Chuyên gia Trung Quốc: Tập ‘ho nhẹ’, Lý phải nghe

Thiện Phong

Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình (ảnh: Từ video của BBC)

Gần đây ngoại giới bàn tán nhiều về việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có biểu hiện “lạc nhịp” với Tổng Bí Thư Tập Cận Bình. Tuy nhiên chuyên gia chia sẻ trong một bài viết đăng trên Vision Times cho rằng ông Lý không dám làm điều đó và về bản chất ông Tập và Lý vẫn chung lý tưởng: “Hiến thân” cho ĐCSTQ.

Vào ngày 28/3 vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ban hành một “Quy định mới về tổ chức và xử lý các vi phạm kỷ luật đảng”, liệt kê 17 hành vi cần phải được ĐCSTQ “tổ chức và xử lý”. Quy định đầu tiên chính là: Mọi cá nhân trong nội bộ cần phải “nhất quán với Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những vấn đề lớn mang tính nguyên tắc”. Bởi vì “địa vị của Tập Cận Bình là “Độc tôn”, nên tất cả các vấn đề phải “phù hợp với yêu cầu của ông”.

Ngay từ tháng 8 năm 2018, ĐCSTQ đã ưu tiên hàng đầu “các biện pháp trừng phạt đối với những hành vi chia rẽ trong nội bộ đảng về các vấn đề lớn mang tính nguyên tắc”, đồng thời còn bổ sung phiên bản sửa đổi về việc xử lý kỷ luật.

Và bây giờ, ĐCSTQ một lần nữa liệt kê đây là đề mục đầu tiên để tổ chức và xử lý các đảng viên ĐCSTQ vi phạm. Có thể thấy rằng đây là một vấn đề lớn luôn khiến Tập Cận Bình phải đau đầu. Trước khi ông Tập tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba của mình, ông vẫn chưa hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn trong nội bộ ĐCSTQ.

Tập ‘ho nhẹ’, Lý phải phải nghe

Thật trùng hợp, trong khi sự cố bông ở Tân Cương đang gây ồn ào, vào 26/3, Lý Khắc Cường, đã đến thăm BASF một nhà máy hóa chất liên doanh Trung-Đức, chuyên cung cấp nguyên liệu thô cho các thương hiệu như Nike và Adidas. Trong khi những thương hiệu này đang bị cư dân mạng và người Trung Quốc tẩy chay. Chuyến đi này của ông Lý đã làm dấy lên những cuộc bàn luận về việc liệu ông Lý có đang lạc nhịp với ông Tập hay không?. Một số nhà quan sát cho rằng Lý Khắc Cường đang cố tình thách thức Tập Cận Bình, đó là đánh giá quá cao về vị thủ tướng yếu nhất trong lịch sử ĐCSTQ này rồi. Trên thực tế, Tập và Lý đều có mục đích chung là đang “bán mạng” cho ĐCSTQ. Sự khác biệt giữa hai người họ chỉ là, ông Lý thiên về kinh tế còn ông Tập chú ý nhiều hơn đến chính trị.

Thái Văn Hiên, một nhà nghiên cứu chính trị của Viện hàn lâm Sinica ở Đài Loan, gần đây có nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, ngay cả khi ông Tập và ông Lý bị nói là lạc nhịp, thì nó cũng chỉ khác biệt về khía cạnh kinh tế và kỹ thuật mà thôi. Trên thực tế, các chính sách chính trị chung không khác nhau nhiều, chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo. Lý Khắc Cường chỉ nói về những gì Thủ tướng nên nói, sử dụng dữ liệu để nhắc nhở và chú ý. Trong khi Tập Cận Bình coi xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị toàn diện, vì vậy sẽ có các bài phát biểu chính trị. Theo lập luận, “Họ chỉ nói những điều khác nhau ở vị trí khác nhau”.

