Sự chia rẽ, chậm chạp của EU trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine đang giúp Nga chiếm lợi thế ở Donbas

Trường Phi

Sự chia rẽ, chậm chạp của EU trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine đang giúp Nga chiếm lợi thế ở Donbas
Một ngôi trường bị phá hủy ở thành phố Bakhmut, thuộc vùng Donbas, miền đông Ukraine hôm 28/5/2022, cũng là ngày thứ 94 của cuộc xung đột Nga-Ukraine. (Ảnh: Aris Messinis/Getty Images)

Trang Fox News hôm nay (20/6) nhận định rằng sự chần chừ của EU trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine đang gây bất lợi cho nước này trên chiến trường. Đây là giai đoạn sinh tử của cuộc chiến. Nhưng Nga dường như đang tận dụng rất triệt để sự chậm chạp của đồng minh Ukraine để chiếm lợi thế trên chiến trường Donbas, nơi Nga tuyên bố là mục tiêu chính của cuộc chiến.

Trang tin Fox News trích nhận định của tướng Jack Keane, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nhấn mạnh rằng Ukraine đang ở “điểm tới hạn” và cần thêm vũ khí để đẩy lùi lợi thế của Nga.

Nga đang có quá nhiều lợi thế

“[Người Nga] có lợi thế vì số lượng súng [vũ khí] trong tầm tay”, ông Keane nói trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Fox & Friends. “Người Ukraine có kỹ năng, họ có ý chí, họ có số lượng người để làm điều đó. Điều họ cần là vũ khí để làm điều đó”.

Dĩ nhiên, ngoài vũ khí, người Ukraine cũng cần hỗ trợ kỹ thuật để làm chủ công nghệ về vũ khí công nghệ cao được gửi tới Mỹ và EU. Ví dụ, trường hợp Ukraine đang không thể sử dụng 5.000 tên lửa vác vai hiện đại nhất thế giới Javelin của Mỹ, sản xuất bởi Lockheed Martin (hợp đồng trị giá 309 triệu USD). Nhưng đáng tiếc, hàng trăm triệu USD vũ khí đang không phát huy tác dụng vì phía Mỹ và nhà sản xuất chưa có hỗ trợ kịp thời đề chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng. Bản thân quân đội Ukraine cần thời gian huấn luyện để làm chủ loại vũ khí này.

Tổng thống Biden trong tháng qua đã công bố hai đợt vũ khí và viện trợ cho Ukraine: Gói 1,2 tỷ USD mới nhất bao gồm pháo binh, vũ khí phòng thủ bờ biển, đạn dược và các hệ thống tên lửa tiên tiến. Một phần lớn số vũ khí đó đến từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng, có nghĩa là bộ này sẽ công bố các gói hàng trước khi họ định vị, kiểm tra và vận chuyển vũ khí.

Các nhà phân tích nhìn chung cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đánh chiếm vùng Donbas; nơi quân đội đòi ly khai khỏi Ukraine nhiều năm. Nhưng thực tế chiến tranh cho thấy Nga đã có gắng chiếm Kyiv và các thành phố khác trong các đòn tấn công chớp nhoáng, mang tính quyết định, sử dụng chiến tranh công nghệ cao, kết hợp với chiến thuật “nồi hầm” khét tiếng để nuốt gọn Mariupol chỉ trong hơn một tháng sau khi đưa quân vào Ukraine.

Sau khi nuốt gọn Mariupol, xoá sổ hoàn tiểu đoàn khét tiếng Azov, chiếm được vùng đất chiến lược quan trọng nhất của Ukraine, có ý nghĩa phân định thắng bại tại Donbas, Nga đã thu quân tập trung về “giải phóng hai tỉnh ly khai” ở miền đông Ukraine, theo cách nói của Nga. Bằng cách tập trung vào mục tiêu này, Nga đang cải thiện khả năng tiến hành chiến tranh vì: Mariupol kiểm soát bởi Nga cắt đứt Ukraine với hai tỉnh miền Đông đang đòi ly khai; Mariupol tiếp giáp Biển Đen và Biển Azov, nơi Nga có thể triển khai hoả lực từ bờ biển. Ngoài ra, bằng việc có Mariupol, Nga có thể thuận tiện tái thiết lại cầu đường bộ nối Crimea với hai tỉnh ly khai và với Mariupol, thuận tiện đưa quân đội, tiếp tế đạn dược, vũ khí và hậu cần cho cuộc chiến.

