Thanh Lan: Sự trái ngược giữa tình duyên và sự nghiệp – Thanh Phương

Thanh Lan: Sự trái ngược giữa tình duyên và sự nghiệp – Thanh Phương

Ca sĩ Thanh Lan là người nghệ sĩ đã từng khiến giới báo chí tốn nhiều giấy mực về sự nghiệp cũng như đời tư của mình. Trong bài viết này, BachkhoaWiki sẽ giải đáp những thắc mắc về nghệ sĩ Thanh Lan cho mọi người nhé!

Thanh Lan rất nổi tiếng trong cả sự nghiệp ca hát lẫn diễn xuất của mình. Cô là người tiên phong cho phong trào nhạc trẻ tại Sài Gòn những năm 60. Thế nhưng, ngược lại hẳn với sự nghiệp toả sáng của mình, Thanh Lan lại gặp phải nhiều chuyện trong cuộc sống vợ chồng mà người ta thường gọi đó là tấm bi kịch hôn nhân của cô. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu tất tần tật về nữ danh ca này nhé!

Vào trước năm 1975, tại thành phố hoa lệ Sài Gòn, Thanh Lan là một cô ca sĩ đa tài có thể hát được nhiều thể loại khác nhau: nhạc trẻ, nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc ngoại, nhạc tình ca… Khán giả luôn nhớ đến cô như một danh ca với giọng hát đầy ngọt ngào và truyền cảm, nhất là qua các tác phẩm nhạc Pháp.

Hơn thế nữa, không ngoa khi nói rằng, cô là nghệ sĩ hiếm hoi khi thành công trên cả ba lĩnh vực: âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Ngoài việc có những bài hát nổi tiếng, cô còn tham gia nhiều bộ phim như Tiếng hát học trò, Ván bài lật ngửa.

Thanh Lan còn để lại dấu ấn trong lòng khán giả với vóc dáng thon gọn, gương mặt rạng ngời, chiếc cằm chẻ, nốt ruồi duyên ở khoé môi cùng với chất giọng ngọt ngào, khả năng hoá thân tốt. Không những thế, cô còn mang phong cách Tây hoá nên thu hút được rất nhiều khán giả cả trong và ngoài nước.

Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1948 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Thuở nhỏ, cô theo học trường trung học phổ thông Marie Curie. Sau đó cô theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Thanh Lan cùng với ca sĩ Hoàng Lan là 2 người hiếm hoi cùng tốt nghiệp đại học năm 1975.

Nữ danh ca quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1975, cô ở lại Việt Nam tiếp tục sự nghiệp ca hát cũng như diễn xuất của mình. Vào cuối năm 1993, cô bất ngờ sang Mỹ định cư tại tiểu bang California.Thanh Lan

Thanh Lan tham gia nghệ thuật từ rất sớm. Năm chín tuổi, cô đã học piano ở trường Saint Paul cùng với các sơ, sau đó được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn. Thanh Lan đã bắt đầu sự nghiệp ca hát của cô khi còn ngồi trên chiếc ghế trường trung học Marie Curie.

Cô được trình diễn tại đài phát thanh VTVN trong ban nhạc Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức và tham gia vào ban nhạc sinh viên có tên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Đây cũng là ban nhạc có khuynh hướng nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn và là định hướng giúp cô trở thành nghệ sĩ tiên phong trong thể loại nhạc này.

Sau đó, Thanh Lan còn trở thành thành viên trong đoàn văn nghệ học sinh – sinh viên Nguồn Sống. Cô thường hay hát dân ca và nhạc tiền chiến và còn theo học các lớp dân ca, đàn tranh tại trường quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài Gòn. Vào những năm 1967, 1968, Sài Gòn bắt đầu xuất hiện chương trình truyền hình đầu tiên, Thanh Lan được ưu ái xuất hiện liên tiếp và được mời hát dân ca ba miền trên truyền hình.

Ngay từ năm thứ nhất của Đại học Văn Khoa, Thanh Lan cũng trở nên nổi tiếng. Cô tham gia hát trong nhiều băng nhạc và chương trình truyền trình. Chính vì thế, hình ảnh của Thanh Lan cũng được xuất hiện dày đặc trên các bìa bản nhạc.

Trong thời kì nhạc trẻ Việt Nam phát triển, Thanh Lan cũng là một trong những gương mặt nổi bật với những ca khúc lời Pháp. Cô cũng đã từng đi lưu diễn nhiều nơi trên thế giới và thậm chí còn có những bài hát được dịch sang tiếng hải ngoại.

