Tô Lâm nuôi mộng lớn?

Lê Trọng Hiệp

Việc Tô Lâm “dí” Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung vào đường cùng cho thấy y đang có ý đồ “hy sinh” tiếp, muốn “phục vụ nhân dân” thêm bốn năm Bộ trưởng Công an nữa. Nhưng sau đó Lâm lại có hành vi lấn sân Ngoại trưởng Vũ Bình Minh, phải chăng y còn ôm ấp một giấc mộng lớn hơn?

 Hai năm trước, khi Nguyễn Phú Trọng sắp sửa hồi hưu theo lời hứa “nửa nhiệm kỳ”, có tin đồn Trần Đại Quang muốn thay Trọng làm Tổng bí thư, để lại ghế Chủ tịch cho Lâm, lúc đó vẫn còn là Thượng tướng tuy đã làm Bộ trưởng Công an. Tuy nhiên sau đó Quang chết bất đắc kỳ tử, Trọng không những không về hưu và tóm thu luôn cả ghế Chủ tịch mà Quang bỏ trống.

Bây giờ thì có vẻ như Lâm đang lăm le làm một cú ngoạn mục, muốn giành chỗ ngồi của Trọng khi lấn sân với Minh, đưa cả ban bệ lãnh đạo Bộ Công an ra thị uy với các tân đại sứ và lãnh sự mà Trọng vừa bổ nhiệm trong cuộc “gặp mặt” ngày 27.7.2020.

Cùng lúc, Lâm lại thể hiện những động tác như muốn cầu cạnh Trung Quốc.

Lấn Ngoại giao

Dấu hiệu này thể hiện trong bản tin “Bộ Công an gặp mặt các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài” đăng trên báo Công an Nhân dân ngày 28.7.2020.

Tin cho hay “Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm” chủ trì buổi gặp mặt, có thêm nhiều bậc lãnh đạo ngành công an: Bùi Văn Nam (Thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng); Trần Quốc Tỏ (Thiếu tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, em ruột Trần Đại Quang).

Đáng nói, người đứng đầu bên ngành ngoại giao trong buổi gọp mặt này là Thứ trưởng Lê Hoài Trung, kiêm nhiệm đồng Tổng thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, cùng với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng La Chiếu Huy.

Tại buổi gặp mặt, Lâm đã “thay mặt lãnh đạo Bộ Công an và các tướng lĩnh, sỹ quan, hạ sỹ quan công an” để “chúc mừng các đồng chí Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam vừa được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao trọng trách làm đại diện cho Việt Nam tại nước ngoài..”

Ngoài những bài “kinh nhật tụng” muôn năm như một, Lâm “đề nghị” Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài “Tiếp tục giúp đỡ Bộ Công an làm cầu nối thúc đẩy việc phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác với Cơ quan thực thi pháp luật của các nước, từng bước đưa việc hợp tác đi vào chiều sâu có hiệu quả thiết thực…”

Trong phần phát biểu đáp lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định là “sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an trên các lĩnh vực công tác, góp phần thúc đẩy công tác đối ngoại ngày càng phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội…”

Tin này sẽ bình thường thôi nếu thời gian gần đây, Lâm không “quậy” cả bốn phương, tám hướng. Gần nhất là vụ Lâm “dồn” Nguyễn Đức Chung vào tư thế không thể cựa quậy khi ra lệnh bắt giam hai cán bộ thân tín, trong đó có lái xe riêng của Chung,

Hơn thế nữa, gần đây đã có dấu hiệu cho thấy Trung Cộng thả mồi dụ Hà Nội sau khi lâm cảnh tứ bề thọ địch trên thế giới, khi Mỹ và cả Úc trở nên cứng rắn hơn bao giờ hết. Trung Cộng vừa giải ngân cho CSVN vay tiền, đồng thời tiếp xúc với Thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung.

Cuộc họp trực tuyến ngày 16.7.2020 giữa Lê Hoài Trung và La Chiếu Huy là để “trao đổi về các nội dung liên quan chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Cộng”.

