Chi tiết Báo cáo USTR về việc Bắc Kinh đã vi phạm các quy tắc, tiêu chuẩn của WTO

Michael Washburn

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói tại Viện Sau đại học Geneva về vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong nền kinh tế toàn cầu và các ưu tiên chính sách của Hoa Kỳ trước Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 14/10/2021. (Ảnh: Denis Balibouse/Ảnh Tệp Reuters)

Theo một báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), Bắc Kinh đã vi phạm các quy tắc, tiêu chuẩn của  WTO, cố tình không tuân thủ các quy tắc, yêu cầu và tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bao gồm năm dương lịch 2021, tài liệu là báo cáo thường niên thứ 20 được chuẩn bị theo Đạo luật Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc năm 2000 và đánh giá cả hồ sơ của Trung Quốc về việc tuân thủ WTO và sự tuân thủ các cam kết song phương của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Đại sứ USTR Katherine Tai cho biết trong một tuyên bố hôm 16/02: “Bắc Kinh đã không tuân theo các nguyên tắc định hướng thị trường mà WTO và các quy tắc của tổ chức này dựa trên cơ sở đó, bất chấp những tuyên bố mà họ đã đưa ra khi gia nhập 20 năm trước.”

Báo cáo đưa ra một loạt dữ liệu ủng hộ luận điểm rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và không chỉ là ngẫu nhiên Bắc Kinh đã vi phạm các quy tắc, tiêu chuẩn của WTO,Bắc Kinh đã vi phạm các qui tắc, tiêu chuẩn của WTO trong việc lạm dụng chung, thường xuyên ngay cả những tiêu chuẩn tối thiểu nhất của sự tuân thủ và luật chơi công bằng, và rằng theo thời gian các vi phạm đã trở nên tồi tệ hơn, chứ không tốt hơn.

Cam kết ban đầu

Báo cáo nêu rõ, tất cả các quốc gia gia nhập WTO đều đã làm như vậy với sự hiểu biết đầy đủ về những kỳ vọng được đưa ra trong Tuyên bố Marrakesh tháng 04/1994, đánh dấu sự kết thúc của các cuộc đàm phán Vòng Uruguay. Nhân cơ hội đó, các thành viên WTO đã khẳng định một cách rõ ràng rằng bản chất và mục đích của WTO là thúc đẩy một thời đại hợp tác kinh tế mới, đặc trưng bởi một hệ thống thương mại đa phương công bằng và minh bạch.

Việc tuân thủ các quyết định và thỏa thuận của Vòng đàm phán Uruguay có nghĩa là phải theo đuổi các chính sách mở, định hướng thị trường và các thành viên của WTO hiểu rằng cách tiếp cận độc đoán, do nhà nước thống trị, sử dụng các lệnh cấm vận nặng tay và ép buộc kinh tế là trái ngược với các cam kết mà họ đã thực hiện.

Báo cáo nêu rõ (pdf), “Người ta cũng đã không dự tính rằng bất kỳ thành viên nào của WTO sẽ theo đuổi các kết quả trọng thương thay vì các chính sách thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương công bằng và cởi mở hơn. Thay vào đó, người ta mong đợi rằng mỗi thành viên WTO sẽ theo đuổi các chính sách mở, định hướng thị trường được thiết kế để đạt được các kết quả hiệu quả hơn.”

Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12/2001 với điều kiện rõ ràng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng ý theo đuổi cách tiếp cận thị trường tự do, theo triết lý tự do truyền thống này. Về phần mình, các thành viên WTO khác hoan nghênh Trung Quốc khi hiểu rằng các nhà lãnh đạo của quốc gia này sẽ loại bỏ các thực hành và chính sách trọng thương do nhà nước thống trị như một phần của quá trình chuyển đổi sang hệ thống thị trường tự do. Do mức độ tiến bộ mà Trung Quốc cần phải thực hiện để đạt các mục tiêu này, tư cách thành thành viên WTO của quốc gia này có đi kèm với một số biện pháp bảo vệ đặc biệt nhất định cung cấp các đánh giá thường xuyên về tiến bộ đó và đánh giá xem Trung Quốc còn phải đi bao xa nữa.


Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 04/03/2021. (Ảnh: Denis Balibouse/Reuters)

Kỳ vọng so với thực tế

Những người từng đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc trong những năm kể từ khi nước này gia nhập WTO có thể thấy báo cáo này có nội dung nghiêm túc.

Báo cáo viết: “Trung Quốc có thành tích kém về việc tuân thủ các quy định của WTO và tuân thủ các nguyên tắc căn bản mà các hiệp định WTO dựa trên — không phân biệt đối xử, cởi mở, có đi có lại, công bằng và minh bạch. Quá thường xuyên, Trung Quốc nới lỏng các quy tắc để đạt được các mục tiêu chính sách công nghiệp. Ngoài ra, và gây lo ngại nghiêm trọng hơn đối với Hoa Kỳ và các thành viên WTO khác, Trung Quốc đã không đạt được tiến bộ đầy đủ trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.”

