Fan Yu
Bắc Kinh đang thắt chặt các ốc vít trong các ngành công nghiệp hơn, bao gồm cả phương tiện truyền thông tin tức và hoạt động khai thác mã kim, trong một nỗ lực để kiểm soát hơn nữa của nền kinh tế Trung Quốc.
Trung Cộng đã cập nhật “Danh sách Cấm”, phác thảo các ngành và hoạt động của Trung Quốc bị cấm đầu tư, có thể gây ra những hậu quả tác động rộng hơn cho các nhà đầu tư toàn cầu. Các thông báo này được Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, cơ quan hàng đầu của Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch kinh tế trung ương, công bố
Bản dự thảo mới nhất, được phát hành hôm 08/10, có hai bổ sung chính. Một là ngành dịch vụ và xuất bản tin tức. Điều này có nghĩa là vốn tư nhân không thể đầu tư vào lĩnh vực truyền thông tin tức, chỉ có vốn nhà nước (các cơ quan chính phủ và các tổ chức tài chính do nhà nước quản lý) mới có thể đầu tư. Các hoạt động cụ thể bị cấm bao gồm thu thập, phát sóng tin tức, tái bản tin tức của ngoại quốc, phát sóng các sự kiện có quan điểm, ý kiến và giá trị chính trị, và việc thiết lập kinh doanh của các hoạt động nói trên.
Một ngành công nghiệp khác được thêm vào danh sách là khai thác mã kim. Đây có thể là mang tính hình thức khi mà Trung Cộng thực tế đã nhổ tận gốc hầu hết các hoạt động khai thác mã kim trên khắp đất nước. Ngoài khai thác, Bắc Kinh đầu năm nay đã ngăn chặn hiệu quả các hoạt động mua bán mã kim rộng lớn hơn bằng cách ra lệnh cho các tổ chức tài chính của mình ngừng giao dịch với các công ty liên quan đến mã kim, và đã cấm công dân giao dịch.
Những lĩnh vực trong nhóm dịch vụ và xuất bản tin tức thú vị hơn và là bước tiếp theo trong nghị trình rộng lớn hơn của ông chủ Trung Cộng Tập Cận Bình nhằm kiểm soát nhiều hơn nền kinh tế to lớn của Trung Quốc. Những nỗ lực trước đó đã bao gồm những thay đổi về cơ cấu đối với lĩnh vực giáo dục của quốc gia, lĩnh vực internet và dịch vụ, lĩnh vực gọi xe và hợp đồng biểu diễn, cũng như trò chơi điện tử và lĩnh vực giải trí.
Các sắc lệnh mới nhất của ông Tập đối với ngành thu thập, sản xuất, và phát sóng tin tức sẽ giúp Đảng kiểm soát tốt hơn cách thức phổ biến thông tin ở Trung Quốc. Những cỗ máy tuyên truyền như vậy luôn được nhà nước kiểm soát gián tiếp, vì các cơ quan giám sát internet và cơ quan giám sát của chính phủ giám sát chặt chẽ loại tin tức và ý kiến được lưu hành, nhưng trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự gia tăng của các phương tiện thông tin không thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ, tạp chí tài chính Caixin không hoàn toàn thuộc sở hữu của chính phủ nhưng là một phương tiện truyền thông của Trung Quốc đại lục, người ta cho rằng các bài báo và bài xã luận của Caixin ít nhiều phù hợp với quan điểm chính thức của Trung Cộng.
Vì vậy, loại hình hoạt động truyền thông này sẽ bị cấm gọi vốn tư nhân trong tương lai. Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu các công ty truyền thông hiện tại có vốn tư nhân có cần thoái vốn hay có thể được miễn trừ theo một cách nào đó.
Một vấn đề phức tạp khác – gây chia rẽ cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ – là ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa các công ty công nghệ và công ty truyền thông.
Alibaba Group Holding Ltd., một công ty giao dịch tại Hoa Kỳ, có quyền sở hữu gián tiếp trong nhiều cơ sở in ấn và truyền thông kỹ thuật số cũng như các đơn vị phát sóng khác ở Trung Quốc. Ví dụ, Alibaba sở hữu tờ báo tiếng Anh của Hong Kong South China Morning Post và tạp chí tin tức trực tuyến tập trung vào công nghệ Yicai.
Tập đoàn Weibo giao dịch tại Nasdaq, vận hành một ứng dụng giống Twitter ở Trung Quốc, có thể được hiểu là một nền tảng đăng tải lại tin tức và truyền tải các thông điệp có thể được coi là quan điểm chính trị. Được giao dịch tại New York, các nhà đầu tư ngoại quốc và Hoa Kỳ có lợi ích tài chính gián tiếp đối với nền tảng tiếng Trung của Weibo.
Tencent Holdings Ltd., được giao dịch tại Hồng Kông, công ty cũng phát hành cổ phiếu ADR phi tập trung tại thị trường Hoa Kỳ, điều hành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến WeChat. Công ty này cũng sở hữu Tencent Video, một trang web phát trực tuyến video. Mặc dù không ai trong số này là các công ty truyền thông trực tiếp, nhưng các công ty này có thể truyền tải các thông điệp và ý kiến liên quan đến chính trị và các giá trị xã hội mà Trung Cộng có thể cho là nhạy cảm.
Trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc như Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo hoạt động tự do tại Hoa Kỳ, thì Trung Quốc đã đóng cửa trên thực tế — nếu trước đây chỉ là đóng cửa một chút – đối với nguồn vốn ngoại quốc vào ngành truyền thông trong nước của Trung Quốc.
“Danh sách Cấm” còn đưa ra nhiều vấn đề phức tạp hơn đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ sở hữu cổ phần trong các công ty công nghệ Trung Quốc với các công ty con và sản phẩm tương tự như phương tiện truyền thông.
Mức độ rủi ro pháp lý trong kinh doanh ở Trung Quốc đang chồng chất lên, và dường như chưa thấy hồi kết.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Cô Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.
Lưu Đức biên dịch