Tin thế giới trưa thứ Hai: Người Trung Quốc vơ vét thuốc hạ sốt nhập khẩu, giá cao gấp 9 lần vẫn cháy hàng

Người Trung Quốc vơ vét thuốc hạ sốt nhập khẩu, giá cao gấp 9 lần vẫn cháy hàng

Xếp hàng dài chờ trước cửa nhà thuốc ở Bắc Kinh. (Ảnh cắt từ video)

Dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang hoành hành tại Trung Quốc, số người nhiễm tăng mạnh, người dân hoang mang đổ xô mua thuốc hạ sốt tích trữ phòng thân. Họ nhờ người thân, bạn bè ở nước ngoài mua giúp thuốc hạ sốt khiến nhiều nơi ở Hồng Kông, Ma Cao và Úc đều khan hiếm. Thậm chí thuốc hạ sốt được bán trên các cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đắt gấp 9 lần so với khi mua ở nước ngoài cũng đều hết hàng.

Ngày 17/12, theo báo cáo của CBN Weekly, gần đây ở Trung Quốc Đại Lục đã xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc hạ sốt, nhiều người còn bắt đầu tìm mua thuốc hạ sốt ở nước ngoài, nhiều shop trực tuyến tại nước ngoài cũng đồng loạt tăng giá thuốc hạ sốt. Hiện nay, giá của các loại thuốc hạ sốt nhập khẩu rất hỗn loạn.

Lấy cư dân Thượng Hải làm ví dụ, báo cáo chỉ ra rằng Lâm Thâm và vợ sống ở Thượng Hải. Đứa con thứ 2 của họ mới chào đời được vài tháng. Tuy nhiên, vì mua thuốc hạ sốt cho trẻ em ở Trung Quốc không dễ, nên 2 ngày trước Lâm Thâm đã nhờ người thân ở Úc mua thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ em (Panadol), nhưng “mỗi lần chỉ được mua 2 hộp, tổng cộng 4 hộp.”

Báo cáo chỉ ra rằng Panadol có chứa acetaminophen, là một loại thuốc thường được sử dụng ở nước ngoài để hạ sốt do cúm, đau đầu và đau cơ. Hiện tại, cửa hàng hàng đầu chính thức ở nước ngoài của Mannings trên Taobao tuyên bố rằng Panadol trực tuyến dành cho người lớn là loại thuốc giống với các cửa hàng ở Hồng Kông, và hiện đã hết hàng.

Hết thuốc cảm sốt tại nhà thuốc ở Bắc Kinh. (Ảnh cắt từ video)

Một cửa hàng khác trên Taobao, cửa hàng Mannings tại hải ngoại, đã áp dụng hạn chế bán Panadol hàng ngày, bắt đầu từ 10:00 sáng và 4:00 chiều, mỗi người chỉ được mua một hộp.

Dịch vụ khách hàng của cửa hàng nói rằng thuốc thường có sẵn sau khi mở cửa hàng. Dự kiến thuốc ​​​​sẽ đến tay người dùng khoảng 7 – 15 ngày làm việc từ Hồng Kông. Riêng thuốc hạ sốt cho trẻ em, cửa hàng đã hết hàng.

Điều đáng chú ý là trước tình hình dịch bệnh đang hoành hành ở Trung Quốc, người dân đã nhờ người thân, bạn bè ở nước ngoài gửi thuốc về nước. Ngoài việc thuốc hạ sốt ở Trung Quốc khan hiếm, giá mua qua bưu điện gửi thẳng từ nước ngoài trên nền tảng trong nước và giá bán lẻ ở nước ngoài chênh nhau gấp 9 lần.

Lấy Panadol trong một cửa hàng thuốc ở nước ngoài trên JD.com làm ví dụ, giá là 168 Nhân dân tệ (NDT, khoảng 569.000VNĐ) một hộp, cộng thêm 30 tệ (khoảng 101.000VNĐ) phí vận chuyển, nghĩa là sẽ tốn gần 200 NDT (khoảng 670.000VNĐ) để mua một hộp Panadol. Nếu không gồm phí vận chuyển, một viên thuốc sẽ có giá 7 NDT (khoảng 24.000VNĐ).

Báo cáo chỉ ra rằng ở Pháp, giá của một viên thuốc cùng hãng khoảng 1,25 NDT (4.200VNĐ). Panadol ở Hà Lan rẻ hơn, giá trung bình chỉ 0,74 tệ (2.500VNĐ) một viên.

Doliprane là loại thuốc hạ sốt khác thường được sử dụng ở Pháp, có giá khoảng 16,12 tệ (55.000VNĐ)/hộp ở Pháp. Tuy nhiên, giá của loại thuốc tương tự trên JD.com là 160 tệ (khoảng 542.000VNĐ), hiện đã hết hàng, so với giá ở Pháp, chênh lệch giá cao gấp 9 lần.

Không chỉ các cửa hàng ở nước ngoài bán qua bưu điện trực tiếp trên nền tảng Trung Quốc đã tăng giá, các thương gia chuyên kinh doanh mua hàng cũng đang tăng giá.

Bà Trần Lan, người gốc Hàng Châu, đã thu mua thuốc nhiều năm. Vì có nhiều đại lý nhỏ trong tay, nên trong văn phòng của mình, bà thường duy trì một lượng nhất định các loại vitamin, thuốc cảm và thuốc giảm đau nổi tiếng bán trên Internet ở nước ngoài.

Theo mô tả của bà, gần đây do sự điều chỉnh trong chính sách phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của Trung Quốc, nhu cầu đã bùng nổ. Hai ngày nay vitamin C, thuốc cảm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau trong văn phòng đều hết sạch, ước chừng nửa tháng nữa mới có.

Về cơ bản giá thuốc đã tăng. Một hộp viên vitamin C ở Thái Lan ban đầu chưa đến 40 tệ (khoảng 135.000VNĐ), nhưng hiện đã được bán với giá 110 tệ (khoảng 372.000VNĐ).

Bà cũng nhắc nhở khi tìm đại lý thu mua những loại thuốc này không được tùy tiện: “Hiện nếu vẫn còn nhiều hàng thì phải cẩn thận, có thể có thuốc giả, nhưng cũng có thể nền tảng đang biển thủ tiền và bỏ trốn, căn bản là không có hàng trong tay.”

Tô Cơ, Vision Times

Ukraine: Ông Putin sắp thăm ông Lukashenko để kéo Belarus vào cuộc chiến

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (phía ngoài) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).

Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp của Lực lượng vũ trang Ukraine, ông Serhii Nayev đã báo cáo rằng, tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhà lãnh đạo Belarus, Alexander Lukashenko, để buộc quân đội Belarus tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, báo cáo của UNN có tham khảo đến trang Facebook của Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ông Nayev nói: “Gần đây, người đứng đầu Điện Kremlin đã tổ chức một cuộc họp chính thức với lãnh đạo các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, trong thời gian đó, như cá nhân ông lưu ý, ông đã xem xét các đề xuất của bộ chỉ huy quân sự về tầm nhìn ngắn hạn và trung hạn. Ngay lập tức sau đó, ông tuyên bố một cuộc gặp với lãnh đạo Cộng hòa Belarus sẽ sớm diễn ra. Theo quan điểm của chúng tôi, hoạt động chống lại Ukraine [từ Belarus], đặc biệt là trên bộ sẽ được thực hiện”.

Theo UNN, Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống mà Ukraina gọi là tự xưng của Belarus Alexander Lukashenko sẽ gặp nhau tại Minsk vào ngày 19 tháng 12.

Liên Thành

Ukraine lo ngại Belarus sẽ tham chiến sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Putin

Ukraine lo ngại Belarus sẽ tham chiến sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Điện Kremlin ở Moscow, vào ngày 11/3/2022. (Ảnh Getty Images)

Tư lệnh Lực lượng Liên hợp của Lực lượng Vũ trang Ukraine, Trung tướng Serhii Naev, tin rằng Belarus có thể cử bộ binh tham chiến sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Putin cùng phái đoàn chính phủ hùng hậu tới Belarus trong vài ngày tới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên kế hoạch viếng thăm tới quốc gia láng giềng, đồng thời là đồng minh thân cận nhất của mình là Belarus, ngay sau cuộc họp với Lãnh đạo lực lượng vũ trang Nga và nói về chuyện “hợp tác” với các nước láng giềng ngày 16/12 vừa qua.

Chuyến viếng thăm Belarus của ông Putin diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến Nga – Ukraine đã kéo dài suốt 10 tháng làm dư luận dấy lên nghi ngờ khả năng Belarus sẽ tham chiến. Điều này có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ III thực sự xảy ra.

Theo tin từ Yahoo News, Tư lệnh Lực lượng Liên hợp của Lực lượng Vũ trang Ukraine, Trung tướng Serhii Naev, tin rằng trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Belarus, lãnh đạo hai quốc gia sẽ nói về sự tham gia rộng rãi hơn của Lực lượng Vũ trang Belarus trong cuộc chiến chống lại Ukraine, đặc biệt là trong chiến tranh mặt đất.

Yahoo News trích dẫn phát biểu của tướng Naev: “Gần đây, người đứng đầu Điện Kremlin đã tổ chức một cuộc họp chính thức với lãnh đạo Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga. Trong cuộc gặp mặt đó, nhưng ông [Putin] nói, ông ta đã xem xét các triển vọng trung và dài hạn [cho cuộc chiến Nga – Ukraine]”.

“Ngay sau đó, ông đã lên kế hoạch cho cuộc gặp với lãnh đạo Cộng hòa Belarus”.

“Theo ý kiến ​​của chúng tôi, trong cuộc họp này, các hành động [vũ trang] gây hấn hơn nữa đối với Ukraine và sự tham gia nhiều hơn của Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Belarus trong chiến dịch chống lại Ukraine sẽ được quyết định. Theo quan điểm của tôi, lực lượng Belarus có thể tham chiến trên bộ”.

Chỉ vài ngày sau cuộc họp với Hội đồng bảo an Nga, vào ngày 19/12, ông Putin lên kế hoạch đến thăm Minsk [Belarus] với một phái đoàn chính phủ hùng hậu. Đầu tiên, một cuộc họp với tất cả các bộ trưởng được lên kế hoạch, sau đó là cuộc gặp riêng giữa Tổng thống Belarus Lukashenko và Tổng thống Putin, sau đó là một cuộc họp báo.

Đáng lưu ý là Bộ trưởng Quốc phòng Belarus và Nga là ông Viktor Khrenin và ông Sergei Shoigu sẽ tham gia các cuộc đàm phán giữa Lukashenko và Putin vào tháng 12. Vào ngày 17/12, ông Shoigu đã thị sát một trong những nhóm quân sự hiện đang chiếm đóng ở Ukraine.

Reuter đưa tin, trước nguy cơ Belarus tham chiến, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết bảo vệ biên giới của Ukraine là “ưu tiên hàng đầu”. Ông nói rằng đất nước của ông đã sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra với Nga và đồng minh Belarus.

Ông Zelenskiy, trong bài phát biểu qua video hàng đêm trước người Ukraine, cũng đưa ra lời kêu gọi mới tới các quốc gia phương Tây cung cấp cho Kiev hệ thống phòng không tốt hơn như là “một trong những bước mạnh mẽ nhất” để ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga.

Quang Nhật tổng hợp

Ca ghép tạng trẻ em đầu tiên Hồng Kông sử dụng trái tim từ Trung Quốc gây lo ngại

Vào ngày 16 tháng 12, một bệnh viện ở Hồng Kông đã thực hiện ca cấy ghép tạng đầu tiên bằng cách sử dụng trái tim của một đứa trẻ đến từ Trung Quốc đại lục. Kể từ khi chính quyền Trung Quốc bị nghi ngờ mổ cướp nội tạng sống, hoạt động này đã làm dấy lên mối lo ngại từ ngoại giới.

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan, một bé gái 4 tháng tuổi ở Hồng Kông bị bệnh cơ tim giãn nở, suy tim và cần được ghép tim gấp. Các bác sĩ đã tiến hành ca ghép tim cho bé vào sáng sớm ngày 17/12.

Các quan chức của Cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông cho biết, rằng quả tim được sử dụng đến từ một cậu bé ở Trung Quốc “bị thương nặng ở đầu và chết não do tai nạn”. Đồng thời tuyên bố rằng chính quyền đặc khu đã liên hệ với Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc, và bên kia đã tìm được trái tim phù hợp thông qua mạng lưới của mình…

Các quan chức chính phủ Hồng Kông gọi cuộc phẫu thuật này là “hợp tình, hợp pháp và hợp lý”. Nhưng rất nhiều bác sĩ lo lắng rằng cách làm này sẽ tạo tiền lệ xấu. Trong nhiều năm, do không thể giải thích được nguồn nội tạng được sử dụng để cấy ghép ở Trung Quốc đại lục, nên các nước phương Tây đã đặt câu hỏi về khả năng có liên quan đến hoạt động mổ cướp nội tạng sống bất hợp pháp v.v.  Do đó, trong nhiều năm qua cộng đồng y tế ở Hồng Kông luôn từ chối giới thiệu các ca ghép tạng của Trung Quốc .

