Dịch tái bùng phát, ĐCSTQ phong tỏa quy mô lớn khiến nhiều người muốn chạy trốn

Hạ Tùng

Đợt dịch mới ở Trung Quốc Đại Lục đã lan tới hơn 20 tỉnh thành trực thuộc trung ương, hầu hết các trường hợp được xác nhận lây nhiễm đều không có triệu chứng. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khởi động các biện pháp phong tỏa kiểm soát quy mô lớn, khiến nhiều người thuộc mọi tầng lớp sợ hãi và bỏ trốn nếu có thể.

Biến thể mới của Omicron tấn công, các nơi phong tỏa kiểm soát quy mô lớn

Ngày 21/7, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo rằng đã có 943 ca nhiễm COVID mới chỉ trong một ngày vào ngày 20/7, bao gồm 200 ca được xác nhận và 743 ca nhiễm không có triệu chứng. Vì ĐCSTQ luôn che giấu sự thật, nên dữ liệu thực vẫn cần phải được xác minh.

Thành phố Thượng Hải có 16 ca nhiễm mới, chính quyền yêu cầu tất cả mọi người phải thực hiện xét nghiệm axit nucleic ít nhất một lần/tuần cho đến cuối tháng Tám. Nếu bất kỳ ai không làm xét nghiệm hàng tuần, mã sức khỏe sẽ chuyển sang màu vàng và việc đi lại sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Tại thành phố Thâm Quyến có 22 ca nhiễm mới được xác nhận, tăng so với 19 ca một ngày trước đó. Chính quyền địa phương đã phong tỏa làng Bạch Thạch Châu (Baishizhou) nơi có nhiều tòa nhà và công nhân nhập cư. Một số đường phố ở làng Bạch Thạch Châu được xếp vào danh sách các khu vực có nguy cơ, người dân không được phép rời khỏi cộng đồng trong 7 ngày.

Các video trên mạng xã hội cho thấy, sau thông tin Bạch Thạch Châu sắp thực hiện các biện pháp phong tỏa, một số cư dân đã vội vã mang theo hành lý vượt qua hàng rào để trốn thoát khỏi ngôi nhà sắp phong tỏa trở lại.

Ở Bắc Kinh có thêm 2 ca nhiễm mới, trước những ca nhiễm cá biệt tại từng địa phương, chính quyền thành phố Bắc Kinh vẫn quyết định gia hạn lệnh cấm các khách sạn ngừng tổ chức tiệc cưới, tiệc tùng và hội nghị, gây ra rất nhiều nghi vấn và chỉ trích.

Tại Quảng Tây, nơi tập trung nhiều ca bệnh, đã có thêm 187 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.306 ca kể từ khi đợt bùng phát cách đây một tuần. Hơn 10.000 nhân viên từ các cơ quan y tế và chăm sóc sức khỏe, công an và cơ quan hành chính, cũng như 30 xe xét nghiệm axit nucleic lưu động, đã được điều động để tham gia cuộc chiến chống dịch.

Cam Túc thêm 363 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 1.669 ca. Phần lớn thành phố Lan Châu đã bị phong tỏa trong gần một tuần, và chính quyền địa phương đã phát động chiến dịch “gõ cửa” từng nhà, với 10.000 nhân viên y tế sẽ tiến hành xét nghiệm axit nucleic ở các khu vực có nguy cơ cao và trung bình của thành phố.

Có thể trốn thì trốn, ĐCSTQ đã “đảo lộn đất nước chỉ trong 2 năm”

Ngoài việc người dân Thâm Quyến trèo qua hàng rào để thoát khỏi cộng đồng trước khi thực hiện các biện pháp kiểm soát và phong tỏa, những người Trung Quốc có điều kiện và giải pháp đều chọn cách trốn khỏi Trung Quốc đến các nước Âu Mỹ, về lý thuyết thì là nơi có dịch bệnh nghiêm trọng hơn.

Tờ Guardian của Anh dẫn lời cô La (Luo) ở Thượng Hải cho biết, Thượng Hải đã bị phong tỏa trong vài tháng, sau khi thiếu ăn uống, cô bắt đầu quyết định trốn khỏi Thượng Hải và rời khỏi Trung Quốc. Cô La 29 tuổi, đã học tập và làm việc tại Pháp trong 6 năm và có thị thực cư trú hợp lệ của Pháp, vì vậy cô nhanh chóng tìm được việc làm tại Paris.

“Các nhân viên biên phòng ở Thượng Hải đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi, bao gồm lý do tại sao tôi rời Thượng Hải, tôi đã làm gì ở Thượng Hải trong 2 năm qua và tôi sẽ làm gì ở Pháp”. Cô nói, “Điều quan trọng nhất là liệu tôi có kế hoạch làm như vậy trong ngắn hạn hay không.”

Cô La kể, “Tôi giả vờ bình tĩnh khi trả lời những câu hỏi này, nhưng tôi thực sự rất lo lắng.”

Giáo viên lịch sử họ Lý, hiện đang ở Hải Nam, cũng nói với Guardian rằng anh đã học ở Mỹ trong 4 năm và trở lại Trung Quốc vào mùa hè năm 2020.

Vị giáo viên lịch sử 24 tuổi nói: “Ý tưởng rời Trung Quốc một lần nữa là do cảm thấy thất vọng khi gặp phải sự kiểm duyệt trong công việc hàng ngày của tôi. Khi các biện pháp phong tỏa được thực hiện toàn diện ở Thượng Hải, suy nghĩ của tôi càng mạnh mẽ hơn, thậm chí trong những trường học theo phong cách Thượng Hải nhất. Ở thành phố Thượng Hải, quyền lợi của người dân nói không có thì là không có nữa.”

Anh nói, “Khi tôi lần đầu tiên trở về Trung Quốc cách đây 2 năm, tôi muốn sống và làm việc tốt ở đất nước này, và tôi rất lạc quan… Nhưng virus corona mới đã phơi bày cốt lõi thối nát của chính trị Trung Quốc, và chỉ trong 2 năm ngắn ngủi đã làm đảo lộn cả đất nước.”

Người nước ngoài không thể chịu được phong tỏa, quyết định bỏ trốn

Chính sách “zero COVID linh động” và các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc của ĐCSTQ không chỉ buộc những người Trung Quốc có phương tiện phải tìm cách trốn thoát, mà nhiều người nước ngoài đã sống ở Trung Quốc nhiều năm cũng phải tính đến việc trốn thoát.

Nữ luật sư Andrea Caballe sống ở Bắc Kinh và làm việc cho Liên minh châu Âu. Cô đã nói chuyện với Guardian từ nhà ở Bắc Kinh vào tháng trước sau khi quyết định trở về quê hương Barcelona của mình. Cô đã sống ở Bắc Kinh 10 năm.

Cavalier 37 tuổi cho biết, cuộc sống và sự nghiệp của cô ở Bắc Kinh rất suôn sẻ, nhưng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nói làm liền làm một cách đột ngột khiến cô rất căng thẳng và thất vọng.

Cavalle nói: “Tôi không muốn một ngày nào đó tôi thực sự phải rời khỏi đất nước này, ví dụ như để thăm cha mẹ già ở Tây Ban Nha, nhưng lại được thông báo rằng tôi không thể xuất cảnh.”

Chuỗi cửa hàng bánh mì Christine ở Thượng Hải đóng cửa

Chính sách “zero COVID” của ĐCSTQ thường liên quan đến việc phong tỏa và kiểm soát quy mô lớn, khiến nhiều công ty không thể chèo chống được.

Christine, một chuỗi cửa hàng bánh mì có trụ sở tại Thượng Hải được niêm yết tại Hồng Kông, đã được thông báo là đã đóng cửa trên diện rộng. Các nhà xưởng và cửa hàng địa phương đã đóng cửa trong vài tháng. Nhân viên đã bị nợ lương trong 4 tháng và một số cửa hàng phải nợ tiền thuê nhà và tiền điện nước.

Trang “The Paper” tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, phóng viên đã đến thăm một số chi nhánh của Christine ở Thượng Hải, và cửa hàng tại số 82 đường Danh Đô (Mingdu) đã bị đóng cửa. Một công nhân đang làm cửa mới, người mua lại cửa hàng nói, cửa hàng bánh mì đã đóng cửa được vài tháng, anh đã tiến hành sửa sang lại và sẽ làm ngành khác trong thời gian tới.

Cửa của chi nhánh Christine trên đường Tào Dương (Caoyang) cũng đóng kín, và tấm biển trước cửa cho thấy chủ nhà đã quyết định lấy lại mặt tiền để cho thuê lại. Nhà bếp trung tâm trên đường Ngân Đô (Yindu) đã bị đóng cửa kể khi từ Thượng Hải phong tỏa đến nay, và các nhân viên trong nhà xưởng thường bị nợ lương 4 tháng.

Tòa nhà trụ sở chính của Christine tại số 33 đường Kim Sa Giang (Jinshajiang) đã được căng dây phong tỏa, bên trong tối om không ai ra vào, có vẻ như tòa nhà không có người.

Một thông báo màu cam đơn giản đã được đăng trên trang chủ của trang web chính thức của Christine, nói rằng: “Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cửa hàng hàng đầu của chúng tôi trên trang web chính thức tạm thời đóng cửa, và thời gian mở cửa trở lại sẽ được thông báo sau”.

Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc: Ít nhất 60% số tiền đầu tư vào Trung Quốc sẽ bị rút

Không chỉ các công ty Trung Quốc khó tồn tại được mà các công ty nước ngoài cũng đang gặp khó khăn.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin rằng việc thực hiện “zero COVID linh động” dường như đã nằm ngoài tầm nhìn, và tình hình này đang buộc các công ty châu Âu và Mỹ đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc phải đánh giá lại triển vọng kinh tế của họ tại đây.

Ngày 20/7, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, doanh nhân Đức Joerg Wuttke, đã tạm thời hủy chuyến đi từ Bắc Kinh đến Thành Đô vào thứ Hai tuần sau (25/7).

Ông nói tại một cuộc hội thảo do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn của Washington tổ chức vào ngày hôm đó: “Tôi dự định sẽ đến Thành Đô vào thứ Hai tới, nhưng tôi đã hủy chuyến đi hôm nay. Có 9 ca dương tính virus corona mới ở Thành Đô và 6 quận thuộc khu vực rủi ro cao, buộc tôi phải hủy chuyến đi. Nếu tôi đến Thành Đô, tôi không thể quay lại Bắc Kinh. Tôi phải đi cách ly trong một tuần, cộng với một tuần tự cách ly ở nhà.”

Ông Joerg Wuttke cho biết: “Chúng ta đang đi vào một ẩn số, chúng ta không biết khi nào sẽ xảy ra tình trạng phong tỏa tiếp theo hoặc thành phố nào sẽ bị dịch bệnh tấn công tiếp theo.”

Ông cũng nói rằng ít nhất 60% số tiền ban đầu được chuyển đến Trung Quốc đã bị rút và chuyển sang các điểm nóng đầu tư khác. Ông Joerg Wuttke nói: “Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư được ưa chuộng trong tương lai, nguyên nhân là sự không chắc chắn mà mọi người đang phải đối mặt hiện nay giờ.”

Theo Hạ Tùng, Epoch Times

Related posts