Cuộc chiến công hàm và thái độ im lặng của Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

21-6-2020

“Cuộc chiến công hàm” đang hồi sôi nổi giữa các nước Mã lai, Phi, Indonesia, Mỹ (và VN) bắt đầu từ tháng 12 năm 2019 trên “chiến trường” là Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) thuộc LHQ. Cuộc chiến công hàm vẫn tiếp diễn.

Công hàm cuối cùng (tính đến hôm nay 21 tháng 6) là của TQ ngày đề ngày 18 tháng 6 năm 2020, nội dung phản biện lập luận của Indonesia ngày 12 tháng 6.

Vấn đề là từ hơn hai tháng nay VN giữ thái độ “im lặng” đối với công hàm phản biện của TQ CML/42/2020 ngày 17 tháng 4 năm 2020. Thời gian “im lặng” như vậy là hơn hai tháng, là “quá dài” đối với thời gian “hành chánh”. Trong khi có tin tức loan truyền cho biết VN “đang chuẩn bị kiện” TQ trước Tòa quốc tế.

Qua công hàm CML/42/2020, TQ nhắc lại “công thư” 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng. TQ cho rằng VN đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại “Tây sa và Nam sa”. TQ tố cáo VN phạm “Estoppel” đồng thời tố cáo VN có yêu sách chủ quyền bất hợp pháp lãnh thổ Tây Sa và Nam Sa của TQ. TQ cũng tố cáo VN vi phạm hiến chương LHQ qua việc đưa quân đội chiếm đóng bất hơp pháp các đảo và đá thuộc Nam Sa của TQ bằng vũ lực. TQ cũng tố cáo VN không ngừng có những hành vi gây tranh chấp…

Theo tôi, ngay cả khi việc kiện TQ là có thật, trong một tương lai gần. Thì thái độ “im lặng” của VN trước các lý lẽ của TQ (trước Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc LHQ) là không hợp cách.

Sự “im lặng” của VN trong trường hợp này được đồng hóa với việc VN “nhìn nhận thua cuộc” trước TQ. TQ yêu sách đúng và VN yêu sách sai.

VN không thể im lặng mỗi khi TQ nhắc đến công hàm 14 tháng 9 năm 1958 của Phạm Văn Đồng. Dư luận quốc tế muốn biết thái độ của nhà nước VN hiện nay đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào? VN điều chỉnh nội dung công hàm 1958 ra sao?

Pacta sunt servanda!

Nếu ta có theo dõi báo chí Việt Ngữ ta thấy rằng có vô số học giả, luật gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu Việt cũng có mà nước ngoài cũng có. Những người cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng không có hiệu lực ràng buộc.

“Affirmanti incumbit probatio”!

Vấn đề là không ai đưa ra được một bằng chứng để củng cố lập luận này.

Không một ai có thể “tham mưu” cho VN một lý lẽ “thuần lý” để phản biện.

Bất kỳ một lý lẽ “thuần lý” nào cũng phải vịn vào hành vi, hay dựa vào thái độ của VNCH (trong việc khẳng định chủ quyền HS và TS).

Vấn đề là “actio personalis moritur cum persona”. Trường hợp không có kế thừa, hành vi cũng chết theo người chết.

Related posts