Hoa Kỳ là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine

Huyền Anh

Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) tại thị trấn Bucha, ngay phía tây bắc thủ đô Kyiv của Ukraine vào ngày 4/4/2022. (Ảnh: Ronaldo Schemidt/ Getty Images)

Một nghiên cứu mới cho thấy, chính phủ Mỹ là nhà đóng góp nhân đạo và quân sự hàng đầu cho Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu .

Kể từ ngày 24/2, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Kyiv 7,6 tỷ euro (8,2 tỷ USD) dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo và viện trợ quân sự, theo kết quả từ Viện Kiel, một cơ quan nghiên cứu kinh tế của Đức. Ba Lan và Vương quốc Anh là những nhà cung cấp viện trợ tài chính, nhân đạo và quân sự lớn tiếp theo.

Tất cả các nước Liên minh châu Âu đã cung cấp tổng cộng 2,9 tỷ euro (3,13 tỷ USD), Bộ theo dõi hỗ trợ Ukraine nhấn mạnh. Các tổ chức EU và ngân hàng đầu tư châu Âu lần lượt cung cấp 1,4 tỷ euro (1,51 tỷ USD) và 2 tỷ euro (2,16 tỷ USD).

Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản đã hứa sẽ viện trợ trị giá khoảng 1 tỷ euro (1,08 tỷ USD).

“Điều đáng chú ý là chỉ riêng Hoa Kỳ đã đóng góp nhiều hơn đáng kể so với toàn bộ Liên minh Châu Âu EU, khu vực lân cận mà chiến tranh đang hoành hành”, ông Christoph Trebesch, giám đốc nghiên cứu tại Viện Kiel và là tác giả chính của Bộ theo dõi hỗ trợ Ukraine, cho biết trong báo cáo.

Các tác giả nghiên cứu đã định nghĩa viện trợ nhân đạo là trợ giúp trực tiếp dưới dạng thực phẩm và vật tư y tế cho dân thường và hỗ trợ tài chính là các khoản cho vay, viện trợ không hoàn lại và các đường dây trao đổi. Viện trợ quân sự bao gồm vũ khí, trang thiết bị, tiện ích và hỗ trợ tài chính gián tiếp gắn liền với các mục tiêu quân sự.

Khi nói đến khoản viện trợ như một tỷ lệ phần trăm trong sản lượng kinh tế, Estonia được xếp hạng là nước ủng hộ lớn nhất của Ukraine. Sự hỗ trợ mà quốc gia Baltic cung cấp cho đến nay chiếm gần 0,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này. Tiếp theo là Estonia là Ba Lan (0,18%), Litva (0,06%), Slovakia (0,05%) và Thụy Điển (0,04%).

Hoa Kỳ chiếm vị trí thứ sáu với 0,0345 % GDP, trong khi Vương quốc Anh đứng thứ tám với 0,017 %.

“Vị trí địa lý gần với Ukraine dường như đóng một vai trò quan trọng trong sự tham gia của các nước Đông Âu. Nhưng Vương quốc Anh cũng nổi bật với tư cách là nước ủng hộ Ukraine, cả về mặt sản lượng kinh tế”, ông Trebesch nói thêm.

Báo cáo cung cấp thông tin quan trọng vào thời điểm mà các cuộc thảo luận xung quanh việc hỗ trợ Ukraine “chỉ là giai thoại”, tác giả báo cáo nêu rõ.

“Mục đích chính của cơ sở dữ liệu này là định lượng quy mô viện trợ cho Ukraine và so sánh các biện pháp hỗ trợ giữa các quốc gia tham gia viện trợ”, các nhà nghiên cứu của Viện Kiel lưu ý trong bài báo.

Thêm viện trợ đổ về Ukraine

Trong hai tháng qua, Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Ukraine hơn 7.000 vũ khí cỡ nhỏ, 50 triệu viên đạn, khoảng 5.500 tên lửa Javelin và 1.400 hệ thống phòng không Stinger.

Tổng thống Joe Biden gần đây đã cam kết hỗ trợ thêm 800 triệu USD cho Ukraine sau cuộc hội đàm gần đây với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy .

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN, ông Zelenskyy lưu ý rằng “điều quan trọng nhất là tốc độ”.

Nhận xét của ông được đưa ra khi có báo cáo cho rằng, Ukraine có thể nhanh chóng cạn kiệt kho dự trữ đạn dược của mình. Ông Zelenskyy đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp nhiều thiết bị quân sự hơn nữa, bao gồm pháo tầm xa, xe bọc thép hạng nặng và nhiều hệ thống tên lửa phóng.

Các quan chức Ukraine cũng đang yêu cầu một gói viện trợ 50 tỷ USD từ Hoa Kỳ và các nước G7 khác khi chính phủ nước này phải đối mặt với thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.

Ông Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Zelenskyy, tiết lộ với các phóng viên hôm thứ Hai (18/4) rằng, một phái đoàn quan chức Ukraine sẽ phát biểu bên lề cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Phái đoàn sẽ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Serhiy Marchenko.

“Quý vị cần phải hiểu rằng, 50 tỷ USD đối với chúng tôi là rất quan trọng để duy trì cuộc sống của mình”, ông Ustenko nói. “Đây là điều cần được giải quyết gần như ngay lập tức. Chúng tôi không có thời gian để chờ đợi”.

Kyiv dự đoán rằng khoản thiếu hụt ngân sách rơi vào khoảng 8 tỷ USD mỗi tháng trong sáu tháng tới. Trước khi chiến tranh bắt đầu, thâm hụt ngân sách cả năm của quốc gia này là 7 tỷ USD.

Trong khi đó, hàng chục tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ và quốc tế đã và đang giúp đỡ các gia đình. Một số tổ chức từ thiện được đánh giá cao nhất hiện đang tham gia vào các nỗ lực cứu trợ Ukraine bao gồm Quân đoàn Y tế Quốc tế, Chiến dịch Hoa Kỳ, Cứu trợ Trẻ em và Trung tâm Từ thiện Thảm họa.

Trong một cuộc họp báo với các phóng viên tại New York, Giám đốc viện trợ Liên hợp quốc Martin Griffiths xác nhận rằng, các lệnh ngừng bắn nhân đạo giữa các lực lượng Nga và Ukraine có thể còn vài tuần nữa mới được thiết lập.

Trong tháng này, ông Griffiths đã gặp gỡ các quan chức cấp cao ở Moscow và Kyiv để thảo luận về việc ngừng bắn tại địa phương và mở rộng sự viện trợ cần thiết cho các khu vực bị tàn phá.

“Rõ ràng là phía Nga vẫn chưa có một lệnh ngừng bắn nhân đạo. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều chi tiết về điều này và họ tiếp tục hứa sẽ liên hệ lại với tôi về chi tiết của những đề xuất đó”, ông nói. “Ngay bây giờ, nếu tôi có thể nói thay cho các nhà chức trách Nga, thì rõ ràng là họ không đặt việc ngừng bắn lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình. Hiện tại, việc ngừng bắn vẫn chưa xảy ra. Chúng có thể có trong một vài tuần, cũng có thể lâu hơn nữa”.

Viết trên một bài đăng trên mạng xã hội, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk gần đây đã yêu cầu các lực lượng Nga cho phép sơ tán và viện trợ tại thành phố cảng Mariupol đang đông đúc.

viết: “Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu mở hành lang nhân đạo cho việc sơ tán dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khỏi Mariupol”.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts