Trời ơi đất hởi!  – Tamar Lê

Trời ơi đất hởi!  Tamar Lê

Đã lâu tôi rất mong có ngày thăm Phi Luật Tân vì tôi được nghe rất nhiều về nước láng giềng này. May ơi là may, một hôm tôi nhận được thơ mời tham dự hội nghị quốc tế về “những thách thức về nghiên cứu trong toàn cầu hóa” ở Iloilo, Philippines.

Cô sinh viên, Chona, cũng muốn đi theo vì muốn trở lại Cebu, thăm gia đình, và trinh bày bài nghiên cứu PhD của cô về ‘Interracial marriage’ và QH là thesis supervisor. Sau ba ngày với gia đình Chona, chúng tôi lên phi trường Cebu để bay qua thành phố Iloilo dự hội nghị.

Chúng tôi đến phi trường Cebu sớm vì không muốn lỡ chuyến bay. Phi trường Cebu rất nhỏ nhắn, dễ thương, và ấm cúng, Chona nói vì mình đến quá sớm, nên rủ nhau ra quán café nói chuyện và ‘ngắm’ hành khách qua lại.

Thế rồi ..

Khi đến check-in, mặt Chona tái mét, tôi thì sững sờ lo lắng vì seats của chúng tôi bị đưa cho người khách khác. Lý do là hãng máy bay được quyền overbooking, ai đến ‘trể’ thì “it’s your problem”. Tui vừa năn nỉ vừa ‘show-off ego’: “Tôi được Phi Luật Tân mời đọc kynote speech tại hội nghị quốc tế sáng mai tại Iloilo, nếu không bay chuyến này thì ông chịu trách nhiệm”.

Cuối cùng, một phần thấy tui hiền như nai tơ, không hung hăng xấc xược, nên họ đổi ý: You can go on this flight but not Ms Chona”. Chona trấn an tui: “không sao đâu, tui sẽ đi phà cấp tốc”.

Lúc tôi đến phi trường Iloilo, một nhân viên duyên dáng dễ thương còn hơn hoa hậu, của hội nghị mỉm cười chào đón với một bó hoa thật đẹp. Tôi quên mất những phiền toái đã xẩy ra cho mình. Khi đến khác sạn cũng là trung tâm Hội Nghị (Convention Centre), Chona đang vui mừng đợi tôi trước văn phòng hội nghị.

Sau khi trình bày ở hội nghị, và ‘bị/được sinh viên đòi chụp hình lia lịa, tôi hơi mệt nên muốn đi dạo một vòng quanh thành phố với vài sinh viên vì tôi thực sự muốn biết những người bình thường sống cuộc sống của họ ở đây như thế nào, còn hotel thì đâu cũng như nhau, toàn tourists ..Nhưng không ngờ ‘đi dạo một vòng’ làm Chona khóc lu bù và bạn bè Phi lo lắng.. còn ‘rùng rợn’ hơn phim trinh thám.

Khi tôi trở về khách sạn, Chona đã đợi ở cửa chính của khách sạn khóc lóc chờ tôi một cách khổ sở với khuôn mặt lo lắng và đôi mắt tắm lệ. Chona là một người Úc gốc Philippines, Chona  nói với tôi rằng những người tổ chức hội nghị đã chờ đợi tôi trong lo lắng, lo cho tôi gặp phải vấn đề bạo lực, vì ở Phi có rất nhiều tai nạn giết chóc khủng khiếp..

Những gì họ đã làm là một cú sốc lớn đối với tôi .. và ngược lại. Tôi không thể hiểu những gì đã xảy ra. Tôi đã làm gì sai??? Cả chục mấy năm trời tôi đi dự hội nghị và lang thang trong thành phố ở London, Paris, Malysia, New Delhi, Istanbul . . . có sao đâu !!!

Trong thời gian tôi đang đi dạo với vài sinh viên, giám đốc hội nghị, các diễn giả ban chấp hành, giám đốc khách sạn và những người bạn mới của tôi đã gõ cửa phòng khách sạn của tôi nhiều lần, rồi gọi điện đến phòng tôi nhiều lần, nhưng họ không tìm thấy tôi. ..một sự vắng lặng lạ lùng, sự sợ hãi của họ đối với sự an toàn của tôi thật đáng lo ngại.

Cuối cùng người quản lý đã sử dụng chìa khóa chính của khách sạn để mở cửa phòng của tôi và lục soát khắp phòng, thậm chí ngay cả dưới giường đôi, xem có ‘xác’ ai không.

Cuộc sống ở đây đầy năng động và nhẹ nhàng trong đôi mắt thơ ngây của tôi, với tâm hồn  Tasmania yên bình. Đáng buồn thay, kỳ nghỉ của tôi ở đây đã chuyển từ mùa xuân tươi đẹp sang mùa đông bão tố không phải cho tôi mà cho những người khác!

Related posts