Như vậy, phải chăng việc Lâm gặp gỡ và thị uy với Trung phải chăng là có ý đồ gởi gắm, muốn làm cầu nối với “đối tác nước ngoài” là Trung Cộng để làm chỗ dựa cho cuộc đấu đá nội bộ?

Nhưng Lâm là ai?

Tô Lâm

Lâm sinh năm 1957 tại Hưng Yên trong một gia đình công an nòi. Cha là Tô Quyền (1929-1996), từng là Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông và Cục Cảnh sát quản lý trại giam.

Năm 1974 Lâm được đưa đi học tại Trường Công an Trung ương, nay là Học viện An ninh nhân dân, năm 1979 ra trường rồi làm việc một mạch hơn 30 năm liền tại Tổng cục An ninh. Cần mẫn đóng vai trò một sĩ quan an ninh cho đến năm 1988, Lâm được cất nhắc lên chức phó phòng, trưởng phòng, phó cục, cục trưởng. Năm 2006 Lâm được thăng chức Phó Tổng cục trưởng và năm 2009 trở thành Tổng cục trưởng.

Năm 2010 Lâm được Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an và đến đại hội XI năm 2011 được bầu làm ủy viên trung ương đảng.

Tháng Tư năm 2016 Lâm được nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công an.

Đầu năm 2019 Lâm được Nguyễn Phú Trọng thăng cấp bậc từ Thượng tướng lên Đại tướng.

Trong suốt “quá trình phấn đấu trên”, chỉ thấy Lâm nai lưng ra làm việc với công tác an ninh, chẳng thấy đi học hay đi dạy ở đây, tuy nhiên Lâm cũng có bằng tiến sĩ luật và học hàm “giáo sư khoa học an ninh”.

Quan hệ với Nguyễn Tấn Dũng

Tô Lâm từng là thư ký của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, người làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh từ năm 2006 đến 2007. Sau Hưởng chuyển sang làm cố vấn đặc biệt cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề an ninh và tôn giáo. Hưởng thành người của Dũng thì đệ tử cũ của Hưởng cũng nhập phe này.

Nhờ thế, Lâm đã lên như diều gặp gió khi: năm 2010 Lâm được Dũng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an, đến đại hội XI năm 2011 được bầu làm ủy viên trung ương đảng.

Từ quan hệ này, Lâm đã tham gia vụ tham nhũng ít nhất 250 triệu Mỹ kim do con gái Dũng là Nguyễn Thị Thanh Phượng đạo diễn: công ty nhà nước Mobifone của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) đang ăn nên làm ra mua lại công ty thua lỗ AVG của Phạm Nhật Vũ (em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng) với giá trên trời.

Lâm tham gia vụ này khi người ký công văn tuyệt mật yêu cầu chỉ duy nhất Mobifone được phép mua AVG vì liên quan đến an ninh quốc gia.

Nhưng rồi đến đại hội XII năm 2016 thì Dũng bị thua. Dù phải ra đi, Dũng đã mặc cả và để lại một số tay chân của mình ở lại Bộ Chính trị để làm chỗ dựa như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng và Lâm. Lúc này Lâm giành được chiếc ghế trong Bộ Chính trị, thắng con cờ mà Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng là Bùi Văn Nam, một tướng tình báo.

Trong cuộc đua này Nam được sự ủng hộ của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương… thuộc ngạch đảng dưới quyền kiểm soát Trọng; còn Lâm được sự ủng hộ của Chính phủ, Nhà nước mà đứng sau là Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang.

Kết quả phần thắng thuộc về Lâm khiến Trọng hậm hực vì không kiểm soát ngành công an.

Nhưng rồi Trọng cũng tìm cách loại bỏ dần dư đảng của Dũng và ráo riết “cải tổ” ngành công an. Thăng đã đi tù, Hải thì “chưa biết sống chết thế nào”, còn Bình và Lâm thì dĩ nhiên là phải liệu đường sinh tồn.

Riêng vụ AVG thì hai bộ trưởng Thông tin Truyền thông là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cũng đã đưa thân vào tù, Son còn suýt bị tử hình, Lâm càng phải “liệu đường” hơn!

