Giờ học ‘crazy’ cuối cùng của năm – Tamar Lê

Như đã chia sẻ ở bài viết tuần trước ‘Giờ dạy học đầu tiên cuả tôi’ ớ University of Tasmania, gần cuối năm, những bồn chồn lo lắng dần dần tan biến trong không khí rộn ràng và dịu dàng mà sinh viên đã dành cho tôi trong giờ dạy học đầu tiên trên hòn đảo thơ mộng và lãng mạn Tasmania. Tôi mỉm cười khi nghĩ lại đến suy tư ngớ ngẩn của mình lúc máy bay đáp xuống phi trường Launceston, Tasmania: “Thôi thì ráng ở đây hai hay ba năm rồi sẽ trở lại Melbourne.”

Vì là phân khoa sư phạm, nên hầu hết sinh viên của tôi là nữ sinh. Họ đẹp, dễ thương, nhẹ nhàng hiền hoà trong phong cách nói chuyện và cư xử với nhau. Có lần sinh viên thấy tôi rất bận rộn nên chạy xuống canteen mua sandwitch và café mang lên ‘cho thầy ăn trưa’. Dần dần tôi bỏ ý định trở lại Melbourne vì nơi mà tôi lo sợ sẽ là chốn lưu đày (exile) thì nay trở thành quê nhà dấu yêu (homeland).

Thật vậy, như Skrimshire nhận định: “To exist is to be a stranger to oneself and to the world, and this ‘strangeness’ is as close as Albert Camus gets to an original position from which any talk of individual or social transformation must begin.”

“Tồn tại là trở thành một người xa lạ đối với chính mình và với thế giới, và sự ‘kỳ lạ’ này gần như là Albert Camus trở lại vị trí ban đầu mà từ đó bất kỳ cuộc nói chuyện về sự chuyển đổi cá nhân hoặc xã hội nào cũng phải bắt đầu.”

Thấm thoát như vậy mà cũng đã gần hết niên học rồi. Tôi băn khoăn suy nghĩ: “Vào giờ học cuối cùng của năm học, tôi muốn làm một ‘cái gì’ thật lạ, crazy cho sinh viên. Những giáo sư khác thường dùng giờ học cuối để khuyên bảo sinh viên ôn bài và chúc họ may mắn trong ngày thi cuối năm.

Trong lúc suy nghĩ mông lung, một cô sinh viên, Jennifer, bước lên đứng cạnh bàn tôi rồi mỉm cười nói nhỏ: “I hope you don’t mind, Thao. My parents eagerly want to attend your last lecture as we have talked so much about you at dinner time in our family.”  

“Tôi xin phép anh cho ba má tôi được tham dự giờ học cuối năm vì chúng tôi hay nói vui về anh vào những buổi cơm chiều trong gia đình.”

Giờ học cuối cùng đến. Khi tôi bước chân vào giảng đường, sinh viên ngồi sẵn đợi từ bao giờ. Ba cô ‘học trò’ Marie, Jennifer và Jane trong chiếc áo mới thật đẹp, son phấn dễ thương như tiên nữ, đang ngồi hàng đầu, hớn hở đứng dậy chào đón tôi. 

Thấy không khí thật vui nhộn, tôi ‘blow a kiss’ cho tất cả sinh viên trong giảng đường. “Today is your day after a year of hard work. I want us to let our hair down, enjoy the musical heats prepared by our three wonderful students: Marie, Jennifer và Jane.”

“Hôm nay là ngày của các bạn sau 1 năm học hành chu đáo. Mình nên thoải mái, tận hưởng những bài nhạc bốc lửa do ba sinh viên Marie, Jennifer và Jane chuẩn bị.”

Cuộc vui bắt đầu với bài  ‘Love is in the air’ với ba giọng hát tuyệt vời. Cuối cùng, Marie, Jennifer và Jane, và The Music Students cùng nhau hát bài ‘You’ll never walk alone’ và cả giảng đường vui vẻ hát theo vì hình như ai cũng biết bài này:

When you walk through a storm – (Khi ta gặp bảo táp)

Hold your head up high – ̣(Ta ngước đầu nhìn lên cao)

And don’t be afraid of the dark – (không sợ tối tăm)

At the end of a storm – (khi cơn bảo đi qua)

There’s a golden sky – (Bầu trời tươi sáng)

And the sweet silver song of a lark- (với tiếng hát chim sơn ca)

Đây là giờ dạy học cuối cùng ‘rất crazy’ của tôi trong năm đầu tại University of Tasmania. Và từ đó thay vì tạm trú tại Tasmania khoảng 3 năm, tôi nhận nơi này là quê nhà gần 50 sau mới về lại Melbourne.

Related posts