Nhà văn Anh: Hãy nói cho mọi người về tội ác của ĐCSTQ

Lục Du

Mô phòng hành vi mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (ảnh: Epoch Times)

Bitter Winter gần đây đã đăng một bài viết của nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền Mal Mitchell trong đó ông Mitchell chỉ trích Bắc Kinh dung túng cho nạn mổ cướp nội tạng, đồng thời chỉ ra rằng vì lợi ích kinh tế nhiều thực thể quốc tế đã nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của ĐCSTQ, đồng thời kêu gọi đưa ra ánh sáng hành vi dã man này.

Theo Bitter Winter, đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm để bán là một công việc kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận cho lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc. Vì thế các nước dân chủ không nên giữ im lặng đối với việc này.

Ông Mitchell cho hay, hiện tại có một hành vi tàn bạo đang diễn ra nhưng không được nhiều người biết đến là hành vi giết người hàng loạt, tra tấn và kiếm tiền từ cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Nhà hoạt động người Anh cho rằng, điều cấp thiết là thực tế này cần phải được đông đảo công chúng biết tới và cần có các hành động quốc tế một cách hiệu quả để chấm dứt hành vi dã man này.

Nạn nhân chính của nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Tiếp theo là những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Cũng có bằng chứng cho thấy các Phật tử Tây Tạng và một số nhóm Cơ đốc giáo cũng nằm trong số các nạn nhân.

Ông Mitchell nói rằng, thủ phạm của những hành vi tàn bạo này là bộ máy mổ cướp nội tạng hoạt động trên quy mô công nghiệp được ĐCSTQ tiếp tay.

Ông cho hay, có thể có khoảng 60.000 tới 100.000 ca cấy ghép tạng mỗi năm ở Trung Quốc. Thị trường tạng ở nước này với tim, phổi, thận, gan và giác mạc người được bán ra thu về cho những kẻ mất nhân tính hàng tỷ đô la.

Các báo cáo cho biết, không có nước nào trên thế giới có thị trường tạng phát triển nhanh chóng như ở Trung Quốc. Ở quốc gia có chính quyền tồn thờ chủ nghĩa vô Thần, người có nhu cầu ghép tạng chỉ phải chờ trong vòng vài ngày để có được mẫu tãng phù hợp. Trong khi ở những nước khác trên thế giới, người ta phải chờ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới tìm được nguồn tạng theo yêu cầu.

Thị trường tạng ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ sau khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, vào tháng 7/1999, ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, môn tu luyện theo trường phái Phật Gia trước đó đã nhận được nhiều lời khen ngợi của chính quyền và người dân vì giúp lan tỏa những điều tốt đẹp trong công chúng.

Nhà văn Mitchell cho hay, những người mua tạng chủ yếu là những người giàu Trung Quốc, hoặc những người giàu từ các nước trên thế giới. Một số “khách hàng” của thị trường tạng Trung Quốc chắc chắn biết nguồn tạng đó tới từ đâu, nhưng cũng có một số không nắm được đầy đủ thông tin.

Diệt chủng?

Công ước về Diệt chủng của Liên hợp quốc năm 1948 định nghĩa tội diệt chủng là “các hành động được thực hiện với mục đích tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo”.

Năm ngoái, Tòa án về Trung Quốc, một tòa án độc lập do Sir Geoffrey Nice QC đứng đầu, đã kết luận rằng cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc và đã diễn ra trên quy mô hàng loạt trong nhiều năm.

Phán quyết của tòa lưu ý: “Những người có quyền tiến hành các cuộc điều tra và tố tụng tại các tòa án quốc tế hoặc tại Liên Hợp Quốc cần xác minh hành vi diệt chủng đã được thực hiện hay chưa [ở Trung Quốc]. Họ nên hành động ngay lập tức để xác định trách nhiệm giải trình cho bất kỳ hành vi nào trái với các quy định của Công ước về Diệt chủng ”.

Theo ông Mitchell, bản thân Tòa án về Trung Quốc đã tạm dừng việc đi đến kết luận rằng “nạn diệt chủng” đang diễn ra ở Đại lục, vì mục đích của hành vi mổ cướp nội tạng ở đó không đơn giản như vậy, nó không chỉ là việc ĐCSTQ muốn xóa sổ các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và những sắc dân khác, mà nó còn được thúc đẩy bởi những khoản tiền khổng lồ thu về từ hành vi vô nhân tính này.

Đồng lõa với tối ác

Việc mong muốn tiếp tục và mở rộng thương mại với Trung Quốc có xu hướng khiến các chính phủ và khu vực tư nhân không muốn xác minh các bằng chứng về nạn mổ cướp nội tạng mà Bắc Kinh đang dung túng.

Liệu họ có thể hành động khác đi nếu họ tin rằng lịch sử sẽ khiến họ phải xấu hổ về vấn đề này? Nhưng có vẻ như họ vẫn tiếp tục hi vọng họ không tìm thấy bằng chứng hoặc cố tình phớt lờ bằng chứng, ông Mitchell viết.

Theo nhà hoạt động này, thái độ bàng quan với hành vi mổ cướp nội tạng cũng giống như việc rất nhiều chính phủ đã từng coi Nelson Mandela là một kẻ khủng bố và vui vẻ tiếp tục làm ăn với chính phủ Nam Phi, lực lượng đàn áp ông Mandela, và qua đó ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc.

Những phong cách tư lợi vô đạo đức như vậy của những chính phủ và doanh nghiệp đương nhiên tạo điều kiện cho những bất công và cuối cùng là những hành động tàn bạo hàng loạt mặc sức hoành hành, ông Mitchell đánh giá.

Với việc thiếu vắng sự lãnh đạo từ các khu vực chính trị về mặt đạo đức đối với vấn đề này, liệu một sự phản đối kịch liệt của công chúng quốc tế có thể lật ngược tình thế gây ra do sự cám dỗ của lợi ích kinh tế và qua đó thay đổi tiến trình của tình huống đáng xấu hổ này? Chắc chắn là như vậy, ông Mitchell viết.

Nhưng ai biết được tiếng kêu như vậy lớn đến mức nào, hiệu quả ra sao. Vào lúc này, khi thế giới đang dồn sự chú ý vào những mối quan tâm khác, chúng ta chỉ có thể bắt đầu bằng việc tự mình ghi nhớ vấn đề này và nói với bất kỳ ai sẵn sàng lắng nghe, ông Mitchell chia sẻ ở phần cuối bài viết của mình.

Related posts