Các binh sĩ Ukraine đang được sơ tán khỏi nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol, Ukraine vào ngày 17/5/2022 (Ảnh chụp màn hình lấy từ video của Bộ Quốc phòng Nga/Getty Images)

Trước sức mạnh trấn áp của Nga, đối thủ quá lớn, chênh lệch thực lực, tất cả hy vọng của Ukraine chính là nguồn cung vũ khí nhanh, đủ và kịp thời từ Mỹ và Châu Âu như cách mà họ đã hứa.

Tuy nhiên, các nước đồng minh của Ukraine ở Châu Âu đang chậm chạp trong việc cung cấp nguồn vũ khí tối quan trọng này.

Một quan chức bộ quốc phòng của EU bình luận: “Có vẻ như các loại vũ khí phù hợp [cho Ukraine] đã và sẽ không để đến kịp thời”. Đây là lý do “chiến thắng rõ ràng đáng lẽ dành cho Ukraine đã trở thành lợi thế của Nga”.

Các quan chức quốc phòng của EU lưu ý rằng họ sẽ phải mất “vài tháng” để những vũ khí đó đến được các lực lượng vũ trang của Ukraine. Ví dụ, hệ thống tên lửa Harpoon sẽ cần nhiều tuần để chuyển giao vũ khí, huấn luyện Ukraine sử dụng thành thạo chúng.

“Harpoon gắn trên xe tải, trong điều kiện này, trong cấu hình này, là mới, phải không?” một quan chức quốc phòng nói với các phóng viên vào ngày 15 /6. “Và đó là lý do tại sao phải mất một chút thời gian để kết hợp các hệ thống lại với nhau nhằm đảm bảo vũ khí này có thể hoạt động với đầy đủ chức năng”.

Phía Ukraine nói rằng họ cần nhiều vũ khí hơn những gì đồng minh của họ đang gửi đến. Mỹ đã cam kết tiếp tục phối hợp với các đối tác Ukraine để đảm bảo viện trợ tiếp tục đến được tiền tuyến, nhưng không thể bình luận về thời gian cụ thể.

Tận dụng triệt để sự do dự, chia rẽ của Châu Âu

Ukraine cũng phải đối mặt với sự do dự của các đồng minh châu Âu về việc cung cấp viện trợ vũ khí cho cuộc chiến. Một số nhà lãnh đạo châu Âu – chủ yếu là Thủ tướng Olaf Scholz của Đức và Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp – đã thúc đẩy Nga và Ukraine kết thúc chiến tranh thông qua các cuộc đàm phán hòa bình hơn là leo thang xung đột.

Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói chuyện trong cuộc gặp song phương tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 ở Wangels, miền Bắc nước Đức, vào ngày 13/5/2022. (Ảnh: Kay Nietfeld/Getty Images)

Suốt hai tháng đầu trong cuộc chiến, Đức đã trì hoãn việc cung cấp viện trợ vũ khí cho Ukraine. So với các đồng minh, Đức tụt hậu đáng kể. Cho tới nay, theo Fox News, Ukraine mới nhận được 35% tổng số lượng viện trợ đã cam kết.

Sự do dự và chia rẽ trong mục tiêu và cam kết là điều mà Nga đã, đang và sẽ tiếp tục tìm cách khai thác khi họ tạo ra lợi thế của mình ở Donbas, hoàn thành xong mục tiêu trong khi Ukraine phải chiến đấu vói nguồn tài nguyên cạn kiệt và vũ khí kém cỏi.

Rebekah Koffler, chủ tịch của Doctrine & Strategy Consulting, một cựu quan chức tình báo DIA, nói với Fox News Digital: “Nga nhận thức sâu sắc về sự thiếu gắn kết trong NATO và giữa các chính phủ châu Âu liên quan đến việc phương Tây nên hỗ trợ Ukraine trong bao lâu, ở mức nào”. “Moscow đã cố gắng phá vỡ NATO và làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa Châu Âu Cũ và Châu Âu Mới trong nhiều năm bằng cách điều hành các hoạt động tình báo bí mật và tiến hành chiến tranh thông tin [sai lệch]”.

Trường Phi

Related posts