Chiến tranh Ukraine tách liên minh phương Tây khỏi bán cầu Nam của thế giới

Trần Phong

Tập Cận Bình chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 thông qua liên kết video ở Bắc Kinh (Ảnh: Tân Hoa xã).

Thuật ngữ BRIC do nhà kinh tế O’Neil của tổ chức tài chính Goldman Sachs năm 2001. Vào thời đó, cái tên này khá mờ nhạt và chỉ có vai trò như một cách để tiếp thị sản phẩm của một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới.

Nhóm bốn nền kinh tế mới nổi lớn nhất, phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất vào thời điểm đó là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc; và Nam Phi (South Africa) đã được thêm vào năm 2010 (BRICS). Ngày nay, năm khối này này chiếm 1/5 thương mại toàn cầu, 1/4 hoạt động kinh tế toàn cầu và khoảng 40% dân số thế giới.

Trong giai đoạn 20 năm qua thì “bộ xương” này được đắp thêm một chút “thịt” – chính là việc năm nước này tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm kể từ 2009 và việc thành lập một ngân hàng phát triển khu vực do Trung Quốc tài trợ chính, nhằm thực hiện một loạt các dự án ở các nước BRICS.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ thay đổi khi mà gần đây BRICS đang tìm kiếm mục đích trở thành một thể chế đại diện cho những nước đang phát triển quan trọng trên chính trường quốc tế.

Với việc Hoa Kỳ đang ngày một suy yếu, và thế bên kia là một Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu; cùng với chất xúc tác là cuộc chiến ở Ukraine. Tất cả như đang củng cố vị thế của BRICS, lên tiếng cho bán cầu Nam của trái đất.

Mặc dù một trật tự kiên cố về chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu do phương Tây dẫn đầu kể từ Thế Chiến II, và chưa hề gặp trở ngại nào kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990; thì nay nó đang có nguy cơ bị BRICS thay thế.

G7, một nhóm với mục tiêu thực tế hơn, gồm các nước có nền kinh tế tiên tiến quan trọng nhất thế giới (Nga đã bị trục xuất vào năm 2014, sau khi được mời tham gia năm 1998), đã gặp nhau vào tháng trước tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng trên dãy Alps.

Bức ảnh nhóm mô tả các nhà lãnh đạo hầu hết là đàn ông da trắng, ngoại trừ Fumio Kishida của Nhật Bản, người mà đất nước từ lâu đã được coi là thành viên danh dự của Ủy ban Liên minh phương Tây và châu Âu, cùng với chủ tịch Ursula von der Leyen, tất cả đều mặc áo sơ mi trắng công sở.

Một vài ngày trước đó, vào ngày 23 tháng 6, các thành viên BRICS đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Tập Cận Bình chủ trì. Bên cạnh đó, các quốc gia bao gồm Ả Rập Xê-út, Iran và Argentina đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia nhóm này; chắc chắn điều đó sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi địa lý cũng như tầm quan trọng kinh tế toàn cầu của BRICS.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hóa ra có tác động như “giọt nước tràn ly” gây chia rẽ Hoa Kỳ cùng các đồng minh phương Tây của họ với hầu hết toàn bộ miền Nam bán cầu, bao gồm cả các nước BRICS.

Trong khi Mỹ muốn cô lập và trừng phạt Nga thông qua việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt và hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các quốc gia trung lập từ lâu là Phần Lan và Thụy Điển mới gần đây đã nộp đơn xin gia nhập NATO, ban đầu được hình thành để chống lại Liên Xô và giờ là một bức tường thành chống lại Nga.

Các nền kinh tế mới nổi, bao gồm tất cả các thành viên BRICS, vẫn rất trung lập đối với xung đột Nga-Ukraine và khá do dự về việc hoặc là lên án cuộc xâm lược một cách hoàn diện hoặc đề nghị ủng hộ các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu.
Hơn nữa, những nỗ lực của Mỹ nhằm trừng phạt Nga – việc loại bỏ thương mại bằng đồng rúp có thể trái lại sẽ làm suy yếu vị thế bá chủ lâu đời của đồng USD trong hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu.

Các quan chức Ấn Độ đã làm việc với những người đồng cấp Nga về khả năng xuất hóa đơn thương mại song phương bằng đồng rúp và đồng rupee, một hệ thống được sử dụng dưới thời Liên Xô khi cả hai nền kinh tế đều không có dự trữ nhiều tiền đô. Gần đây hơn, một nhà sản xuất xi măng lớn của Ấn Độ đã mua than của Nga và thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, lần đầu tiên cho loại giao dịch này.

Nhìn một cách tổng thể, các quốc gia đang cố gắng lách lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ và phương Tây đối với Nga, có thể ngày càng sử dụng đến việc giao dịch bằng các loại tiền tệ không phải của phương Tây, đáng chú ý nhất là đồng rúp và đồng nhân dân tệ.

Từ lâu ĐCS Trung Quốc có ý định biến đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ chính toàn cầu, điều này cho đến nay vẫn thu được rất ít thành tựu, do đồng nhân dân tệ không thể chuyển đổi hoàn toàn và do chính sách tiền tệ và quy định của Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine rất có thể đang đem lại cho Trung Quốc cơ hội để họ thiết lập đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ toàn cầu cho các nước không phải phương Tây, cho dù là giao thương với Nga hay thậm chí với nhau. Người ta cũng dự báo một đơn vị tiền tệ mới có thể xuất hiện, loại được hỗ trợ bằng vàng hay dầu.

Điều này sẽ càng làm suy yếu quyền bá chủ của đồng đô la. Tất nhiên, các chuyên gia từ lâu đã dự đoán về sự sụp đổ của đồng đô la, đáng chú ý nhất là sau năm 1971, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ bỏ chế độ bản vị vàng và đặt dấu chấm hết cho hệ thống tiền tệ quốc tế thời hậu chiến mang tên Thỏa thuận Bretton Woods. Nhưng cuối cùng thời đại của đồng đô la có thể sắp kết thúc.

Trung Quốc, và các nền kinh tế lớn mới nổi khác như Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, từ lâu đã khao khát một trật tự thế giới mới, không còn bị phương Tây, đặc biệt là Mỹ, làm bá chủ về kinh tế và quân sự. Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể sẽ giúp biến điều này thành hiện thực.

Related posts