ra phán quyết “Tuyên bố chung” vô hiệu. Về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, ông tin rằng với tính cách của ông Trump, ông ấy có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu diệt ĐCSTQ. Ngoài ra, ông Viên cũng cho biết, Chính phủ Anh không giống như Mỹ, vẫn còn ôm hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Anh tại Hồng Kông.

Ông Viên Cung Di ((Sean Lin/Sound of Hope))

Ông Trump nhiễm bệnh có thể làm gia tăng tốc độ tiêu diệt ĐCSTQ

Tối ngày 2/10, ông Viên Cung Di cho biết, virus Vũ Hán đến từ Trung Quốc, với tính cách yêu ghét rạch ròi và có thù tất báo của ông Trump, việc bị nhiễm bệnh có thể là việc tốt. Ông Viên nói: “Tâm thái của ông Trump đã khác rồi, trước đó là đợi ĐCSTQ ra tay, hiện giờ là ông ấy có thể ra tay trước rồi”. Ông cho biết, trình độ điều trị y tế của Mỹ tiên tiến, trong thời gian ông Trump cách ly thì vẫn có thể làm việc được, hơn nữa kế hoạch Mỹ tấn công nhắm vào ĐCSTQ đã được bố trí sớm. Phe diều hâu chắc chắn ra ra đòn nặng để trả thù, hiện giờ có thể từng bước hành động theo kế hoạch trước đó. 

Ông Viên Cung Di cho rằng lần này ông Trump nhiễm virus có thể không quá ảnh hưởng đến tranh biện bầu cử, người ủng hộ ông Trump sẽ tiếp tục ủng hộ ông, “người yêu mến ông vẫn sẽ yêu mến ông, người ghét thì vẫn cứ ghét”, chỉ không biết tỷ lệ người yêu – ghét ông Trump là bao nhiêu. 

Ông Viên Cung Di cũng khen ngợi biểu hiện của ông Trump trong cuộc tranh biện Tổng thống đầu tiên. Ông cho rằng ông Trump có những phương án cụ thể hơn so với ông Biden. Ông lấy giá thuốc điều trị y tế của Mỹ làm ví dụ, biết rằng giảm thiểu khâu buôn bán trung gian thì có thể giảm giá cả thuốc cho người dân. “Ông Trump rất nhạy bén về vấn đề giá tiền, ông là người vô cùng tốt, là vị CEO của quốc gia”, “ông Trump có đầu óc của một doanh nhân, tôi có lòng tin vào tình hình bầu cử của ông”. Sau dịch bệnh nước Mỹ cần dựa vào ông Trump để chấn hưng kinh tế, do đó ông Viên Cung Di tin rằng người Mỹ hiểu kinh tế, hiểu làm ăn kinh doanh chắc chắn sẽ chọn ông Trump. 

Ngay hôm thứ Sáu (2/10) khi ông Trump công bố bị nhiễm virus, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã ban hành hướng dẫn mới nhất trong Sổ tay Chính sách USCIS liên quan đến việc không cho phép thành viên của một đảng cộng sản hoặc bất kỳ đảng toàn trị nào khác được cấp thẻ xanh hoặc nhập tịch Hoa Kỳ. Việc Mỹ ban hành hướng dẫn thắt chặt việc cấm các đảng viên Cộng sản nhập cư được cho là sẽ có tác động sâu rộng đến nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Anh Quốc vẫn chưa nhận ra bản chất của ĐCSTQ

Ông Viên Cung Di cho biết, lần này đến Anh Quốc ông mới biết, thì ra Chính phủ Đảng Bảo thủ của Anh Quốc vẫn chưa đồng tình với ông Trump, hiện tại vẫn giữ thái độ quan sát, xem ai thắng trong cuộc bầu cử Mỹ lần này. 

