Phần lớn sự ‘Rối loạn tinh thần tập thể’ của chúng ta là do Google

Cao Dương

Googleplex – Trụ sở của Google đặt tại Mountain View, California, Mỹ – 06/2019 (Gregory Varnum/Wikimedia Commons)

Khẩu hiệu ban đầu của Google là “Hãy đừng xấu xa”. Nhưng có phải Google đã trở thành kẻ xấu? Có thể không phải tại thời điểm đó, nhưng họ có thể đã bị tha hóa bởi số tiền nhiều đến chóng mặt mà mình kiếm được, và tầm ảnh hưởng đáng kinh ngạc mà mình có được. Một ví dụ rất gần đây là việc Bác sĩ Robert Malone cho rằng phần lớn người dân Mỹ đang mắc chứng rối loạn tinh thần tập thể, về cơ bản chính là một dạng thôi miên toàn xã hội thông qua tuyên truyền, tương tự như những gì người Đức đã trải qua trong thời Cộng hòa Weimar.

Google hẳn là nhà cung cấp thông tin sai lệch lớn nhất và hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại.

Đó là công ty có khẩu hiệu ban đầu là “Hãy đừng xấu xa”. “Tại sao họ lại thấy cần phải nói vậy?”, tôi nhớ lúc đó đã tự hỏi thế.

Tôi nhanh chóng hiểu được tại sao, khi có tin đồn rằng Google đang làm việc với Trung Quốc để phát triển một công cụ tìm kiếm kiểu Google, nhưng búng tay kêu tách một cái, nó còn hô biến ra một chức năng chuyên chế cho công cụ này – có thể kiểm duyệt theo ý muốn các sự việc và ý kiến không hợp ý chính quyền. 

Dư luận xấu đã khiến Google rút lui khỏi công việc cụ thể đó, nhưng đó có lẽ là một bài học hay cho những gì họ đã và đang làm rất tốt từ rất lâu rồi: sử dụng chuyên môn kỹ thuật của mình để thao túng thông tin. Những gì bạn thấy là những gì họ muốn bạn thấy.

Một ví dụ rất gần đây là việc Bác sĩ Robert Malone cho rằng phần lớn người dân Mỹ đang mắc chứng rối loạn tinh thần tập thể. Về cơ bản, hôi chứng này chính là một dạng thôi miên toàn xã hội thông qua tuyên truyền, tương tự như những gì người Đức đã trải qua trong thời Cộng hòa Weimar (từ 1918 đến 1933 khi Adolf Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng và Đảng Quốc Xã lên nắm quyền).

Điều này sẽ giải thích cho cơn cuồng loạn COVID tràn ngập trong rất nhiều người dân Mỹ. 

Nếu chúng ta nhìn lại một chút, điều này cũng có thể giải thích cho hiện tượng được gọi là “thức tỉnh”. Bạn biết bao nhiêu người tự gọi mình là “đã thức tỉnh” mà chưa tham gia vào cơn cuồng loạn COVID? Từ đâu họ biết được những điều trong tư tưởng của mình, dù là do ý thức tỉnh táo hay do tiềm thức?

Chúng ta hãy quay lại ví dụ trên.

“Hiện nay có nhiều bài bình luận về chứng rối loạn tinh thần tập thể đã xuất hiện trên các tờ báo lớn của cánh hữu”, nhà báo J.D. Rucker của tờ The Liberty Daily đưa tin vào 01/01 sau khi BS. Malone xuất hiện trên podcast nổi tiếng của Joe Rogan. “Tôi thậm chí đã đăng một bài của BS. Joseph Mercola vào tháng trước. Bài đó đã lại nổi trở lại. Một số video phản ứng cũng đã được quay, với nhiều người còn đào sâu vào [vấn đề rối loạn tinh thần tập thể này] hơn những gì BS. Malone có thể đề cập đến trong chương trình của Rogan”. 

“Nhưng khi mọi người tìm kiếm trên Google từ khóa ‘rối loạn tinh thần tập thể’, thay vì dẫn công chúng đến video của BS. Malone, hay bất kỳ câu chuyện nào đi sâu vào hiện tượng [rối loạn tinh thần tập thể] này, hoặc thậm chí là các video phản ứng đào sâu khái niệm này, thì Google lại quyết định quảng cáo một video ngắn phút rưỡi của anh chàng nào đó ‘vạch trần’ BS. Malone”.

Không có gì ngạc nhiên. Đó là cách các thuật toán của Google hoạt động, một phương pháp tinh vi hơn và rốt cuộc là làm chết người hơn những gì họ đã thiết kế cho Trung Quốc.

Nhà báo Rucker sau đó khen ngợi một công cụ tìm kiếm khác là DuckDuckGo vì đã đưa video của BS. Malone lên đầu.

