Bắc Kinh chuẩn bị cài quản lý cấp cao vào Ant Group?

Văn Long

Dường như chính quyền Bắc Kinh đang nghiên cứu việc bổ nhiệm đại diện chính phủ làm quản lý cấp cao của Ant Group để thuận tiện nắm chắc các hoạt động của tập đoàn này. Tình hình cho thấy rắc rối của Jack Ma ( Mã Vân) và Tập đoàn Alibaba vẫn chưa kết thúc.

HANGZHOU, CHINA – OCTOBER 09: A logo of Ant Group is seen at the company’s headquarters on October 9, 2020 in Hangzhou, Zhejiang Province of China. (Photo by Ding Junhao/VCG via Getty Images)

Sau khi đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant Group bị chính quyền Bắc Kinh ngăn chặn, giá trị tiềm năng của Ant Group đã giảm mạnh không phanh.
Ant Group lao dốc không phanh

Ngày 25/6, Bloomberg dẫn tin từ người quen thuộc với vấn đề tiết lộ cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc yêu cầu CEO Tĩnh Hiền Đông (Jing Xiandong) và các nhân viên liên quan của Tập đoàn Ant Group phải thường xuyên báo cáo về việc chấn chỉnh các vấn đề liên quan và các biện pháp chấn chỉnh phải thông qua phê duyệt của cơ quan chức năng.

Người nắm rõ tình hình này còn cho biết Bắc Kinh đang nghiên cứu việc bổ nhiệm đại diện chính phủ làm nhân sự quản lý cấp cao của Ant Group để luôn bám sát hoạt động của Ant Group.

Ngoài ra, giám đốc Lion Niu của công ty tuyển dụng CGL có trụ sở tại Bắc Kinh cũng tiết lộ rằng một số nhân viên của Ant Group, bao gồm cả các quản lý cấp cao, đang tích cực tìm kiếm việc làm mới vì họ lo lắng giá cổ phiếu của tập đoàn không ngừng sụt giảm.

Nhà phân tích Francis Chan của hãng tin Bloomberg cho biết dựa trên bội số thu nhập của các công ty tài chính truyền thống thì định giá của Ant Group [hiện nay] là từ 29 tỷ đến 115 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với ước tính năm ngoái là 320 tỷ USD. Còn tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ là Fidelity Investments sở hữu 0,14% cổ phần của Ant Group thì xác định giảm giá trị của Ant Group từ 295 tỷ USD trước đó xuống còn khoảng 144 tỷ USD vào cuối tháng Hai.

Giới quan sát chỉ ra rằng trong sự kiện Jack Ma, Alibaba và Ant Group lần lượt bị triệu tập, xử phạt, đình chỉ niêm yết, có nguyên do từ lo ngại của Bắc Kinh về sức ảnh hưởng không ngừng gia tăng của công ty tư nhân, đặc biệt về lĩnh vực tài chính liên quan sự ổn định kinh tế của đất nước.

Tiến sĩ khoa học chính trị Vương Quân Đào (Wang Juntao) tại Đại học Columbia nói với Đài VOA Mỹ hôm 28/5 rằng các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent, ByteDance và Meituan… có thể phát triển đến quy mô hiện nay không chỉ có vấn đề nỗ lực và đổi mới sáng tạo của bản thân doanh nghiệp, quan trọng hơn là sau những doanh nghiệp này có nhiều nhóm lợi ích khác nhau và thế lực gia đình quan chức cấp cao ĐCSTQ. Về vấn đề này, các doanh nhân phải luôn quán triệt nhận thức rõ ràng, nếu không có đầu óc chính trị tỉnh táo thì sớm muộn gì cũng bị treo lên giàn chính trị, sẽ thất bại thê thảm. Ông nhận định chỉ khi nào Trung Quốc có nền chính trị dân chủ thì các doanh nhân mới có thể an toàn, tài sản doanh nghiệp mới được bảo đảm không bị tùy tiện tước đoạt.

Cuộc thanh trừng Mã Vân và tập đoàn Ant Group đã thành ví dụ điển hình mà giới doanh nhân Trung Quốc cần nhìn vào.
Tai họa từ động thái chỉ trích chính quyền?

Mã Vân, người giàu nhất Trung Quốc 3 năm liên tiếp, đã nhiều năm [gần đây] bị gây sức ép. Tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Bến Thượng Hải ngày 24/10 năm ngoái, Mã Vân từng chỉ trích “tư duy cầm đồ” của giới ngân hàng Trung Quốc về các khoản vay thế chấp, cho rằng “Trung Quốc không phải là rủi ro tài chính mang tính hệ thống, bởi vì nền tài chính của Trung Quốc về cơ bản không có tính hệ thống, mà đó là Trung Quốc thiếu rủi ro hệ thống tài chính”, Trung Quốc “thiếu rủi ro tài chính lành mạnh và có hệ thống ”.

Trong lĩnh vực này, Jack Ma tự nhận là người không chuyên, nhưng tuyên bố cho thấy chiều sâu chuyên môn. Quan điểm của Jack Ma được coi là đi ngược lại nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc kiểm soát rủi ro trong hệ thống tài chính.

Ngay từ ngày 22/2/2019, khi họp Bộ Chính trị, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng an ninh tài chính là một phần quan trọng của an ninh Trung Quốc để đối phó với sự hỗn loạn và các vấn đề trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, do đó ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tài chính mà đặc biệt là ngăn ngừa rủi ro tài chính có tính hệ thống là nhiệm vụ cơ bản của công tác tài chính.

Đặc biệt trong hai năm qua, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần thúc giục tất cả các bộ phận “nắm chắc điểm mấu chốt trong vấn đề ngăn chặn rủi ro tài chính mang tính hệ thống”.

Sau khi Jack Ma chỉ trích việc giám sát lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, ngày 2/11 bốn bộ phận quan trọng của chính quyền là Ngân hàng Nhân dân, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán, và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, đã động loạt có động thái nhắm vào Mã Vân và một số lãnh đạo cấp cao khác của Ant Group. Ngày hôm sau, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải đưa ra thông báo cho biết đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant Group, dự kiến ​​ban đầu ngày 5/11 với tổng giá trị hơn 34 tỷ USD, sẽ bị hoãn lại.

Kể từ đó, bốn bộ phận giám sát tài chính của Trung Quốc đã hai lần hẹn gặp các nhân sự có liên quan của Ant Group. Sau đó ngày 10/4 năm nay Cục Quản lý Thị trường Trung Quốc đã thông báo phạt Tập đoàn Alibaba 18,228 tỷ nhân dân tệ. Đây là số tiền phạt kỷ lục kể từ khi Trung Quốc thực hiện luật chống độc quyền ngày 1/8/2008.

Văn Long, Vision Times

Related posts