Ông vô cùng thất vọng đối với chính phủ Anh Quốc, ông thẳng thắn so sánh, với quyết tâm đối kháng ĐCSTQ của ông Trump và ông Pompeo, thì Anh Quốc “đi quá chậm”, Chính phủ Anh Quốc đến nay vẫn chưa nhận rõ bản chất của ĐCSTQ, vẫn còn kỳ vọng ĐCSTQ tôn trọng “một quốc gia, hai chế độ”, và hy vọng ĐCSTQ thực hiện Tuyên bố chung Trung – Anh.

Tháng Bảy, sau khi ĐCSTQ áp đặt Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, ông Trump đã nói trong một bài phát biểu rằng Hồng Kông đã là “một quốc gia, một chế độ”, đồng thời ông cũng hủy bỏ đãi ngộ ưu đãi đối với Hồng Kông. Sau đó ông Trump còn chế tài 11 quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông phá hoại sự tự trị của Hồng Kông, trong số đó có bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – Trưởng Đặc khu Hồng Kông. Tuy nhiên hành động cứng rắn của Mỹ chưa ảnh hưởng đến quốc gia có chủ quyền trước đây của Hồng Kông – Anh Quốc. Ông Viên Cung Di tiết lộ, Chính phủ Anh Quốc bao gồm cả Thống đốc cuối cùng Hồng Kông Christopher Francis Patten, vẫn kiên trì việc ĐCSTQ thực hiện cam kết “một quốc gia, hai chế độ”, “Việc này phiền phức rồi, bởi vì trong cuộc đàm phán giữa Quốc hội Anh Quốc và ĐCSTQ, trong thời gian đó ĐCSTQ lại tiếp tục đưa ra cam kết, nhưng sẽ không thực hiện”. Ông bổ sung thêm, có một số nghị viên Hạ viện có tâm diệt Cộng, nhưng số người quá ít, không thể hình thành sự ảnh hưởng. 

Kiện Bắc Kinh phá hoại Tuyên bố chung Trung – Anh

Nhắc đến vụ kiện, ông Viên Cung Di cho biết, phương pháp kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phá hoại Tuyên bố chung Trung – Anh là có thể làm được, ông cũng có lòng tin vào vụ kiện này: “Chúng tôi đi con đường luật pháp, do thẩm phán phán quyết”. Anh Quốc là tam quyền phân lập, Chính phủ và Quốc hội không có quyền can thiệp. Ông hy vọng tòa án tuyên phán Tuyên bố chung Trung – Anh không còn giá trị. 

Ông Viên Cung Di cho rằng Anh Quốc đã không muốn theo Mỹ chế tài các quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông làm suy yếu quyền tự chủ dân chủ của Hồng Kông, tất cả chỉ vì chữ lợi. Sau Thế chiến thứ hai, sức sống của nước Anh bị tổn hại nghiêm trọng, kinh tế chưa được cải thiện, Hồng Kông có nhiều doanh nghiệp do Anh tài trợ như Jardine, Swire, HSBC, Standard Chartered, v.v., hoạt động kinh doanh của họ ngày càng phát đạt. Ông nói rằng Chính phủ Anh lo ngại rằng các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty Anh ở Hồng Kông, do đó Chính phủ Anh có xu hướng thỏa hiệp với ĐCSTQ

Ông cười và nói rằng, Anh Quốc thậm chí còn không biết cách diễn đạt, “Tại Anh Quốc, vẫn chưa có người nào nói đến 2 chữ diệt cộng”, nhưng “diệt cộng” thì không có gì mới ở Mỹ. Ông nói rằng Anh Quốc “vẫn chưa thức tỉnh” và tin rằng ngay cả khi người Hồng Kông bị mất nhân quyền, đó không phải là vấn đề lớn đối với bản thân họ; việc chấp nhận người Hồng Kông mang hộ chiếu BNO đã hoàn thành trách nhiệm đạo đức của mình, và mặt khác, nó có thể giúp Anh Quốc cải thiện nền kinh tế.