Lâm “liệu đường” như thế nào?

Các cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng nổ ra ngày 10.6.2018 đã làm nảy sinh ra một “thuyết âm mưu” khá hợp lý: Phe công an do Tô Lâm (Bộ trưởng) và Trần Đại Quang (Chủ tịch, cựu Bộ trưởng Công an) dẫn đầu muốn phản công và mặc cả với phe đảng của Trọng.

Điều chưa bao giờ xảy ra đã xảy ra vào ngày hôm đó khi hàng chục ngàn người đồng loạt xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Tiền Giang… để phản đối hai luật trên. Biểu tình còn tiếp tục vào ngày11.6.2018 tại nhiều nơi. Biểu tình diễn ra đồng loạt với số lượng người tham dự cao rất nhiều lần so với các cuộc biểu tình trước như vụ dàn khoan Hải Dương hay Formosa. Thậm chí, tại Bình Thuận người dân đã tấn công cảnh sát cơ động và chiếm giữ trụ sở chính quyền tỉnh.

Điều ngạc nhiên là ban đầu công an phản ứng khá “hiền lành” khiến giới quan sát không thể không đưa ra giả thuyết: phe công an đã thừa gió bẻ măng, nhắn gởi cho đảng một số thông điệp quan trọng: “Đảng đã thừa nhận vai trò trọng yếu của chúng tôi chưa? Không có chúng tôi là không xong? Hãy để chúng tôi yên!”

Trên thực tế thì cuộc chiến “đả hổ” cũng như cải tố của Trọng trong thời gian đó qua đã làm phe công an bị thương tổn khá nhiều, có thể thấy qua một số điểm chính sau đây:

Thứ nhất, Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị trận đánh lớn nhắm vào thương vụ Mobiphone mua lại AVG có liên quan đến Lâm.

Thứ hai, vụ án Phan Văn Anh Vũ – hay Vũ Nhôm – lại liên quan đến Trần Đại Quang. Vụ lột chức Bí thư Đà Nẵng của Nguyễn Xuân Anh là vụ “đánh chó không nể mặt chủ nhà” vì Anh là người mà Quang chiếu cố. Trong vụ này Trung tướng công an Phan Hữu Tuấn, nguyên là Tổng cục phó Tổng cục tình báo, cũng bị tóm cổ.

Thứ ba, là vụ án đánh bạc do các tướng công an bảo kê, khiến nhiều tướng công an bị bắt giam. Đó là Nguyễn Thanh Hóa, nguyên là Thiếu tướng Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (C50) và Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên là Tổng trưởng Tổng cục cảnh sát.

Thứ tư, “Đề án quy hoạch Bộ công an” của Trọng: xóa bỏ 6 tổng cục hiện hành và tinh giản 126 cơ cấu cấp cục hay tương đương cục xuống còn có 52 cục. Việc này skhiến từ 300 đến 400 tướng tá công an bị mất quyền hành, tụt chức hay bị mất việc, chưa kể các cấp sĩ quan thấp hơn.

Theo giả thuyết này giới lãnh đạo Bộ Công an đã không ngăn chặn từ đầu để các cuộc biểu tình bùng nổ nhằm cảnh cáo hãy liệu hồn.

Sau khi cuộc biểu tình bùng lên rồi lắng xuống, Bộ Công an mới tiến hành đàn áp với thủ đoạn cố hữu, vu khống người biểu tình, dàn dựng các vụ đập phá. Đồng thời Bộ công an ban hành thông tư để đưa ra chiến thuật đàn áp thật mạnh với việc trang bi trực thăng vũ trang, súng cối, tên lửa cá nhân (B-40) cho công an.

Chí ít, phe công an đã nhắn gửi Trọng là phải hiểu rõ là “còn công an, còn đảng”.

Lúc này thì Quang đã là chủ tịch chỉ giữ hư vị, Lâm mới nắm thực lực của Bộ Công an. Trọng đã đáp trả bằng cách đánh vào Quang để dằn mặt Lâm.

