30 năm trước, một thể chế vô thần lớn nhất toàn cầu đã phải giải thể trong dịp lễ Giáng sinh

Thanh Đoàn

Vào ngày 25/12/1991, Gorbachev đã có bài phát biểu trên truyền hình tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô. Liên Xô chính thức tan rã. (Nguồn ảnh: TV GRAB / AFP qua Getty Images)

Cách đây 30 năm, vào ngày 25/12/1919, khi lễ Giáng Sinh được tổ chức ở hầu khắp thế giới, khi tiếng chuông rung ngân trong thánh đường tưởng niệm ngày ra đời của một vị Thần vĩ đại, thì lá cờ của Liên Xô đã vĩnh viễn hạ xuống ở điện Kremlin.

Vào ngày 25/12/1991, cùng với lá cờ Liên Xô bị hạ xuống khỏi điện Kremlin, Gorbachev thôi giữ chức Tổng thống Liên Xô. Liên Xô chính thức tan rã. Một chế độ vô thần đầu tiên của nhân loại, từng vô cùng hùng mạnh, đã biến mất khỏi lịch sử. Trớ trêu thay, nó biến mất vào ngày linh thiêng của những người tín thần: ngày Chúa giáng sinh.

Marx từng nói: “Với sự xuất hiện của chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa cộng sản có thể bắt đầu”. Và Marx đã đúng. Liên Xô là nơi đã hiện thực hoá chủ nghĩa Marx; trở thành một thể chế hùng mạnh nhất Châu Âu, ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu khi đó.

Lenin đã tuyên bố rằng khi ông còn là một thiếu niên, ông đã tháo cây thánh giá trên cổ và “ném vào thùng rác.” Với tư cách là thủ lĩnh của những người Bolshevik, ông đã đe dọa: “Không có gì ghê tởm hơn tôn giáo”.

Lenin cũng tuyên bố: “Mọi sự tôn thờ thần thánh đều là bệnh hoại tử.” Lenin viết trong một bức thư cho Gorky: “Không có gì ghê tởm hơn tôn giáo.”

Trong tác phẩm “Thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo”, Lenin viết: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Câu này của Marx là nền tảng về cách toàn bộ hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx đối xử với tôn giáo.”

Nhà văn bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng của Liên Xô cũ và người đoạt giải Nobel năm 1970 Alexander Solzhenitsyn từng nói: “Trong hệ thống triết học của Marx và Lenin, trong sâu thẳm tâm lý của họ, lòng căm thù Chúa chính là động lực của họ, vượt quá cả nhu cầu chính trị và kinh tế của họ.”

Sau khi chủ nghĩa cộng sản thành công trong việc nắm chính quyền trong Cách mạng Tháng Mười ở Nga, các tín đồ tôn giáo trở thành một trong những nhóm đầu tiên phải hứng chịu sự trừng phạt; họ phải từ bỏ đức tin để không bị đối ghẻ lạnh, thậm chí là đối xử khắc nghiệt.

Bukharin, người từng được Lenin ca ngợi là cậu bé vàng về hệ tư tưởng của đảng, là chủ bút sáng lập tờ “Pravda” của Liên Xô và là phó chính của Lenin và Stalin, ông tuyên bố: “Chúng ta [chủ nghĩa cộng sản] phải tuyên chiến với tôn giáo” . “Cả lý thuyết và thực hành đều không tương hợp … Chủ nghĩa cộng sản không tương thích với tín ngưỡng tôn giáo.”

Ông Bukharin kêu gọi các đồng chí cộng sản của mình “hãy lấy đầu lưỡi lê để đối phó với tôn giáo.”

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2012, Linh mục Yermirov của Chủng viện Thần học Tikhonov ở Moscow nói rằng chế độ Cộng sản Liên Xô sau này đã tuyên truyền về tự do tôn giáo; khá là khác với tiêu chuẩn ban đầu bài xích đức tin của những người sáng lập thể chế này. Ông nói những tuyên truyền đó chỉ là dối trá trần trụi.

Liên Xô thực sự tiêu diệt tôn giáo. Sau này ĐCSTQ cũng nối gót và thậm chí còn khốc liệt hơn Liên Xô trong công cuộc đàn áp đức tin. Trước Cách mạng Tháng Mười, toàn nước NGa có hơn 100.000 nhà thờ. Nhưng đến cuối những năm 1930, số lượng nhà thờ đã giảm xuống còn 130. Có chỉ có hơn 500 linh mục không bị bỏ tù hoặc bị hành quyết. Tất cả các chủng viện đã bị đóng cửa, vì vậy bạn có thể hình dung quy mô và mức độ của cuộc đàn áp nhà thờ. 

Nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất ở Nga, Nhà thờ Chúa Cứu thế, được xây dựng trong 46 năm từ năm 1837 đến năm 1883. Nó rất tráng lệ và thể hiện trình độ văn hóa cao của Nga. Tuy nhiên, Stalin đã ra lệnh cho nổ tung nó vào năm 1931.

Stalin ra lệnh ném bom nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất nước Nga vào năm 1931. (Nguồn ảnh: Public Domain)

Ban đầu, Stalin dự định xây Cung điện Liên Xô trên nền Nhà thờ Chúa Cứu Thế; cung điện dự kiến cao hơn cả Toà nhà 102 tầng của Mỹ ở New York khi đó. Tượng Lenin khổng lồ cũng dự định sẽ dựng trên tầng cao nhất.

Nhưng có lẽ đó là ý Chúa, lũ lụt ở sông Moskva gần đó đã ngăn cản việc thực hiện kế hoạch. Cuối cùng, địa điểm này đã được chuyển đổi thành bể bơi ngoài trời lớn nhất thế giới thời Khrushchev. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nhà thờ Chính thống Nga thành lập quỹ tái thiết vào năm 1992 và sau đó đã nhận được số tiền quyên góp lớn, việc xây dựng lại toàn bộ nhà thờ được hoàn thành vào ngày 19/8/2000.

Cuối cùng, chế độ Liên Xô – một chế độ từng có tầm ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu một thời – đã sụp đổ vào đúng dịp lễ Giáng sinh; dịp lễ chào mừng sự ra đời của Đức Chúa Jesu – một vị Thần mà chế độ từng quay lưng và chối bỏ.

Những người tín Thần một lần nữa có quyền tin rằng sự sụp đổ của một thể chế vô thần từng có sức ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu vào đúng ngày của Chúa, của những người tín Thần không bao giờ là ngẫu nhiên. Hẳn là các vị Thần muốn gửi một thông điệp gì đó tới con người thế gian; rằng sự tồn tại của Thánh tích là không thể chối bỏ.

Thanh Đoàn

Related posts