Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc khi ông Tập kêu gọi tuân thủ chính sách “Zero-COVID”

Nicole Hao

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, được tiếp trà khi nói trong một buổi lễ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 08/04/2022. (Kevin Frayer/Getty Images)

Lãnh đạo Trung Quốc cảnh cáo chiến lược ‘miễn dịch cộng đồng’

Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (SZSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) của Trung Quốc đã sụt giảm hôm 29/06 sau bài diễn văn của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Vũ Hán. Ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi nghiêm túc chính sách “zero-COVID” và cảnh cáo đối với “miễn dịch cộng đồng” trong việc đối phó với đại dịch.

Ông Tập đã có bài diễn văn vào đầu giờ chiều hôm 28/06 tại thành phố Vũ Hán, nơi không xảy ra đại dịch COVID-19. Gần như ngay lập tức, niềm tin của nhà đầu tư dường như đã giảm xuống khi SZSE và SSE phản ứng tương ứng với nhận xét của ông Tập về việc thực thi chính sách COVID nghiêm ngặt. SZSE giảm 286 điểm, tương đương 2.2%. SSE giảm 1.4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng, giảm 1.88%.

Nhân viên y tế phun thuốc sát trùng bên ngoài cổng chính của Tòa nhà Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 03/02/2020. (Ảnh: Yifan Ding/Getty Images)

Ông Tập kêu gọi kiên trì chính sách “Zero-COVID”

Chuyến thăm của ông Tập tới Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự tự cường về công nghệ của Trung Quốc. Nhưng đáng chú ý là ông Tập chủ yếu tập trung vào chính sách “zero-COVID” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo Tân Hoa xã, ông Tập ca ngợi cách xử lý đại dịch của ĐCSTQ và tuyên bố chính sách COVID của họ là chiến lược “rẻ nhất và hiệu quả nhất” so với các biện pháp ngăn chặn đại dịch của các nước khác,.

Tuy nhiên, ông Tập thừa nhận rằng các biện pháp hiện tại không làm chậm được COVID trong nước.

Ông Tập nói, “Hiện tại, dịch vẫn chưa dừng lại. Chúng ta phải làm việc chăm chỉ để ngăn chặn virus du nhập từ ngoại quốc, đồng thời cảnh giác với những đợt tái phát bên trong Trung Quốc.”

Kể từ giữa năm 2020, ĐCSTQ đã tuyên bố rằng virus từ ngoại quốc gây ra nhiễm COVID. Ví dụ, hôm 14/04 năm nay, các nhà chức trách ở thủ đô Bắc Kinh đã đổ lỗi cho hàng hóa nhập cảng gây ra dịch bệnh.

Ông Tập cảnh cáo việc miễn dịch cộng đồng

Tân Hoa xã cũng đưa tin rằng ông Tập nói với các quan chức chính phủ cấp tỉnh và thành phố ở các địa phương hôm 29/06: “Trung Quốc có dân số lớn. Nếu chúng ta áp dụng chính sách miễn dịch cộng đồng để kiềm chế dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất tai hại.”

Theo dữ liệu chính thức, dân số Trung Quốc là hơn 1.4 tỷ người, mặc dù một số học giả cho rằng con số này phải vào khoảng 1.25 tỷ đến 1.28 tỷ.

Những người được có thời gian đi qua hai ba giờ từ khu dân cư của họ nói chuyện với những người dân bị nhốt trong vụ phong tỏa COVID-19 ở quận Tĩnh An, Thượng Hải hôm 27/05/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)

Trái ngược với chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, nhiều quốc gia sử dụng phương pháp miễn dịch cộng đồng để giảm sự lây nhiễm.

Miễn dịch theo đám đông, còn được gọi là miễn dịch cộng đồng, là khi một bộ phận lớn dân số được miễn dịch với virus bằng cách chích ngừa hoặc tiếp xúc hạn chế với virus. Mặc dù không phải mọi cá nhân đều được miễn dịch, nhưng toàn bộ nhóm đều được bảo vệ khỏi virus.

Sự khác biệt giữa chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc và cách tiếp cận miễn dịch cộng đồng là rõ ràng. Kể từ tháng Một/2020, các vụ phong tỏa đã tiếp tục diễn ra ở một số thành phố của Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã từng bước nới lỏng các biện pháp chống đại dịch.

Việc cách ly có thể đã khiến virus lây lan trong các cộng đồng và khu vực lân cận bị phong tỏa. Tình trạng thiếu lương thực và thuốc men đã gây khó khăn cho người dân.

Vào tháng Tư, một người dân Thượng Hải đang chết đói muốn bị bắt vì vi phạm các quy tắc cách ly để anh ta có thể được cho ăn trong tù. Anh ta tuyên bố anh ta đã không nhận được thức ăn trong bốn ngày khi anh ta bị phong tỏa trong căn hộ của mình. Đây không phải là một trường hợp cá biệt, vì nhiều người ở Thượng Hải và các thành phố khác đã bị chết đói do các vụ phong tỏa.

Các tác động bất lợi của chính sách “Zero-COVID”

Theo Tân Hoa xã, trong bài phát biểu của mình ở Vũ Hán, ông Tập đã ra lệnh cho chính phủ thực thi nghiêm túc chính sách “zero-COVID” mặc dù “chính sách này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.”

Các biện pháp nghiêm ngặt về đại dịch bao gồm những điều sau đây.

Các hạn chế vận chuyển và giao hàng được áp dụng ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID, chẳng hạn như các tỉnh Quảng Đông, Liêu Ninh, Chiết Giang, và Sơn Đông.

Nếu một công dân nhận được một gói hàng quốc tế, các hoạt động đi lại của người đó sẽ được theo dõi trong vòng 7 ngày và màu mã sức khỏe của họ được đổi thành màu vàng.

Du khách ngoại quốc được yêu cầu cách ly tại các cơ sở được chỉ định khi đến.

Các sản phẩm nhập cảng như thực phẩm đông lạnh phải được kiểm tra COVID.

Trong những tháng qua, chính phủ Trung Quốc đã phong tỏa 25 triệu người ở Thượng Hả – một trung tâm tài chính toàn cầu lớn—và nền kinh tế của thượng hải đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo dữ liệu chính thức, sản lượng của các ngành công nghiệp của Thượng Hải, nằm ở trung tâm sản xuất của vùng Đồng bằng sông Dương Tử, đã giảm 61.5% trong tháng Tư so với một năm trước đó.

Theo một cư dân mạng Thượng Hải, thành phố này có thể đã mất ít nhất 27.7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.13 tỷ USD) trong tháng Tư. 

Các cuộc phong tỏa đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc. Thị trường địa ốc, đóng góp 25% GDP của Trung Quốc, đang có xu hướng đi xuống trong những tháng gần đây. Các nhà đầu tư ngoại quốc tiếp tục giảm nắm giữ trái phiếu Trung Quốc trong tháng Năm là tháng thứ tư liên tiếp.

Các biện pháp hà khắc đã gây ra thảm họa nhân đạo do thiếu hỗ trợ y tế. Ví dụ, những người cao tuổi và những người cần chăm sóc khẩn cấp đã bị từ chối các dịch vụ y tế. Ngoài ra, nhiều vụ tự tử đã được đưa tin trên các phương tiện truyền thông.

Bà Nicole Hao là một phóng viên sống và làm việc tại Hoa Thịnh Đốn. Bà chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Trước khi gia nhập Epoch Media Group hồi tháng 07/2009, bà từng là giám đốc sản phẩm toàn cầu cho một doanh nghiệp đường sắt ở Paris, Pháp.

Vân Du biên dịch

Related posts