Sáng 19.6.2018 Quang gặp gỡ các cử tri Sài Gòn, khi cử tri đưa ra kiến nghị sự cần thiết phải có luật biểu tình thì Quang tuyên bố “đồng ý” và “sẽ báo cáo quốc hội về nội dung này”.

Việc này được nhiều tờ báo thông tin trên trang mạng của mình, thậm chí nhiều tờ báo đã lấy ngay lời phát biểu của ông Quang làm tít bài. Sau đó, bản tin này được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội, đã chia sẻ tin này. Tuy nhiên chỉ khoảng ba tiếng đồng hồ sau đó các tờ báo đã hối hả thay đổi tít và “đục bỏ” các phát biểu của ông Quang về luật biểu tình.

Diễn biến này đã khiến dân mạng mỉa mai, cho rằng cả cái miệng của chủ tịch nước mà cũng bị khóa. Rõ ràng, chỉ có Trọng mới có quyền này.

Sau đó thì Quang biến mất và ngày 21.9.2018 Quang qua đời một cách bí ẩn!

Bị Trọng đập và xoa

Ba tháng sau khi Quang chết bất đắc kỳ tử, đầu năm 2019 Lâm được Trọng gắn lon đại tướng. Tuy nhiên cũng từ đó Lâm không ngớt bị Trọng dằn mặt, giống như vừa gắn huy chương, vừa chĩa súng vào sau gáy.

Thủ đoạn của Trọng là triệt hạ dần từng dư đảng của Dũng, vừa cảnh cáo những kẻ khó diệt hay nuôi sống có lợi hơn.

Sau Đinh La Thăng thì đến Hoàng Trung Hải. Hải là phó thủ tướng dưới thời Nguyễn Tấn Dũng và lúc đó là Bí thư thành ủy Hà Nội. Từ đầu năm 2019 Hải bị tấn công tơi bời trên mạng xã hội trong loạt bài viết ‘Hướng đến đại hội 13’ ký tên Hoàng Việt. Những bài này có rất nhiều thông tin trong nội bộ đảng và nội bộ Bộ Công an, chĩa mũi dùi vào những ủy viên Bộ chính trị còn muốn tiếp tục “hy sinh” như có Bộ trưởng công an Tô Lâm, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình.

Đến gần cuối năm 2019 thì tuơng lai chính trị của Hải kết thúc sau ba ngày họp của UBKTƯ (4- 6.12.2019). UBKTƯ khẳng định Hải có sai phạm trầm trọng và chính thức “đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật”. Sau đó thì Hải bị mất chức Bí thư thành ủy.

Nhân vật Hoàng Việt đầy bí ẩn này đã tung công văn ‘tối mật’ do Lâm ký trong vụ việc MobiFone – AVG. Nhưng để có những tài liệu này thì phải là người của Thanh tra Chính phủ hay Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương (UBKTƯ). Thanh tra Chính phủ thì đang nằm trong sự điều khiển của ông Trương Hòa Bình (đệ tử ông Trương Tấn Sang), còn UBKTƯ thì vẫn nằm trong sự điều khiển của Trọng và Trần Quốc Vượng.

Vụ này khiến Lâm xính vính. Cộng thêm vụ tai tiếng Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa gỡ hết rối ren!

Trước đó, một người có bằng “tiến sĩ luật học” và mang học hàm “giáo sư khoa học an ninh” như Lâm mà lại tổ chức một vụ bắt cóc quốc tế lộ liễu, hớ hênh, xâm phạm vào luật quốc tế, gây tai tiếng không thể gỡ. Chính các nhà điều tra Đức và cảnh sát Slovakia đã cáo buộc rằng ngày 26.07.2017 Lâm đã từ Pháp qua Slovakia để sắp xếp việc dùng máy bay chở Thanh từ Slovakia tới Moskva.

