Phương Tây đưa 3 kịch bản có thể xảy ra cho cuộc chiến ở Ukraine

La Uyển Thiểu

Biểu tình ủng hộ Ukraine tại New York. (Ảnh: Ron Adar/ Shutterstock)

Các quan chức tình báo và quân sự phương Tây đánh giá rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã bước vào giai đoạn quan trọng, sẽ quyết định diễn biến tiếp theo của cuộc chiến. Các mục tiêu chiến lược của Nga vẫn không thay đổi, trong khi các chính phủ phương Tây phải đối mặt với giá năng lượng tăng và áp lực lạm phát. Nếu cuộc đối đầu trong cuộc chiến kéo dài trong nhiều tháng hoặc hơn, sự lây lan khủng hoảng sẽ tiếp tục tiêu hao nền kinh tế toàn cầu.

Thứ nhất là Nga tiếp tục đạt được tiến bộ đáng kể ở hai vùng quan trọng phía đông Ukraine;

Thứ hai là hai bên đối đầu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, dẫn đến một số lượng lớn thương vong cho cả hai bên, khủng hoảng dần dần mở rộng dần dần mở rộng và sẽ tiếp tục làm kiệt quệ nền kinh tế toàn cầu;

Thứ ba là các quan chức cho rằng một kịch bản khó xảy ra: Nga xác định lại mục tiêu của cuộc chiến, tuyên bố chiến thắng, và sau đó âm mưu kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng hướng đi này dường như chỉ là mơ tưởng cho đến thời điểm hiện tại.

Nếu Nga chắc chắn giành được cơ sở ở miền đông Ukraine, các quan chức Mỹ lo ngại rằng họ có thể cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng nó như một cơ sở khởi đầu để tiến tiếp vào lãnh thổ Ukraine. Các quan chức phương Tây nhìn chung tin rằng Nga đang có lợi thế hơn về quân số ở chiến trường miền đông Ukraine. Nhưng một số quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ nói rằng “sự tiến công của quân đội Nga không phải là đã thành định cuộc”.

Cả Nga và Ukraine đều bị tiêu hao nhân sự nghiêm trọng và thiếu quân

Chiến tuyến giờ đây đã trở thành cuộc chiến tiêu hao hỏa lực của pháo binh, cả hai bên đều phải gánh chịu một số lượng lớn thương vong và đối mặt với tình trạng thiếu quân có thể xảy ra. Các quan chức tình báo Mỹ đã công khai tuyên bố rằng Nga sẽ khó đạt được tiến bộ đáng kể trên chiến trường nếu không huy động toàn bộ lực lượng. Nhưng do hành động này có rủi ro chính trị nên đến nay, ông Putin vẫn không muốn đưa ra quyết định này.

Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng viện trợ quân sự của phương Tây tiếp tục đổ về tiền tuyến, nhưng ở Ukraine đang thiếu vũ khí và các quan chức tiền tuyến cũng đã đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ vũ khí và đạn dược. Điều này khiến thế giới bên ngoài đặt câu hỏi về hiệu suất vận chuyển và bàn giao vũ khí rốt cuộc là thế nào.

Nguồn tin chỉ ra rằng các hệ thống vũ khí hiện có của Ukraine sử dụng đạn từ thời Liên Xô, hiện giờ muốn lập tức chuyển sang sử dụng các hệ thống của phương Tây thì sẽ có khó khăn. Việc huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp cần có thời gian, và các binh sĩ cần được huấn luyện phải tạm thời bị rời khỏi chiến trường.

Ukraine không quen với các hệ thống vũ khí hỗ trợ quân sự của phương Tây, hiệu quả rất khó đánh giá

Nguồn tin chỉ ra, trong một số trường hợp, Ukraine chỉ đơn giản là không thích sử dụng các hệ thống vũ khí xa lạ của phương Tây. Ví dụ, mặc dù đã nhận được máy bay không người lái (UAV) “Switchblade”, một số quân đội vẫn thích sử dụng UAV thương mại để vận chuyển chất nổ vì lý do dễ vận hành.

Các quan chức thừa nhận rằng Mỹ không hiểu rõ về dòng vũ khí phương Tây chảy vào Ukraine và mức độ sử dụng hiệu quả của chúng, khiến cho dự đoán của tình báo về chiến tranh trở nên khó khăn, làm thế nào và thời điểm nào đưa ra các quyết định chính sách tăng viện trợ quân sự cho Ukraine cũng trở nên khó khăn hơn. Các quan chức phương Tây cho rằng một phần của điểm mù là Ukraine không mở lòng với phương Tây; hơn nữa giao tranh hiện đang tập trung ở các khu vực gần với Nga, nơi các hệ thống tình báo phương Tây có ít tầm nhìn hơn.

Các quan chức NATO cho biết, ông Putin vẫn tin rằng cuối cùng ông sẽ thành công, cho phép ông giành được quyền kiểm soát đáng kể về mặt địa lý, hoặc tốt nhất là về mặt tổng thể ở Ukraine, hoặc một số hình thức kiểm soát chính trị đối với Ukraine.

Cùng với việc chiến tranh kéo dài, chi tiêu của các nước phương Tây tiếp tục tăng mạnh. Một số chính phủ phương Tây, bao gồm cả Mỹ, đã trở nên lo ngại rằng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí quốc phòng của nước họ. Sự chú ý của các phương tiện truyền thông phương Tây đã bắt đầu chuyển hướng khỏi cuộc chiến. Viện trợ của phương Tây cho Ukraine liệu có bị cắt giảm hay không, bước tiếp theo cũng phải đưa ra lựa chọn rất khó khăn.

La Uyển Thiểu

Related posts