Tôi không lạc quan như vậy. Mặc dù tôi muốn thích DuckDuckGo vì các chính sách bảo mật của họ, nhưng tôi thấy nó là một công cụ tìm kiếm yếu kém bởi vì, giống như Google, nó phụ thuộc quá nhiều vào Wikipedia. Mà Wikipedia đã phản bội lại ý định lý tưởng của mình khi thành lập với tư cách là một bách khoa toàn thư trực tuyến, nó đã trở thành một nguồn thông tin nguy hiểm phục vụ cho việc khuynh hướng ​​cánh tả giả trang sự thật. Nếu bạn muốn biết mức độ cực đoan của nó như thế nào, hãy xem trang Wikipedia về tờ báo đăng bài viết này (tờ The Epoch Times).

Và khi bạn tìm kiếm hầu như bất kỳ người nổi tiếng hay công ty nổi tiếng nào, thì DuckDuckGo, cũng như Google, sẽ dẫn bạn đến với Wikipedia trước tiên. Bing của Microsoft, và nhiều công cụ khác cũng thế. 

Nhưng bài viết này là về Google, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 86% thị trường. Nhiều công cụ tìm kiếm khác thực chất là Google ngụy trang mà thôi. Chúng sử dụng các thuật toán của “công ty mẹ” cho các chọn lọc cơ bản của chúng, vì vậy khi chúng ta nghĩ rằng mình đang sử dụng một phương pháp tìm kiếm khác, chúng ta thực ra đang sử dụng Google.

Nói cách khác, nó chi phối và kiểm soát luồng thông tin ở một mức độ gần như không thể tưởng tượng được.

Tôi sẽ biến tấu câu nói nổi tiếng của John Dalberg-Acton – Nam tước Acton đời thứ nhất, thường được gọi là Lãnh chúa Acton – “Quyền lực của Internet có khuynh hướng tha hóa và quyền lực tuyệt đối của Internet có khuynh hướng tha hóa hoàn toàn.”

Rõ ràng đó là tôi đang chơi chữ, nhưng bản gốc thú vị hơn nhiều, đặc biệt là về tính tổng thể:

“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa và quyền lực tuyệt đối thì tha hóa hoàn toàn. Những người vĩ đại hầu như luôn luôn là những người xấu, ngay cả khi họ chỉ sử dụng ảnh hưởng của mình chứ không phải quyền lực. Còn tệ hơn nữa khi chúng ta hiểu rằng con người có khuynh hướng tha hóa cực lớn bởi quyền lực, hay chắc chắn có sự tha hóa bởi quyền lực”. 

Vấn đề khó phải không? Có phải Sergey Brin và Larry Page – hai sinh viên trẻ của Stanford đã sáng lập Google – là “những kẻ xấu”? Có thể không phải tại thời điểm đó, nhưng họ có thể đã bị tha hóa bởi số tiền nhiều đến choáng váng mà mình kiếm được, và tầm ảnh hưởng đáng kinh ngạc mà mình có được. Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện có giá trị hơn một nghìn tỉ USD.

Thời đó họ có hình dung được rằng, họ sẽ sử dụng ảnh hưởng lớn thế này của mình lên dư luận thế giới không? Họ là những chuyên viên công nghệ, không phải triết gia.

Có một điều thú vị là Sergey Brin cùng gia đình di cư từ Liên Xô đến Mỹ năm 6 tuổi. Cha mẹ anh là những nhà trí thức cũng làm việc trong lĩnh vực khoa học. Anh ấy rõ ràng là một chàng trai cực kỳ thông minh, anh đã tham gia vào nhiều dự án kỹ thuật khác nhau từ ô tô tự lái đến kính mắt hiển thị gắn trên đầu.

Nhưng ý nghĩa của những thay đổi trên, những sáng kiến trên có vẻ xa xôi quá. Bất kỳ lời chỉ trích nào đối với chủ nghĩa xã hội hoặc đối với những gì đã xảy ra ở Liên Xô đều nằm trong quá khứ chìm trong màn tối, không còn nghi ngờ gì về điều ấy.

Việc xác định nội dung kết quả tìm kiếm được giao cho những con ong thợ cấp thấp. Những người này tuân theo những gì họ nghĩ cấp trên muốn. Họ đưa ra quyết định nội dung kết quả tìm kiếm dựa trên chủ nghĩa tiến bộ “thức tỉnh” cứng nhắc. Việc hạ bệ những người như BS. Robert Malone, để ủng hộ bất kỳ ai cùng ý kiến với mình, là việc hầu như tự động đối với những con ong thợ đó. 

Có một sự mặc định rằng, một loại quan điểm chính trị trường phái tự do / tiến bộ có tư duy đơn giản nên chi phối các thuật toán, và rằng, quan điểm chính trị đó hiển nhiên là “sự thật” trong phạm vi xã hội, hay thực ra là trong toàn bộ nhân loại chúng ta. 

Do đó, “rối loạn tinh thần tập thể” được tạo ra trên khắp đất nước và trên toàn cầu.

Tác giả bài viết là Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng, nhà biên kịch từng được đề cử giải Oscar, đồng sáng lập PJMedia và hiện là tổng biên tập cho The Epoch Times. Bạn có thể tìm thấy ông trên GETTR và Parler @rogerlsimon.

Cao Dương

Theo The Epoch Times

Related posts