Báo cáo nêu rõ, việc Bắc Kinh đã vi phạm các quy tắc, tiêu chuẩn WTO gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp và thị trường ở Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên WTO khác. Ngay cả khi không tuân thủ các quy tắc, Bắc Kinh đã lợi dụng các lợi ích của tư cách thành viên WTO, đặc biệt là quyền tiếp cận thị trường của các quốc gia khác mà tư cách thành viên đưa đến, để trở thành bên giao dịch thương mại lớn nhất trong WTO.

Không theo đuổi cách tiếp cận thị trường tự do, Bắc Kinh và ĐCSTQ đã kiên trì can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp ở Trung Quốc trong khi hạn chế sự tiếp cận của các nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất ngoại quốc vào thị trường Trung Quốc. Báo cáo nêu rõ, những người tham gia được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​cách tiếp cận này là các doanh nghiệp nhà nước và một số tập đoàn được lựa chọn là “nhà vô địch quốc gia.”

Mặc dù thừa nhận rằng Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu đặt ra trong hiệp định thương mại “giai đoạn một” được ký với Hoa Kỳ vào tháng 01/2020, báo cáo lưu ý rằng Trung Quốc đã không thực hiện một số điều khoản quan trọng hơn của thỏa thuận, đáng chú ý là khi tiến hành đánh giá rủi ro đối với việc sử dụng ractopamine ở lợn và gia súc. Ractopamine là một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ nhưng bị cấm ở Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc đã không đạt được cam kết nhập cảng hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong năm 2020–21 nhiều hơn ít nhất 200 tỷ USD so với nhập cảng vào năm 2017.

Bắc Kinh thậm chí còn chưa cố gắng đáp ứng các nghĩa vụ của mình về tính minh bạch. Báo cáo nêu chi tiết cách thức, trong thỏa thuận gia nhập WTO, Bắc Kinh đã đồng ý bắt đầu xuất bản vào năm 2006 một tạp chí chính thức của Bộ Thương mại (MOFCOM), trong đó các quan chức sẽ lưu ý tất cả các luật và quy định liên quan đến thương mại. Ngày nay, tạp chí MOFCOM được coi là một hồ sơ không đầy đủ phục vụ thông báo về các quy chế và chính sách của một số, nhưng không phải tất cả, các cơ quan nhà nước liên quan đến thương mại.

“Cổ phần vàng”

Trong khi sự can thiệp của nhà nước diễn ra dưới nhiều hình thức, một biện pháp can thiệp phổ biến trong những năm gần đây đối với chính phủ là giành “cổ phần vàng” trong các công ty tư nhân của Trung Quốc. Chính phủ, sử dụng quỹ đầu tư định hướng hoặc công cụ khác do nhà nước kiểm soát, mua cổ phần của một công ty và đổi lại nhận được một ghế trong hội đồng quản trị hoặc quyền phủ quyết. Điều này chắc chắn củng cố bàn tay của chính phủ và giúp chính phủ giám sát trực tiếp hơn đối với các quyết định và hoạt động của công ty.

Mặc dù những thực tiễn này có thể được coi là dấu tích phai mờ của thói quen quản lý và hướng dẫn nền kinh tế của Bắc Kinh, báo cáo nhấn mạnh rằng những xu hướng này ngày càng tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn, trong những năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Báo cáo viết: “Kể từ khi các nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 2013, vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế— do chính phủ Trung Quốc thực hiện và, ĐCSTQ ngày càng thúc đẩy. Trong khi đó… chiều sâu và bề rộng của những lo ngại mà Hoa Kỳ và các công ty ngoại quốc khác hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc phải đối mặt — hoặc cạnh tranh với các công ty Trung Quốc được ưu ái tại các thị trường bên ngoài Trung Quốc — cũng gia tăng tương tự.”

Trong phân tích của báo cáo, không khó để tìm ra lý do cho những xu hướng này. Một phần của vấn đề là, bất chấp thỏa thuận rõ ràng của Bắc Kinh là chuyển hẳn sang hướng thị trường tự do khi gia nhập WTO, cơ sở luật định, hoặc hiến pháp, căn bản cho sự can thiệp của nhà nước hoàn toàn không thay đổi. Bản báo cáo nêu rõ hiến pháp của Trung Quốc, cùng với các chỉ thị và biện pháp riêng biệt do Bắc Kinh ban hành, cổ vũ mệnh lệnh thúc đẩy một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với các đặc điểm của Trung Quốc.”

Báo cáo này phê bình WTO về cơ chế giải quyết tranh chấp đã được chứng minh là không hiệu quả khi Hoa Kỳ và các thành viên khác cố gắng thách thức các hành vi nghiêm trọng hơn của Bắc Kinh.

Ông Michael Washburn là một ký giả tự do có trụ sở tại New York chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp lý và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast hàng tuần Reading the Globe. Sách của ông bao gồm “Những câu chuyện đã mất gốc và những câu chuyện khác,” “Khi chúng ta trưởng thành” và “Người lạ, người lạ”.

Bình Hòa biên dịch

Related posts