Cô từng rất nổi tiếng với nhiều bài hát như:

      Cô đi nuôi dạy trẻ

      Đi qua vùng cỏ non

      Phượng hồng

      Em đi chùa Hương

      Triệu đóa hoa hồng

      Khi xưa ta bé (Bang bang)

      Trở về mái nhà xưa (Come back to Sorrento)

      Búp bê không tình yêu

      Giàn thiên lý đã xa

      Samba Mambo

      Trưng Vương khung cửa mùa thu

Vào cuối năm 1993, Thanh Lan sang Mỹ định cư và vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình. Cô từng đi trình diễn ở rất nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và hợp tác thu âm cùng rất nhiều hãng đĩa.

Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu khi cô được mời tham gia bộ phim Tiếng Hát học trò vào năm 1970. Cô đã nhận được giải Nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất vủa Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971. Vào cuối năm 1974, Thanh Lan còn nhận được giải Diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam do đạo diễn Lê Dân trao.

Không chỉ gặt hái được nhiều thành công trên con đường ca hát, Thanh Lan còn thể hiện xuất sắc dưới vai trò diễn viên. Sau vai diễn đầu tay, nữ danh ca liên tục nhận được giải thưởng cũng như các bộ phim mới trong nhiều năm liên tiếp. Một số bộ phim Thanh Lan đã tham gia như:

Tiếng hát học trò (1970)

Yêu (1971)

Lệ đá (1971)

Ngọc Lan (1972)

Gánh hàng hoa (1972)

Trên đỉnh mùa đông (1972)

Xin đừng bỏ em (1973)

Xóm tôi (1973)

Mộng Thường (1973)

Trường tôi (1973)

Goodbye Saigon (1975)

Ván bài lật ngửa (1984 – 1987)

Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc (1986)

Ngoại ô (1987)

Cao nguyên F.101 (1988)

Hai chị em (1988)

Chiều sâu tội ác (1988)

Thiên đường cho cô gái nhảy (1989)

Đằng sau một số phận (1989 – 1990)

Ba biên giới (1989)

Tình không biên giới (1990)

Bên kia màn sương (1990)

Tình người (1993)

Người yêu ma (2007)

Thanh Lan có ngoại hình mang phong cách Tây hoá. Có lẽ cũng chính vì vậy mà đã thu hút giới nhà giàu tại thời điểm đó. Chuyện tình của cô và Dũng Long Biên – thiếu gia ăn chơi nức tiếng tại Sài Gòn khi ấy đã tốn nhiều giấy mực của báo giới.

Trong một lần đi du hí tại thành phố Đà Lạt, Dũng Long Biên có cơ hội gặp Thanh Lan. Hai người nhanh chóng có tình cảm và trở thành đôi tình nhân tâm đầu ý hợp.

Cô kết hôn khi mới chỉ mới 19 tuổi, cái tuổi được coi là đẹp nhất đời người. Tuy nhiên, không như chuyện tình đẹp đẽ, Thanh Lan nhận lại một thực tại u tối và đau buồn khi vừa mới về nhà chồng.

Dũng Long Biên hoá ra là một người có tính ghen rất mù quáng. Mỗi khi không hài lòng điều gì, Dũng không ngại ngần ra tay với Thanh Lan. Đằng sau những mệt mỏi, khó khăn trong những giờ diễn hay đóng phim, cô còn phải chịu nhiều đắng cay khi về nhà.

Có lần, khi Thanh Lan đóng phim Tiếng hát học trò, cô rủ chồng mình cùng xem khi bộ phim ra mắt. Ấy vậy mà khi xem đến cảnh Thanh Lan mùi mẫn với bạn diễn Bảo Ân, Dũng Long Biên về nhà đã nổi ghen tức, thẳng tay đánh đập Thanh Lan rồi bỏ mặc vợ trong nhà đau đớn.

Vì những trận đòn ấy mà trong suốt 2 năm hôn nhân, Thanh Lan chẳng khác gì ở địa ngục. Thế rồi cô cũng li hôn với Dũng Long Biên khi mọi chuyện đã quá sức chịu đựng của bản thân.

Phải chăng vì đã trải qua cuộc hôn nhân đầy đắng cay, Thanh Lan hát rất truyền cảm mà cũng rất mau nước mắt với những bài hát buồn.

NGUỒN: Bách Khoa Wiki

Related posts