Điện Kremlin phản ứng trước ý tưởng ‘trưng cầu dân ý’ của Ukraine

Huyền Anh

Điện Kremlin phản ứng trước ý tưởng 'trưng cầu dân ý' của Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tại Moscow, Nga, vào ngày 23/12/2021. (Ảnh Getty Images)

Hôm thứ Ba (22/3), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ cản trở các cuộc đàm phán. Việc đưa các điều khoản quan trọng của thỏa thuận hòa bình Nga – Ukraine để người dân Ukraine bỏ phiếu phổ thông vào thời điểm này chỉ có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán vốn đang diễn tiến rất chậm.

Nga đang đẩy lùi đề xuất của Ukraine rằng, người dân của đất nước này sẽ Ông Peskov đã đưa ra nhận xét với các phóng viên hôm thứ Ba khi được yêu cầu bình luận về ý tưởng do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng, bất kỳ thỏa hiệp nào trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine nên được đưa ra bỏ phiếu phổ thông ở Ukraine.

“Chúng tôi tin rằng việc đưa [các điều khoản] ra trước công chúng vào thời điểm này chỉ có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán vốn đang diễn tiến rất chậm”, ông Peskov nói, theo truyền thông nhà nước Nga RT.

Ông Zelensky nói với hãng tin Ukraine Suspilne trước đó cùng ngày rằng, người Ukraine phải có cơ hội quyết định về mọi điều khoản đã thỏa thuận với Nga, vì một số thỏa hiệp mà Kyiv dự kiến ​​sẽ chấp nhận có thể rất quan trọng.

“Mọi người sẽ phải cân nhắc”, ông Zelensky nói. Vì một số điều khoản của thỏa thuận hòa bình có thể mang ý nghĩa “lịch sử”, nên “chúng tôi sẽ quay lại cuộc trưng cầu dân ý”, ông nói thêm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 16/3 (Nguồn ảnh: Getty Images)

Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelensky nhắc lại rằng ông sẵn sàng từ bỏ kế hoạch trở thành thành viên NATO nhưng nhấn mạnh vào sự đảm bảo an ninh cho đất nước của mình, bao gồm cả từ các quốc gia trong liên minh NATO.

Ukraine muốn có những đảm bảo an ninh vững chắc và có thể thực thi để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Kyiv cảnh giác với kiểu cam kết mềm được cho là để bảo vệ chủ quyền của mình mà Hoa Kỳ, Anh và Nga cùng đưa ra theo bản ghi nhớ Budapest năm 1994 để đổi lấy việc Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.

Những cam kết đó – không có cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong trường hợp chủ quyền của nước này bị vi phạm – đã tỏ ra ít hiệu quả khi các lực lượng Nga lần đầu tiên xâm lược miền Đông Ukraine vào năm 2014 và một lần nữa vào ngày 24/2, khi Nga tiến hành xâm lược.

Yêu cầu chính của Moscow là Ukraine tuyên bố trung lập và không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào. Nga cũng muốn “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine, các yêu cầu được hiểu là có nghĩa là làm suy giảm tiềm lực quân sự của nước này và từ bỏ quyền lực của chính phủ ở Kyiv, mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi là “Đức quốc xã mới”.

Ukraine và các đồng minh phương Tây đã bác bỏ những tuyên bố “tân Quốc xã” của ông Putin như là tiền đề cho một cuộc chiến tranh phi lý, bất hợp pháp và vô căn cứ.

Nga cũng muốn Kyiv công nhận các khu vực ly khai do phe ly khai kiểm soát như Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập và để Ukraine thừa nhận Crimea thuộc về Nga.

Ông Zelensky đã có những nhận xét trước đó bày tỏ sự cởi mở trong việc thảo luận về tình trạng của các tiểu bang ly khai và Crimea, mặc dù ông đã nhấn mạnh rằng cần phải có những thỏa thuận để giải quyết vấn đề người Ukraine sống ở những khu vực không mong muốn dưới sự điều hành của Nga.

Nga và Ukraine đã tổ chức một số vòng đàm phán bằng hình thức hội nghị truyền hình, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bước đột phá đáng kể nào.

Ông Zelensky cho biết, giờ đây cần có các cuộc đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga “dưới bất kỳ hình thức nào” để hiểu các điều kiện chấm dứt tình trạng thù địch.

Trong khi đó, người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết các cuộc thảo luận của ông với các quan chức cho thấy sự “sẵn sàng chấm dứt các hành động thù địch” và nghiêm túc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine.

Tổng thư ký Antonio Guterres nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng cuộc chiến là “không thể tránh khỏi”, và câu hỏi duy nhất là sẽ có thêm bao nhiêu sinh mạng nữa và bao nhiêu thành phố nữa như Mariupol bị phá hủy trước khi rời khỏi chiến trường và tiến vào bàn đàm phán.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts