PBoC bơm ròng 218 tỷ CNY cứu trợ thanh khoản cho ngân hàng do thị trường trái phiếu lao dốc

Quang Nhật

Các tòa nhà chung cư chưa hoàn thành tại khu bất động sản Thung lũng Sức khỏe của Tập đoàn Evergrande, ở ngoại ô Nam Kinh, Trung Quốc, hôm 22/10/2021. (Ảnh: Qilai Shen / Bloomberg qua Getty Images)

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Trung Quốc sụt giảm mạnh. Hàng chục nghìn tỷ CNY các sản phẩm quản lý tài sản WMP hay còn gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa được thanh toán ở các NHTM khiến tình trạng khan vốn trong hệ thống NHTM gia tăng, lãi suất liên ngân hàng tăng vọt. Trong vài ngày, PBoC đã phải bơm ròng 218 tỷ CNY để hỗ trợ thị trường.

Trái phiếu WMP thành nợ xấu ở ngân hàng thương mại

Tại Trung Quốc, trái phiếu có tài sản đảm bảo, sử dụng doanh thu để trả nợ lãi và gốc thường được mua, bán (phát hành) bởi các công ty quản lý tài sản của doanh nghiệp BĐS và các NHTM. Các công ty này thường là các công ty con của các nhà phát triển bất động sản (BĐS), hoạt động như một phương tiện tài chính, sinh ra để phát hành các sản phẩm quản lý tài sản (WMP), nôm na theo cách hiểu của Việt Nam chính là TPDN BĐS, hút vốn cho nhà phát triển BĐS.

Ví dụ, tập đoàn Evergrande có Công ty quản lý tài sản là Evergrande Property Services quản lý khối tài sản trị giá 2 tỷ USD, nhưng khối tài sản này đang được công ty dùng như tài sản đảm bảo cho khoản vay nhằm mục đích trả nợ.

Thị trường WMP của Trung Quốc bị sụt giảm nghiêm trọng nhất trong hơn hai năm; nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, vỡ nợ trái phiếu khiến niềm tin trên thị trường WMP ngày càng mất mát. Các NHTM nắm giữ các sản phẩm WMP như vậy đã không được doanh nghiệp (chủ nợ) thanh toán nợ gốc và lãi đến hạn, ước tính hàng chục ngàn tỷ CNY của WMP đã trở thành ‘nợ xấu’ trong hệ thống NHTM

NHTM ở Trung Quốc bị kẹt thanh khoản vì WMP

Theo Bloomberg News, những người quen thuộc với vấn đề không muốn nêu tên cho biết ít nhất 5 ngân hàng đã báo cáo tình trạng thanh khoản và rủi ro tiềm ẩn của họ cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc trong vài ngày qua theo yêu cầu của các cơ quan quản lý tài chính này.

Hơn nữa, một số ngân hàng thương mại đã đưa ra thông báo hiếm hoi trong tuần này, kêu gọi các nhà đầu tư giữ bình tĩnh và trấn an các nhà đầu tư rằng tác động lên thị trường trái phiếu WMP có thể kiểm soát được.

Ví dụ, Ngân hàng Trung Quốc tuyên bố rằng “đợt sụt giảm của thị trường trái phiếu khiến thị giá của một số sản phẩm quản lý tài sản đi xuống”. Bank of China cho biết sẽ kiểm soát lỗ và tăng cường theo đuổi những khoản đầu tư an toàn. Industrial Bank và China Zheshang Bank cũng đưa ra các tuyên bố tương tự trên tài khoản WeChat chính thức. Họ khuyến khích nhà đầu tư “mua đáy” để kiếm lời về dài hạn.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã trấn áp hơn 1.000 tỷ USD sản phẩm quản lý tài sản (WMP) thiếu minh bạch, cấm các bên cho vay và quản lý tài sản sử dụng tiền thu được từ WMP để mua trái phiếu dài hạn hoặc trái phiếu được xếp hạng dưới AA+.

Theo nghiên cứu từ Citi Securities, tính đến giữa tháng 10, tổng giá trị của những WMP chưa thanh toán tại các ngân hàng Trung Quốc đã lên tới 9.780 tỷ nhân dân tệ.

PBOC bơm hàng nghìn tỷ CNY vào hệ thống

Sau khi thị trường trái phiếu giảm mạnh trong tuần này và lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn tăng nhanh, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng cường  bơm tiền vào hệ thống.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện bơm tổng cộng 850 tỷ nhân dân tệ (CNY) qua công cụ cho vay trung hạn MLF và 401 tỷ CNY qua hoạt động Repo (mua đảo ngược) trong tuần này. Tổng đầu tư ròng đổ vào WMP để cứu vớt thị trường trái hiếu lên tới 218 tỷ CNY.

Cụ thể, vào ngày 15/11, quỹ mua lại đảo ngược của PBoC đã đầu tư tới 170 tỷ CNY. Tuy nhiên, cùng ngày, PBoC đã thu hẹp 850 tỷ CNY MLF và 1 nghìn tỷ MLF đã hết hạn và số tiền rút ròng của quỹ MLF là 150 tỷ nhân dân tệ. Do đó, khối lượng phát hành ròng vào thứ Ba là 20 tỷ CNY.​

Để giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn, PBoC đã tiếp tục hoạt động thị trường mở từ ngày 16 đến ngày 17/11, với khoản đầu tư ròng lần lượt là 63 tỷ và 123 tỷ CNY, và số tiền đầu tư vào thị trường mở đã tăng lên điểm cao nhất của tháng này.

Vào ngày 18/11, phạm vi hoạt động thị trường mở của PBoC đã bị thu hẹp và số lượng quỹ đầu tư ròng đã giảm mạnh xuống còn 9 tỷ CNY.

Về xu hướng vốn, Sun Binbin, trưởng bộ phận phân tích thị trường sản phẩm tài chính thu nhập cố định tại Tianfeng Securities, dự đoán rằng việc bổ sung thanh khoản liên ngân hàng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ chính sách tiền tệ với giả định ngân hàng trung ương không hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Hiện tại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong hệ thống NHTM Trung Quốc là lớn nhất toàn cầu. Vấn đề kẹt thanh khoản có thể được xử lý qua việc hạ thấp tỷ lệ này. Trong 5 năm gần đây, PBOC đã hạ thấp tỷ lệ này từ 20% xuống còn 10%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay ở NHTM Việt Nam vào khoảng 1 – 3%.

Quang Nhật

Related posts