Ông cũng chỉ ra, “Lúc đầu, người Anh đã giao Hồng Kông cho ĐCSTQ và tin rằng ĐCSTQ sẽ tuân theo ‘một quốc gia, hai chế độ’. Người dân Hồng Kông không được hỏi ý kiến ​​của họ. Vì vậy, trách nhiệm thuộc về người Anh.” Ông chỉ ra, bàn tay Anh Quốc nhuốm máu, người Hồng Kông đã phó xuất nhiều như thế trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, và những khoản này phải được tính số với Chính phủ Anh Quốc.

Ông Viên Cung Di không khuyến nghị người trẻ Hồng Kông định cư ở Anh, vì quan niệm giai cấp của người Anh khá nặng nề và xã hội coi trọng giới tinh anh, khác với quan niệm “người dân bình đẳng” của Mỹ. Anh Quốc nói chung cho rằng xã hội nên do giới tinh anh làm chủ. Ông cho biết, ở Mỹ cũng có giới tinh anh nhưng họ rất coi trọng lợi ích của người dân; ở Mỹ, một người dân dựa vào năng lực bản thân để vượt lên thì mới có thể giành được sự công nhận của công chúng; những người dựa vào mối quan hệ gia đình để thành công sẽ bị coi thường, “muốn học tập và lập nghiệp thì hãy đi Mỹ”.

Dùng nhân quyền làm nền tảng lý niệm để thành lập Liên Hiệp Quốc mới

Lần trước, ông Viên Cung Di nói đến Liên Hiệp Quốc có thể trở thành chiến trường mới của Mỹ và Trung Quốc. Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc, đồng thời ‘đá’ ĐCSTQ ra. Lần này, ông Viên Cung Di cho biết, sau khi thương thảo với nhân sĩ liên quan của Liên Hiệp Quốc, cho rằng thành lập Liên Hiệp Quốc mới có thể làm được, và quốc gia tham gia vào tổ chức mới này phải đồng ý cùng một lý niệm – đó là Nhân quyền.

Ông nói, hơn 20 quốc gia châu Âu, cộng thêm hơn 20 quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và quốc gia ở các nơi khác, có khoảng 70 quốc gia có thể tham gia vào tổ chức Liên Hiệp Quốc mới. Hơn nữa, nền tảng lý niệm “Nhân quyền” này đến từ “quyền bất khả xâm phạm” (unalienable right) trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ, tức là quyền lợi không thể bị tước đoạt là số một. 

Ông nói tiếp, thứ hai là niềm tin “giá trị phổ quát” làm nền tảng. Ngoài ra, mỗi nước thành viên sẽ lấy ra 2% GDP để tăng thêm quân bị, liên hợp phòng vệ đối kháng ĐCSTQ; thứ ba là thực thi thuế quan bằng 0 giữa các nước thành viên. 

Ông Viên Cung Di cũng hy vọng tất cả các nước thành viên cùng thực thi một bộ luật nhân quyền, “về phương diện nhân quyền, luật pháp là như nhau”, “tốt nhất là mỗi quốc gia đều có tòa án nhân quyền”. 

Ông bổ sung, bản thân ông vẫn luôn suy nghĩ và làm việc theo tư tưởng của ông Trump và ông Pompeo, “những việc tôi làm chưa chắc đã xảy ra trong ngắn hạn, nhưng phương hướng sẽ không sai”.

Ông ca ngợi tinh thần của người Mỹ, nói rằng người Mỹ đã có tinh thần cách mạng kể từ khi lật đổ ách thống trị của Anh. “Không phải độc lập là một cuộc nổi loạn sao? Nhưng người Mỹ dám.” Tinh thần cách mạng này đã thấm nhuần vào mọi khía cạnh của xã hội Mỹ, chẳng hạn như cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học công nghệ, xe ô tô Tesla, Facebook, Twitter, YouTube, v.v., “Khởi xướng một ngành công nghiệp mới tương đương với cuộc cách mạng. Người Mỹ không ngừng làm như vậy, vì vậy những người trẻ ở Hồng Kông nên đến Mỹ. Điều bạn nghĩ, người các cảm thấy là không thể xảy ra, nhưng nó có thể xảy ra ở Mỹ, đẩy chính là ‘Giấc mơ Mỹ’”.

Lý  Hoài Quất

Related posts