Thái Văn Hiên tin rằng: “Sự khác biệt này sẽ không gây ra xung đột giữa Lý và Tập, bởi vì Lý có quyền lực kém hơn nhiều so với Tập. Chỉ cần Tập Cận Bình ho nhẹ một tiếng là, ông ta (Lý Khắc Cường) phải răm rắp nghe theo”.

Bản chất của Tập – Lý về cơ bản giống nhau

Nhà bình luận nước ngoài Đường Tĩnh Viễn cũng nói rằng, ông Tập và ông Lý về cơ bản giống nhau, mục đích là giữ cho ĐCSTQ không bị sụp đổ. 

Điểm khác biệt duy nhất là, Lý Khắc Cường về cơ bản vẫn tiếp tục các chính sách kinh tế của thời Đặng Tiểu Bình. 

Tập Cận Bình kế thừa nền kinh tế kế hoạch của Mao Trạch Đông và thấy rằng sự “phân quyền” trong đường lối của Đặng Tiểu Bình tương đương với việc làm suy yếu vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ. Cho nên ông Tập lo sợ rằng, sự cai trị của mình sẽ bị đe dọa, điều này dẫn đến sự không đồng điệu giữa hai người họ.

Ngoài ra, nhà bình luận này còn cho rằng, gần đây Lý Khắc Cường thực sự đã có nhiều tiếng nói khác với Tập Cận Bình. Thực ra điều này có liên quan đến việc ông Lý sắp hết nhiệm kỳ, đối với một quan chức sắp phải “xuống ga” mà nói, với chính sự, không quan trọng là ông Lý có hòa hợp với ông Tập hay không. Thay vào đó, ông Lý dám nói sự thật, dù sao ông Lý cũng là thủ tướng quản lý nền kinh tế, nếu cuối cùng nền kinh tế thực sự rối ren thì ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm”. Vì vậy, thỉnh thoảng ông Lý vẫn tạo ra một giai điệu khác là chuyện bình thường.

Trước sự ồn ào của dư luận đối với việc ông Lý Khắc Cường đến thăm nhà máy BASF lần này. Hồ Tích Tiến được biết đến với biệt danh “cận vệ của ĐCSTQ”, đã liên tục lên Weibo đăng các bài viết để ngăn chặn ồn ào và hạ nhiệt trong cộng đồng mạng. 

Hồ Tích Tiến nói: Đề nghị các nhà chức trách nên “tránh” tham gia lên án các thương hiệu quần áo phương Tây, đặc biệt không nên dẫn dắt dư luận, những người nổi tiếng ngừng hợp tác không có nghĩa là thị trường Trung Quốc “cắt đứt quan hệ” với các công ty đó, cũng không có nghĩa là “phong tỏa”, v.v … 

Ngoài ra các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ như, “Nanfang Daily” và “Global Times” cũng đồng thời ra các bài báo cho những người tham gia tẩy chay các thương hiệu nước ngoài, nói rằng các bạn nên “sáng suốt phương hướng” và “cảnh giác với kẻ xấu” để ngăn chặn các băng nhóm cao cấp và chủ nghĩa manh động.

Điều này cho thấy hành động của Lý Khắc Cường không phải là một hành động đơn lẻ, mà giống như một hành động tập thể của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, khi thấy xe tăng mất kiểm soát, họ cùng lao vào kéo phanh gấp.

Xét cho cùng, ngành dệt bông của Trung Quốc liên quan đến việc làm của hàng trăm nghìn người và ngành dệt phải phụ thuộc vào xuất khẩu. Một khi các nước phương Tây tẩy chay bông Tân Cương, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nề. 

Hơn nữa, Hiệp hội phát triển bông (BCI) của Thụy Sĩ vốn đã gặp phải sự phản kháng từ các thương hiệu quốc tế có lượng mua và cung cấp rất lớn, nên họ phải kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng và giá cả của bông. Vì vậy họ không thể dễ dàng để bị xúc phạm như vậy. Cho nên việc ĐCSTQ lợi dụng làn sóng kích động và thao túng tình cảm dân tộc đối với người dân Trung Quốc, cần phải thận trọng và kịp thời dập tắt.

Related posts