Trẻ em học ngoại ngữ sớm có lợi ích gì? Vinh Tô (PhD)

Nghiên cứu của Khoa Giáo Dục trường Đại Học Tasmania, bang Tasmania, Châu Úc đã xác nhận những lợi ích to lớn của việc dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm mon.

Một nghiên cứu được công bố gần đây bằng tiếng Anh trên tạp chí quốc tế về giáo dục mầm non cho thấy rằng một chương trình tiếng Việt như một ngoại ngữ được giới thiệu lần đầu tiên cho trẻ mẫu giáo bản địa ở thành phố Launceston, bang Tasmania đã kích thích sự tò mò về văn hoá Việt Nam cho trẻ em, cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, tạo hứng thú cho việc đọc và nâng cao kỹ năng cơ bản về số học.

Nghiêu cứu đã quan sát 35 trẻ em ở trong một lớp học tiếng Việt của trung tâm giữ trẻ ở phía Bắc Tasmania. Các trẻ này tham gia 20 bài học, mỗi bài học kéo dài 30 phút trong khoảng thời gian là 10 tuần. Sau khi chương trình dạy học kết thúc, đội nghiên cứu đã phỏng vấn quản lý trung tâm, các giáo viên mần non và phụ huynh học sinh.

Người viết chính của nghiên cứu công bố trên là tiến sĩ Tô Thị Vinh. Bà cho biết nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ em từ 3 đến 5 tuổi học tiếng Việt có khả năng tăng cường tư duy quốc tế.

“Phụ huynh nói với chúng tôi rằng con của họ bắt đầu sử dụng một số từ tiếng Việt ở nhà, hát các bài hát Việt Nam, thích đọc sách song ngữ Việt-Anh như một phần của chương trình đọc tại nhà của dự án, và các em rất hứng thú và  tự hào nói về những gì chúng em đã học được trong lớp học tiếng Việt.”

“Các bài học đã khơi gợi sự quan tâm và tò mò trong việc học ngôn ngữ và mở rộng tầm nhìn của các em về thế giới.”

“Chương trình dạy cho trẻ một loạt các chủ đề bao gồm: chào hỏi, hoạt động buổi sáng, màu sắc, con số, các từ chỉ hành động, đồ chơi, thực phẩm, động vật, biểu tượng văn hoá của Việt Nam, đọc và hát.”

“Dự án dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non được tài trợ 7 ngàn đô Úc bởi Khoa Giáo Dục trường Đại học Tasmania và Tiến sĩ Bảo Thái trường Đại học quốc gia Úc là dự án đầu tiên giới thiệu ngoại ngữ hai cho trẻ mầm non ở Tasmania”.

Tiến sĩ Tô Thị Vinh nói “Tiếng Việt như một ngoại ngữ chưa bao giờ được dạy ở Tasmania tại thời điểm của dự án, và đối với nhiều trẻ em tham gia chương trình này, đây là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với một ngôn ngữ và văn hoá khác”.

Bà cũng cho biết: “Nghiên cứu này cực kỳ quan trọng trong bối cảnh của bang Tasmania vì Tasmania là một hoàn đảo biệt lập tách khỏi phần đất liền của Úc, và trên 80% dân số của Tasmania chỉ nói tiếng Anh. Vì thế nghiên cứu của chúng tôi giúp hiểu tiếng nói của các nhà giáo dục mầm non và phụ huynh học sinh để cung cấp thông tin và bằng chứng để tư vấn cho các chính sách về ngoại ngữ của bang Tasmania và thực tiễn giáo dục ngoại ngữ ở bang này”.

Dự án đã tạo cơ hội cho trẻ em bản địa khám phá thế giới đầy đủ hơn để trở thành những người học tự tin và giao tiếp hiệu quả trong thế kỷ 21.

“Về lâu dài, thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ sẽ mang lại cho người tìm việc nhiều cơ hội hơn trong thị trường cạnh tranh”

Trong khi nghiên cứu chỉ được thực hiện tại một trung tâm giữ trẻ, tiến sĩ Tô cho biết, dự án đã nhận nhiều phản hồi rất tích cực. Bà nói: “Trong khi chúng tôi chỉ có thể tập trung vào một trung tâm vì mục đích nghiên cứu, thật là vui và bất ngờ khi nhận được sự quan tâm của nhiều trung tâm chăm sóc trẻ khác để tham gia vào chương trình của chúng tôi.”

Vì thế tôi hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ có thêm nhiều nhà tài trợ để tiếp tục thực hiện nhiều hơn nữa các dự án tiếng Việt có ý nghĩa cho cộng đồng Việt Úc ở Tasmania.

Nghiên cứu do tiến sĩ Tô Thị Vinh, Giáo sư Karen Swabey, Tiến sĩ Andy Bown (Đại học Tasmania) và tiến sĩ Thái Duy Bảo (Đại học quốc gia Úc) thực hiện.

Hình dưới đây là hình của tiến sĩ Tô Thị Vinh với gia đình: Chồng, Nguyễn Thành Vinh, Con gái, Nguyễn Tô Hà Bình và con trai Nguyễn Tô Thành Trung ở thành phố Launceston, Tasmania.

Related posts