Sau khi phong trào “chống dẫn độ” bị chính quyền Trung Quốc đàn áp dã man, Hồng Kông bắt đầu bị Bắc Kinh tiếp quản hoàn toàn và nhanh chóng bị “đại lục hóa”.

Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12) năm nay, các Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) đã công bố một báo cáo đặc biệt, tiếp tục vạch trần tội ác mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm của chính quyền Trung Quốc. Bản báo cáo dài 56 trang có tiêu đề “Cưỡng bức mổ cướp nội tạng” trong khoảng thời gian 20 năm, trình bày chi tiết nguồn gốc và các cuộc điều tra về nạn thu hoạch nội tạng sống của chính quyền Trung Quốc. Tại Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù luôn là nguồn cung cấp nội tạng chính, báo cáo cho biết.

Vào năm 2019, “Tòa án Nhân dân Độc lập” được thành lập tại Vương quốc Anh đã đưa ra phán quyết rằng, trong nhiều năm, chế độ Trung Quốc đã giết hại các tù nhân lương tâm trên quy mô lớn, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp. Tòa án cho biết việc làm này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Gần đây, có rất nhiều trường hợp thanh thiếu niên mất tích ở Trung Quốc đại lục. Trong số đó, Hồ Hâm Vũ, một cậu bé 15 tuổi đến từ trường trung học Chí Viễn ở huyện Duyên Sơn, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, đột nhiên biến mất. Trường hợp mất tích này đã được các phương tiện truyền thông Trung Quốc như Sohu, NetEase, Sina  v.v. đưa tin..

Một số cư dân mạng lo lắng rằng những đứa trẻ mất tích này có thể bị bắt để mổ lấy nội tạng sống.

Liên Thành

Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi hòa bình trước trận chung kết World Cup

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm Chủ Nhật (18/12) đã phát đi thông điệp qua video kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu trong mùa đông này. Kyiv đã mong muốn đoạn video sẽ được chiếu trước trận Chung kết World Cup tại Qatar giữa Argentina và Pháp, nhưng Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã không cho phép.

Hãng tin CNN hôm thứ Sáu (16/12) đưa tin rằng Tổng thống Ukraine Zelensky đã đề nghị FIFA để ông chia sẻ thông điệp về hòa bình qua video trước trận chung kết. Nhưng cuối cùng, điều đó đã không xảy ra.

Trong đoạn video được văn phòng tổng thống Ukraine phát đi hôm 18/12, ông Zelensky nói: “Chúng tôi đề xuất Công thức Hòa bình cho thế giới. Cực kỳ công bằng. Chúng tôi đưa ra đề xuất này bởi vì không có bên thắng cuộc trong chiến tranh, cũng không có hòa trận”.

Nga đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine từ cuối tháng Hai và chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đó là “hoạt động quân sự đặc biệt”. Cuộc chiến tranh này tính đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn thường dân và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

“Tôi loan báo sáng kiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Công thức Hòa bình Toàn cầu vào mùa đông năm nay. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ đoàn kết tất cả các quốc gia trên thế giới vì hòa bình toàn cầu. Các sân bóng thường trống rỗng sau trận đấu, và các thành phố sau cuộc chiến tranh này vẫn trống rỗng”, ông Zelensky nói.

Sau khi không được FIFA đồng ý cho chiếu video mang thông điệp của ông Zelensky trước trận chung kết World Cup ở Qatar, trợ lý của tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak nói trên Twitter rằng FIFA “cho thấy sự thiếu hiểu biết về thảm họa mà thế giới đang bị Nga kéo vào thông qua việc khơi mào cuộc chiến tranh ở Ukraine”.

Tuần qua, quân đội Nga tiếp tục bắn hàng chục tên lửa vào Ukraine, một trong những đợt không kích lớn nhất của Moscow kể từ đầu cuộc chiến, khiến nhiều nơi tại Ukraine bị mất điện nghiêm trọng.

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine chưa cho thấy dấu hiệu có thể sớm kết thúc. Cả Moscow và Kyiv đều công khai mong muốn đàm phán hòa bình, nhưng không nhượng bộ yêu sách của nhau. Trong khi, Mỹ và phương Tây cho rằng cuộc chiến tranh do Nga phát động sẽ còn kéo dài và họ sẽ tiếp tục cô lập Nga, hỗ trợ Ukraine.

Hải Đăng

Related posts