Tre già măng mọc trong thế giới ngữ học – Janice Hoàng Hoa

Tiến Sĩ Vinh Tô (first photo): Theo bước chân của chuyên gia ngữ học thế giới, cố giáo sư Michael Halliday (second photo) về Systemic Functional Linguistics. Tiến Sĩ Vinh Tô  tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn cầu lần đầu tiên về ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Systemic Functional Linguistics), gọi tắt là SFL, là học thuyết được sáng lập bởi Cố Giáo sư Michael Halliday (1925-2018). Học thuyết này đã được ứng dụng rộng rãi và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong nhiều lĩnh vực ở các nước tiên tiến đặc biệt là nước Úc, nơi GS. Halliday đã trải qua phần lớn sự nghiệp nghiên cứu của mình ở trường Đại học Sydney. Học thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống còn được biết đến với tên gọi đầu tiên vào những năm 1985 là ngữ pháp chức năng (Functional Grammar) hay ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Functional Grammar).

Học thuyết đã được ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa, tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hay như một ngoại ngữ và trong việc giảng dạy các tiếng mẹ đẻ khác. Học thuyết cũng được ứng dụng trong việc giảng dạy các bộ môn khác như toán, khoa học tự nhiên và xã hội, kỹ thuật, tin học, nhạc, hội hoạ. Nó cũng được ứng dụng trong nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ của trẻ, ngôn ngữ hình thể, giao tiếp giữu nhân viên y tế và bệnh nhân, trong nghiên cứu về viện bảo tàng, nhà hát, nghiên cứu hình ảnh, đa phương thức, và ngôn ngữ truyền thông, vân vân. 

Tiến sĩ Tô Thị Vinh (tiếng Anh: Dr Vinh To) sinh ra ở Việt Nam là một trong số rất ít nhà nghiên cứu quốc tế về ngôn ngữ học chức năng hệ thống làm việc một trường Đại học quốc tế ở Úc – Đại học Tasmania. Tiến sĩ Tô Thị Vinh là người sáng lập ra nhóm quan tâm về ngôn ngữ học chức năng hệ thống quốc tế (Systemic Functional Linguistics Interest Group – SFLIG) vào ngày 12 tháng 5 năm 2014 khi bà còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ 2 tại Đại học Tasmania, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Thảo Lê (Tamar Lê, third photo), người đưa Giáo Sư Halliday và vợ ông là Giáo sư Hasan về Đông Nam Á lần đầu tiên và duy nhất để làm diễn giả chính tại hội nghị quốc tế về ngôn ngữ học ứng dụng với sự hổ trợ của Australian Department of Foreign Affairs and Trade (DFAT), tổ chức vào đầu thập niên 1990.                                                                               

 

Hiện tại nhóm SFLIG đã có có trên 2700 thành viên đến từ cả năm châu trên thế giới bao gồm Châu Úc, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi. Ban điều hành nhóm bao gồm tiến sĩ Vinh Tô (người sáng lập, đại diện cho Châu Úc), tiến sĩ Thomas Amundrud và tiến sĩ Dongbing Zhang (đại diện cho Châu Á), tiến sĩ Isaac N. Mwinlaaru (đại diện cho Châu Phi), tiến sĩ Kathyrn Accurso và tiến sĩ Jackie Nenchin (đại diện cho Bắc Mỹ), tiến sĩ Marta Filipe Alexandre (đại diện cho Châu Âu), Ông Vinh Nguyễn (phụ trách về công nghệ thông tin), và tiến sĩ David Hicks (phụ trách hệ thống dữ liệu liên quan đến Đại học Tasmania).

 

Năm 2020, tiến sĩ Tô Thị Vinh là người đầu tiên trên thế giới đứng ra tổ chức một loạt thảo trực tuyến về ngôn ngữ học chức năng hệ thống từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020 để hỗ trợ hoạt động thảo luận nghiên cứu khoa học của học giả SFL trên toàn thế giới trong thời kỳ COVID. Hội thảo đã thu hút gần 500 người đăng ký tham dự trên toàn cầu. Điều đặc biệt của hội thảo này là lần đầu tiên các học giả và sinh viên quan tâm đến SFL ở các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi có điều kiện tiếp xúc với chuyên gia và tham gia học hỏi và thảo luận SFL. SFL mặc dù có tầm ảnh hưởng ở các nước phát triển, nhưng vẫn ít được biết đến ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tiếp nối thành công của năm 2020 với mô hình hội thảo trực tuyến, năm 2021 tiến sĩ Vinh Tô cộng tác với ban điều hành nhóm SFLIG và các cộng sự tại Đại học Tasmania, Đại học công giáo Úc, Đại học Molloy ở Mỹ và Đại học Bristish Columbia ở Canada để tổ chức hội nghị trực tuyến toàn cầu lần thứ nhất cho nhóm quan tâm đến ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Hội nghị diễn ra trong 4 ngày từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 11, với ngày 16 và ngày 18 được tổ chức theo múi giờ của Hobart/Melbourne/Sydney và ngày 17 và 19 được tổ chức theo múi giờ của New York.

̣(Photos: Không có đầy đủ trong ban tổ chức, nhưng có photos của nhân vật chính và plenary speakers)

Hội nghị được tổ chức một cách rất cải tiến như Tiến sĩ Sally Humphrey đã mô tả.

Thứ nhất, đây là hội nghị SFL được tổ chức miễn phí toàn cầu và được tổ chức hoàn toàn trực tuyến, vì vậy có hai thành tích đáng kinh ngạc là cung cấp khả năng tiếp cận cho tất cả các thành viên SFL trên thế giới. Phần lớn các bài trình bày được ghi lại và với sự cho phép của tác giả được đăng tải trên kênh youtube và điều này sẽ cung cấp sự linh hoạt và khả năng tiếp cận cho tất cả các thành viên và cũng cho phép công chúng tham gia với SFL. Thứ hai, đây là hội nghị SFL đầu tiên do Úc và Bắc Mỹ đồng tổ chức ở cấp quốc gia và quốc tế. Thứ ba, đây cũng là hội nghị SFL đầu tiên sử dụng mô hình kết hợp bao gồm các bài thuyết trình trực tiếp và các bài báo được ghi âm sẵn và các cuộc thảo luận trực tiếp cho các bài ghi âm đó.

Tiến sĩ Tô hy vọng hội nghị trực tuyến toàn cầu miễn phí về ngôn ngữ học chức năng hệ thống mà bà và nhóm tổ chức sẽ giúp xoá bỏ bớt rào cản về cơ hội tham gia các hội nghị quốc tế chất lượng cho giảng viên và nghiên cứu sinh ở các nước đang phát triển, tạo cơ hội cho các học giả ở các nước đó giao lưu với các chuyên gia quốc tế về ngôn ngữ học hệ thống trên thế giới. Bà hy vọng sẽ càng có nhiều giảng viên và nghiên cứu sinh ở Việt Nam tìm hiểu và vận dụng SFL vào thực tiễn giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông và đại học. Hội nghị cũng tạo điều kiện để các học giả ở các nước đang phát triển có điều kiện trình bày tại một hội nghị  SFL quốc tế được tổ chức trực tuyến và miễn phí lần đầu tiên. Xin truy cập website để biết thêm chi tiết.

https://sfl-interest-group.org/home/

Related posts