Xem ra tuơng lai chính trị của Lâm xem như chuông treo sợi chỉ nhưng Lâm không khoanh tay chờ số phận. Khoảng ba tuần sau đó Lâm đã lập công một cách dứt khoát với đảng bằng vụ đàn ápĐồng Tâm, giết chết cụ Lê Đình Kình, xóa tan vụ kiện cáo đòi đất của dân làng, một vụ đàn áp dã man mà ai cũng rõ.

Đồng Tâm chỉ cách Hà Nội 52 cây số về hướng Nam. Những gì diễn ra tại đây cho thấy người dân Đồng Tâm đã vượt qua làn ranh sợ hãi. Tại đây, lần đầu tiên nông dân của một xã dám tóm gọn cả một trung đội công an thành lập với nhiệm vụ đàn áp, chống nổi dậy. Cũng lần đầu tiên nông dân cũng đã đặt mình trong tư thế chống lại chính quyền khi bắt giam công an và rào làng chiến đấu, và làng này đã tồn tại hơn hai năm! Chính quyền cộng Đổi lại, Lâm đã lên như diều gặp gió khi: năm 2010 Lâm được Dũng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an, đến đại hội XI năm 2011 được bầu làm ủy viên trung ương đảng.

sản hoàn toàn không muốn một cái gai phản kháng như thế tồn tại ngay sát thủ đô vì nó đã phát ra một tín Đổi lại, Lâm đã lên như diều gặp gió khi: năm 2010 Lâm được Dũng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an, đến đại hội XI năm 2011 được bầu làm ủy viên trung ương đảng.

Hướng tới đại hội 13

Ngạn ngữ có câu “Được ăn cả, ngả về không” thế nhưng những gì diễn cho thấy Lâm vừa muốn trèo cao, vừa thủ thế: “Được ăn cả, ngả giữ ghế này”.

Vế thứ hai là nhận định của giới thạo tin Việt Nam sau diễn biến vào ngày 13.7.2020 khi người của Bộ Công an đến lục soát nhà riêng và nơi làm việc của ông Nguyễn Hoàng Trung, 27 tuổi, tài xế riêng của Nguyễn Đức Chung. Một tuần sau đó thì ông Trung bị bắt và truy tố vì ăn cắp tài liệu mật trong vụ công ty Nhật Cường, công ty sân sau của Chung.

Chung hiện là chủ tịch kiêm phó bí thư thành ủy Hà Nội, chỉ sau Bí thư thành ủy Vương Đình Huệ. Huệ hiện có chân trong Bộ chính trị và được xem là một trong những ứng viên có triển vọng cho ghế thủ tướng trong đại hội tới. Nếu Huệ lên thì Chung cũng có thể lên, lọt vào Bộ chính trị.

Với gốc gác là Thiếu tướng Giám đốc Công an Hà Nội, từng đạt danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang”, rất có thể Chung sẽ đe doạ ghế Bộ trưởng của Lâm. Do đó hay nhất là Tô Lâm phải chặn Chung từ đầu.

Nhưng trong diễn biến sau đó, việc Lâm gặp gỡ và thị uy với Lê Hoài Trung phải chăng lá có ý đồ gởi gắm, muốn làm cầu nối với “đối tác nước ngoài” là Trung Cộng để làm chỗ dựa cho cuộc đấu đá nội bộ, giành ghế tổng bí thư kiêm chủ tịch của Trọng?

Nếu tập thể đảng, qua tuyên bố của Nguyễn Xuân Phúc là bất luận thế nào, cũng phải “giữ cho được chính quyền” thì những đảng viên cao cấp như Lâm cũng tâm niệm tương tự: bất luận thế nào, cũng phải giữ ghế.

Để giữ ghế, chúng sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả nhuốm máu. Nếu bàn tay Trần Đại Quang nhuộm máu với cuộc thảm sát ở Tây Nguyên, Nguyễn Bá Thanh nhuộm vết nhơ ở Cồn Dầu Đà Nẵng, Phạm Quý Ngọ ở Thái Bình thì bày tay Lâm nhuộm máu nông dân Đồng Tâm.

Nguy hiểm hơn, bàn tay Lâm đang có dấu hiệu vái lạy Trung Cộng!

Related posts